Từ xóm núi Tràng Dương về số 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội: Tự hào là phóng viên TTXVN

Đầu tháng 11 năm 1966 xóm núi Tràng Dương chộn rộn không khí của những hoạt động chia tay, tiễn biệt 15 sinh viên năm thứ 4 lớp Văn khoa khóa 8 vừa học xong học kỳ1 đặc cách tốt nghiệp ra trường về làm phóng viên VNTTX.

Tất cả anh em  đã sẵn sàng cho ngày được đón về cơ quan tại Hà Nội. Trong số 15 chúng tôi người này, sinh viên nữ duy nhất là Vũ Kim Hải – học sinh giỏi văn từ Hưng Yên . Cánh sinh viên Hà Nội có tôi-Trần Đình Thảo - và Dương Đức Qủang. Cửa ngõ Thủ đô , làng pháo Binh Đà  Thanh Oai có Nguyễn Bá Thành. Đến từ Nghệ Tĩnh có Phan Văn Kính, Nguyễn Sĩ Mậu, Đoàn Tử Diễn  và Bùi Hoàng Chung. Anh Chung cứng tuổi nhất , dù là sinh viên “chơn’ không phải cán bộ đi học nhưng lại là đảng viên, trong khi mấy tay Hà Nội chỉ mới vào đoàn trước khi ra trường . Chung vào  đại học muộn. Anh ở nhà làm ruộng và hoạt động thanh niên nên sớm trở thành đảng viên ở xã Đức Yên, huyện Đức Thọ . Tuy nhiên , có tỉnh chỉ có một sinh viên như Vũ Đức Dật- Hải Dương, Vũ Duy Thông -Vĩnh Phúc và đặc biệt có Đinh Dệ học sinh miền Nam, quê Binh Định…Dệ nung nấu nguyên vọng trở về quê hương... Tất cà chúng tôi đều háo hức chờ nhập cuộc đẻ trở thành phóng viên VNTTX.

dt1aq1-1669821044.jpg
Cựu sinh viên lớp Văn khóa 8 (1963 - 1966/1967) (đồng chí Nguyễn Phú Trọng - thứ 4 hàng sau từ trái sang) gặp  mặt các thầy dạy Khoa văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ)  tại TTXVN năm 2006.

 

Hôm ấy, chị Nguyễn Thị Mùi, cán bộ tổ chức cơ quan lên Tràng Dương đón chúng tôi về số 5 Lý Thường Kiệt, một tòa biệt thự cổ từ thời Pháp ở Hà Nội. Nghe nói đây là trụ sở hãng tin “Việt Tấn xã”. Xuống xe, chị Mùi phổ biến,các anh chị về nghỉ ngơi  một ngày . Ai không có gia đình tại Hà nội sẽ ở tạm nhà khách cơ quan. Ngày kia tập trung học lớp phóng viên khóa 7 ở nơi sơ tán cách đây 30 cây số. Sau này chúng tôi mới biết chị Mùi là cán bô phụ vận, người xuôi nhưng trưởng thành ở Cao Bằng. Chị có chân trong ban lãnh đạo hội phụ nữ tỉnh này…

         Hóa ra lớp phóng viên khóa 7 có tới hơn 40 anh chị em. Ngoài 15 anh chị em chúng tôi từ khoa Văn Đại hoc Tổng hợp còn có Nguyễn Trọng Thanh từ khoa Sử ở xóm Chuối cùng xã Vạn Thọ . Lớp có gần 30 người đến tứ rất nhiều nguồn khác nhau. Người đang làm thày giáo ; người là công nhân nhà máy dệt ; người là học sinh phổ thông vừa học xong lớp 10 . Lại có các giáo sinh sư phạm đang chờ công tác. Lớp có mấy thanh niên xung phong từ Lạng Sơn buông cuốc xẻng mở đường về học cầm bút, cầm máy ảnh làm nhà báo. Sát ngày khai giảng còn có cả chục anh chị lớn tuổi đang là biên tập viên ở các Ban thế giới, đối ngoại   của cơ quan VNTTX về học theo kiểu hàm thụ, được miễn các hoạt động của lớp như họp chi đoàn, họp nội bộ cuối tuần .

dt2aq2-1669821202.jpg
Tác giả bài viết: Trần Đình Thảo.

