Nằm trên cao ven Quốc lộ 279 và được bao quanh bởi cây xanh tươi tốt với không khí trong lành. Thôn Bản Biến có khoảng gần 800 nhân khẩu đang sinh sống trong 187 hộ gia đình, trong đó đồng bào là dân tộc Dao đỏ chiếm gần 90%. Hầu hết trong số họ làm nông nghiệp, trồng lúa và các loại cây như rau, hoa quả, ngô và lạc.
Trong thời gian qua, nhiều đoàn du khách trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh, khách nước ngoài đã đặt chân đến Bản Biến, đến đây du khách được trải nghiệm thực tế, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của rừng sinh thái trên núi đá; đi khám phá hang Thẳm Nặm, hang Chợ Khỉ, Thẳm Vài với nhiều khối nhũ đã muốn sắc và được ngắm thác nước Tát điền, thác Pù Chú chảy dài trên núi đá, qua đó đã để lại nhiều dấu ấn khó quên.
Một trong những homestay thú vị nhất tại Bản Biến đó là Homestay Thảm Ngần của anh Lý Tiến Phương - dân tộc Dao. Nội thất và đồ trang trí trong homestay của anh Phương thể hiện các nét văn hóa và truyền thống của địa phương trong một thiết kế hiện đại. Các đồ trang trí truyền thống phức tạp được may bởi chính vợ của anh.
Anh Phương cho biết: Homestay hiện cung cấp dịch vụ nghỉ với các loại phòng khác nhau, từ nhà sàn cộng đồng với hơn 10 đệm ngủ; các loại phòng đầy đủ bàn ăn liên tục, phục vụ ăn uống cho du khách, có người hướng dẫn địa phương, hợp tác cùng khi du khách có nhu cầu tìm hiểu và khám phá du lịch.
Bên cạnh việc xây dựng homestay thì chính quyền xã Phúc Sơn cũng đang hỗ trợ làm giấy phép cho các hộ làm du lịch trong xã, phối hợp với các hộ dân để phát triển du lịch gồm: các hộ chuyên thêu thùa cho du khách trải nghiệm và làm bánh giày, xay ngô.
Với mục tiêu đến năm 2025 xây dựng khu du lịch Bản Biến, xã Phúc Sơn trở thành khu du lịch có thương hiệu thu hút du khách của huyện Lâm Bình. Trong đó có từ 3 đến 5 hộ làm homestay đủ điều kiện đón khách, mỗi hộ từ 10 đến 15 khách/ ngày đêm; thành lập từ 1 đến 2 đội văn nghệ hát các làn điệu truyền thống; 1 tổ hợp tác dệt thổ cẩm; 1 đội lưu động homestay hỗ trợ, phục vụ khách.
UBND huyện Lâm Bình đã xây dựng kế hoạch, đưa ra mục tiêu thực hiện theo từng năm với những nội dung, công việc cụ thể. Cụ thể như mở các lớp tập huấn hướng dẫn người dân khôi phục các nghề truyền thống của dân tộc Dao như: nghề thêu, dệt, đan lát, làm giấy bản, trạm bạc; duy trì hoạt động đội văn nghệ của thôn để phục vụ biểu diễn múa, hát cho du khách đến thăm quan. Tập huấn nấu ăn, làm hướng dẫn viên du lịch và vận động các hộ gia đình làm dịch vụ cho du khách tham gia trải nghiệm thực tế về lao động sản xuất…