Tuyên Quang: Hồng Thái phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững

Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) là chiến lược phát triển du lịch của huyện Na Hang (Tuyên Quang) nói chung và xã Hồng Thái nói riêng. Đây được xem là định hướng đúng đắn góp phần hoàn thành “mục tiêu kép” trong xây dựng NTM, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

Ông Đặng Trung Dũng, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái cho biết, được sự quan tâm chỉ đạo của cả hệ thống chính trị và sự vào cuộc quyết liệt, sáng tạo của cấp ủy, chính quyền, sự đồng tình, ủng hộ, tích cực tham gia của nhân dân, của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn xã. Năm 2019 xã Hồng Thái đã được công nhận đạt chuẩn NTM trong niềm vui chung của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn xã.

dsc08129-1659888910.JPG
Người dân Hồng Thái xây dựng dịch vụ lưu trú khang trang, sạch đẹp

 

Để hình thành vùng sản xuất sản phẩm kinh tế nông nghiệp sạch, an toàn gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch công đồng tạo thành thương hiêu mối khi nhắc đến Hồng Thái, cấp ủy, chính quyền xã đã tập trung chỉ đạo các tổ chức đoàn thể của xã tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên thay đổi tư duy trong phát triển kinh tế.

Xã Hồng Thái là nơi có hàng trăm hộ dân cùng tham gia chuỗi liên kết sản xuất với Hợp tác xã Sơn Trà và công ty chè Kia Tăng. Trên địa bàn xã hiện có 60,4 ha chè Shan Tuyết. Sản phẩm chè hữu cơ Hồng Thái còn là sản phẩm OCOP của tỉnh Tuyên Quang. Cây chè Shan Tuyết ở đã góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào thiểu số tại đây.

Song song với việc xây dựng NTM, xã Hồng Thái còn đặc biệt quan tâm phát triển mô hình du lịch cộng đồng, loại hình du lịch này đã góp phần cải thiện sinh kế cho người dân, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Cho đến thời điểm này, xã đã có 22 hộ dân tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch trong đó 12 hộ làm dịch vụ lưu trú. Mỗi hộ trung bình có thể đón tiếp được 30 khách. Ngoài ra, còn có hộ đăng ký làm điểm dừng chân ngắm cảnh; 2 HTX nông nghiệp Tâm Hương cà Tân Hợp, trồng rau sạch trái vụ tham gia cung ứng trải nghiệm sản phẩm nông nghiệp...Các hộ đã chủ động vay vốn sửa chữa, cải tạo nhà ở để phù hợp hơn cho việc đón tiếp du khách du lịch.

Ông Đặng Đức Toàn, thôn Khâu Tràng là hộ làm du lịch homestay đầu tiên trong xã chia sẻ: Gia đình đã mạnh dạn đầu tư chỉnh trang nhà cửa, mua sắm toàn bộ chăn, ga, gối đệm mới, lắp đặt rèm cửa, làm công trình phụ mới để phục vụ du khách khi đến với Hồng Thái có những trải nghiệm được tốt hơn.

Ngoài ra, cùng với những thanh niên khách trong thôn khảo sát các đường mòn vào khu trồng chè ,tre trúc  tìm các điểm check-in đẹp để thu hút du khách... Ngoài các sản phẩm nông nghiệp để du khách sử dụng ,còn có sản phẩm để du khách mua làm quà.

Hai năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên lượng du khách đến Hồng Thái còn hạn chế tuy nhiên đây cũng là thời gian để người dân tham gia làm du lịch nông nghiệp nâng cấp dịch vụ, chỉnh trang nhà cửa. Qua đó, mỗi du khách ghé thăm  Hồng Thái đều đánh giá tốt về chất lượng dịch vụ do bà con địa phương cung cấp, từ đó sẽ hấp dẫn nhiều du khách đến hơn.

Từ việc làm du lịch nông nghiệp, môi trường cảnh quan và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp đã được nâng lên một bậc, đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn. Xã Hồng Thái đã có đến 98% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh; trong xã không có cơ sở chăn nuôi tập trung gây mất ô nhiễm môi trường. Các gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã đều tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm... Qua đó, giúp đáp ứng tiêu chí cần đạt được trong xây dựng nông thôn mới nâng cao. 

Có thể thấy rằng, việc xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch nông nghiệp tại Hồng Thái đã giúp thay đổi nhận thức của người dân vùng cao.Đồng thời mang lại một diện mạo mới cho vùng đất vùng cao này và giúp người dân nâng cao thu nhập từ những sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ họ cung cấp cho du khách.