         Trước khi học nghiệp vụ báo chí, chúng tôi phải học phần lý luận cơ bản như chính trị kinh tế, triết học, lịch sử Đảng và các nghị quyết mới của Đảng do các giảng viên kiêm nhiệm dạy. Nội dung chẳng mấy hấp dẫn vì chúng tôi  đã học. Đến khi làm bài thu hoạch, chúng tôi còn giúp mấy anh chị em lần đầu tiên trong đời được học lý luận chính trị, triết học làm quen với các cặp phạm trù làm bài . Nhưng đến phần  học nghiệp vụ thì thật là hấp dẫn vì các thầy là các nhà báo kỳ cựu đã vào Nam ra Bắc, lên rừng xuống biển, nước trong nước ngoài . Hơn 55 năm rồi tôi vẫn hinh dung những buổi học do các Nhà báo Đào Tùng, Đỗ Phượng, Hoàng Tư Trai, Lê Bá Thuyên, Trần Hữu Năng… đứng lớp . Đặc biệt là thầy Mạnh Hào với khẩu khí và kiến thức uyên bác, cách diễn giải hút hồn đã kìm chân chúng tôi trong ngôi đinh làng Cấn Hữu để lắng nghe, để bàn thảo. Sau này mới biết Thầy Hào có dòng dõi danh gia vọng tộc ở Huế , sớm giác ngộ đi theo cách mang, cải họ từ Tôn Thất sang họ Nguyễn. Ông là nhà sư phạm báo chí chuyên nghiệp nổi tiếng tứ những năm 1960, tác giả của các bộ giáo trình tin tức báo chi cách mạng đầu tiên ở nước ta.

        Học nghiệp vụ ở nơi sơ tán, chúng tôi cũng phải đào hầm hào,rồi làm công tác  dân vận với thanh niên và thiếu nhi địa phương. Thời chiến, trai làng đi lính vãn cả rồi, làng xã chỉ còn các thanh nữ nói ríu rít như chim vì thói quen phát âm bỏ dấu huyền: Vâng em ở gần Phung . Nhà em có hai con bo…Nhà ăn do ông Luân, Hoa Kiều vui tính, giỏi xoay xở nên xuất cơm 3 hào vẫn hơn hẳn cơm sinh viên nơi sơ tán.

dt3aq3-1669821245.jpg

Trần Đình Thảo (thứ 5 từ phải qua) với cán bộ, biên tập viên, phóng viên Báo Tin Tức.

 

 Giữa năm 1967, lớp phóng viên Khóa 7 sắp kế thúc và chúng tôi lại một lần nữa chộn rộn vì mối quan tâm sẽ được cử đi đâu, làm gì. Ngoại trừ Đinh Dệ được đi B ngay sau khi cưới vợ là một bạn chung lớp, quê Nam Định. Đinh Dệ lên dường trong một buổi tiễn đưa đầy nước mắt. Dệ vào Trung Trung bộ làm phóng viên TTX Giải phóng và hy sinh trong một trận càn dữ dội. Đồng đội không thể tìm được thi thể anh đành đắp cho anh một mộ gió. Ở phòng truyền thống TTXVN, chân dung Liệt  sĩ - Nhà báo - Phóng viên VNTTX - đồng môn Đinh Dệ được dặt ở vị trí trang trọng.     

Lâu quá rồi, tôi cũng không nhớ nổi 15 anh chị em đến từ Tràng Dương được cơ quan cử đi đâu. Tôi đi Hòa Binh, Kim Hải về Hải Phòng, Vũ Duy Thông đi Thái Nguyên  rồi ra Quảng Ninh. Dương Đức Quảng, Lại Văn Thanh, Chu Chí Thành đi Khu 4. Sau đó không lâu, Dương Đức Quảng, Bùi Hoàng Chung, Phan Văn Kính , Đoàn Tử Diễn đi B vào khu 5. Chàng trai xứ Nghệ Nguyễn Sĩ Mậu được đi Cu Ba học và khi trở về, anh gác cây bút và chiếc máy ảnh để cầm hòn phấn lên bục dạy Văn học Mỹ La Tinh ở Đại học sư pham Vinh. Trương Đức Anh đi Viêt Bắc . Sau khi ở  chiến trường Trị Thiên ra, Đức Anh được cất nhắc là cán bộ phụ trách đào tạo, tổ chức sau được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc. Nguyễn Bá Thành đi Thái Bình, Thanh Hóa, vào Đắk Lắk rồi về làm chuyên viên theo rõi phân xã miền Trung, Tây Nguyên . Lại Văn Thanh sang Berlin học rồi giải nghệ,  làm Phó văn phòng, giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế (VNA8), Vũ Duy Thông  đi Thái Nguyên rồi ra Quảng Ninh, vào Hà Tĩnh  về Tổng xã  làm tin công thương, rồi sang Cam pu chia, về Ban biên tập Tin trong nước, sau đó chuyển về  Liên hiệp các Hội VHNT làm báo Diễn đàn Văn nghệ . Sau khi có bằng Tiến sĩ mỹ học, Thông về Ban Tuyên giáo TW… Đoàn Tử Diễn ở B ra, về làm Báo Ảnh , sang Matscơva làm chuyên gia, về lại báo Ảnh và  sau đó làm Tổng Biên tập Nhà xuất bản Thông tấn . Với Hoàng Văn Chu lại có diễn biến khác. Anh sớm chuyển sang nghiên cứu , học hỏi để hành nghề diện chẩn chữa bênh không dùng thuốc . Thầy Chu đã biến căn hộ tầng 2  chung cư Thông tấn ở phố Nguyễn Đình Chiểu , Sài Gòn thành trung tâm diện chẩn rất đông bệnh nhân . Về già, sau lần té xe, Chung bỏ luôn diện chẩn.

    Tôi ở Hòa Binh 2 năm rối về Nam Hà và trở lại cơ quan thường trú TTXVN tại Hà Nội vào đúng ngày 16 tháng 4 khi không quân Mỹ trở lại đánh phá Hà Nội. Rời Hà Nội  về Tổng xã làm tin công thương của Ban biên tập Tin trong nước. Cuối năm 1988, tôi lên Sơn La giúp các phóng viên mới được cơ quan tuyển dụng theo lời căn dặn của Trưởng ban Tin Trong nước Lam Thanh: “Anh em thành nghề cậu sẽ về Hà Nội”. Y hẹn, năm 1990 tôi về làm Phó rồi làm Trưởng cơ quan Thường trú TTXVN tại Hà Nội.Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, thương tâm ở Hà Nôi đã làm thương vong hai Phó tổng biên tập báo Tuần Tin tức, Lê Đình Khuyến mất tại chỗ và Trần Mai Hạnh bị thương rất nặng khó lường diễn biến ra sao. Ngay sau đó, Phó Tổng giám đốc Đỗ Phượng gọi tôi về  giao làm Phó tổng biên tập thường trực báo Tuần Tin Tức . Sang năm 1993, tôi đang làm Tuần Tin Tức lại bị thuyên chuyển công tác. Một lần nữa đích thân Phó Tổng giám đốc Đỗ Phượng gọi tôi đến giao nhiệm vụ tổ chức bộ máy để xuất bản hai tờ Tuần báo đối ngoại là tờ Le Courrier du Viêt Nam (tiếng Pháp) và Việt Nam Courier (tiếng Anh). Bất đắc dĩ tôi phải chấp hành phân công của cơ quan để mấy ngày sau, tôi trình đề cương xuất bản hai tờ báo tiếng Tây này. Được chấp thuận, tôi yên tâm tổ chức lực lượng phóng viên biên tập nội dung tiếng Việt cho hai tờ báo. Đó là các bạn Nguyễn Kim Điệp, Vương Thanh Tài, Đỗ Hoàng Yến, Đoàn Khánh Vân, Trương Hội Hằng, Nguyễn Thị Tân… Ở Thành phố HCM cũng có bộ máy đại diện đủ khả năng in ấn. phát hành mỗi thứ 6 hàng tuần. Hai tờ báo tiếng Tây của tôi có một đội ngũ biên dịch vào loại “siêu” của TTXVN . Chẳng hạn như  Phạm Thịnh, dịch xuôi dịch ngược tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt ngay và nhanh  khiến người yêu cầu có thể chờ nhận bản đánh máy. Đó là sĩ quan An ninh Đỗ Lê Châu từng ở Mỹ ngót 10 năm , đã dịch cho TBT Đỗ Mười và dịch ca bin hội thảo hội đàm đâu ra đấy.Châu luôn bổ sung kỹ càng cho bản dịch , làm khổ họa sĩ dàn trang sao cho hai bản tiếng Anh và tiếng Pháp đồng nhất. Vì vậy có hôm cùng một trang nội dung nhưng ảnh đi cùng trên tiếng Pháp lớn  hơn chiếc phong bì, nhưng ở bản tiếng Anh chỉ còn bằng quân bài tú lơ khơ. Nay thì anh Phạm Thịnh và Đỗ Lê Châu đều mất cả rồi.

 Làm báo ngoại ngữ, tôi lo nhất là tờ báo bị biên thành báo song ngữ. Mối lo ấy đã thành hiện thực. Một buổi sáng tôi đến giao ban, chưa kịp uông chén trà, Sếp Phượng đã thảy tờ báo còn đậm mùi mực in, bảo tôi : Báo gì đây, song ngữ à? Tôi điếng người vì bản tiếng Anh - Việt Nam Courier nhưng trang 3 lại in bằng tiếng Pháp. Thì ra là lỗi in ấn. May quá, Sếp Phượng đã lệnh cho dừng phát hành chờ in lại . Hồi đó chưa có sắp chữ vi tính. Bản in còn dùng giấy can. Gió bay vèo xuống đất. Anh em thợ in nhặt lên, dù không đọc được nội dung nhưng thấy bố cục giống nhau nên cứ xếp vào khuôn in thế là thành báo song ngữ. Tôi về nằm vắt óc suy nghĩ tìm giải pháp chống in nhầm. Cái khó ló cái khôn.Eureca ! Với băng C tiếng Anh và tiếng Pháp, tôi biết mạo từ The và Le có thể dùng phân biệt ngay bản nào tiếng Anh, bản nào tiếng Pháp. Tôi gặp giám đốc Trần Quang Phong công bố “sáng kiến The &Le”. Ngay lập tức quản đốc phân xưởng ghi lên bảng đen: Chú ý, bản tiếng Anh có chữ The, bản tiếng Pháp có chữ Le . Từ đó báo không bao giờ in sai nữa! Và tôi có thêm biệt danh Thảo The &Le.

       Vài năm sau, khi hợp nhất Việt Nam Courier với ViệtNam News, tự xét thấy mình không thể làm báo tiếng Tây được nữa, tôi xin lãnh đạo cho trở lại Ban Tin trong nước và được chấp thuận. Tôi về làm Phó trưởng ban Ban Biên tập Tin trong nước cho đến khi nghỉ hưu.Thời kỳ này, tôi cùng Trưởng ban Vũ Kim Hải tổ chức  được  trang tin nhanh phát riêng cho Đài Tiếng nói Viêt Nam dùng trong bản tin 12 giờ, 18 giờ và 21 giờ hàng ngày với mào đầu: Theo tin của Phóng viên TTXVN tại… trên địa bàn vừa xảy ra sự kiện…Hồi đó chưa có internet nên toàn dùng điện thoại a lô báo tin tức về Ban Tin trong nước. Tuy thô sơ nhưng hiệu quả cực kỳ cao. Anh em ở các địa phương mê lắm vì nhờ đó mà “ Tỉnh ủy biết mặt ,Ủy ban biết tên, Cơ sở biết tiếng, Chuyên gia thích mê”. Vụ làm tin bắt sống voi dữ ở Tánh Linh, Binh Thuận, tôi và  Hữu Thành phối hợp cực kỳ ăn ý. Hữu Thành điện về báo bắt được một con voi dữ. Tôi chỉ cần hỏi , voi lớn bé, đực cái , tỉnh chưa, chuyên gia Malaysia nói gì… thế là “chế” luôn thành tin. Khỏi phải nói đoàn săn voi vui thế nào khi nghe bản tin 12 giờ của VOV. Tôi nhớ đến Tố Quyên -An Giang; Phạm Thị Bình-Vĩnh Long; Minh Hưng-Đồng Nai , Hà Huy Hiêp - TP HCM; Chính Tới - Sơn La ; Sĩ Thủy -Thái Bình: Quang Đệ - Lạng Sơn và nhiều anh em khác rất hăng hái cộng tác với chúng tôi làm tin theo giờ bằng a lô.

     Khi ngồi viết lại những dòng này, tôi  Liệt sĩ  Đinh Dệ cùng những anh Vũ Đức Dật , Nguyễn Bá Thành mất sớm vì ung thư khi chưa kịp cầm sổ hưu. Rồi, Lại Văn Thanh, rời ghế Giám đốc Trung tâm hợp tác Quốc tế về hưu , làm Chánh văn phòng Hội Sinh Vật cảnh do nguyên TGĐ Đỗ Phượng làm Chủ tịch. Thanh mất sau một trận cảm; Dương Đức Quảng, nghỉ hưu ở Văn phòng Chính phủ với hàm Vụ trưởng về làm Trưởng ban truyền thông cho môt nhà băng lớn  với lương tháng cả ngàn đô la. Quảng mất đúng ngày sinh 19-1 vì bệnh phổi. Vũ Duy Thông về hưu từ Ban Tuyên giáo với chức danh Vụ trưởng Vụ báo chí ,  học hàm PGS – TS, tham gia Hội đồng lý luận Văn học nghệ thuật. Thông mất  sau lần tai biến … Các bạn K 8 ly trần  trong niềm thương nỗi nhớ của vợ con, bè bạn.

      Năm mươi lăm năm rồi, 15 anh chị em từ xóm núi Tràng Dương về TTXVN nay chỉ còn 9 người đều đã U 80 , sức khỏe giảm sút, gặp nhau khó khăn nhưng vẫn hoài niệm về một thời đáng nhớ.

  Trong một lần đến thăm TTXVN, cựu sinh viên K8, nay là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  được tôi đưa lên viếng Đinh Dệ . Người đứng đầu Ban chấp hành Trung ương Đảng xúc động tưởng nhớ liệt sĩ đồng môn Đinh Dệ trong khói hương nghi ngút. Anh trầm ngâm bảo ,TTXVN đã đào tạo, bồi dưỡng được một lực lượng nòng cốt từ nguồn sinh viên Văn khoa khóa 8 và các bạn thật sự tự hào bởi những đóng góp xứng đáng với sự nghiệp của TTXVN .

 T.Đ.T