Vai trò của truyền thông, báo chí trong các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch

Tiểu Vũ

25/06/2021 10:43

Theo dõi trên

Vai trò của truyền thông, báo chí trong các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch là rất lớn, sức ảnh hưởng cao. Từ truyền thông, mà những mặt tích cực của văn hóa, thể thao, du lịch được quảng bá rộng rãi. Tuy nhiên, bên cạnh đó, truyền thông về mảng này cũng có những điều đáng lo ngại.

bvhttdl-1624590168.jpg
Hội nghị “Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, báo chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” và “Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên internet” được đề ra trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị về công tác truyền thông của Bộ, do Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng chủ trì.

Hội nghị diễn ra vào lúc 8h00 ngày 25/6/2021 tại Trụ sở Bộ, số 51 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, báo chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. Tới dự hội nghị có ông Lê Hải Bình - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng - Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế, Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Phạm Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam, ông Trần Thanh Lâm - Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Nguyễn Thanh Lâm - Cục trưởng Cục Báo chí Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam... và một số lãnh đạo các cơ quan báo chí.

Hội nghị đã đánh giá thực trạng công tác truyền thông; tính hiệu quả của mô hình tổ chức truyền thông của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay, đề xuất kế hoạch, phương thức truyền thông trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay và trong thời gian tới.

Các đại biểu và chuyên gia tham dự Hội nghị đã có những trao đổi, thảo luận về các kỹ năng, phương pháp, giải pháp truyền thông và xử lý khủng hoảng truyền thông nhà nước, qua đó giúp tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí trong quá trình thực hiện công tác truyền thông, cung cấp thông tin cho báo chí; tăng cường phối hợp, chia sẻ, cung cấp thông tin, đẩy mạnh truyền thông chủ động, tích cực, góp phần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến thông tin các lĩnh vực của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, đặc biệt là những chương trình hành động của Bộ trong thời gian tới.

Hội nghị về công tác truyền thông của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng đến mục đích góp phần thay đổi nhận thức về vai trò của truyền thông, báo chí trong các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, từ đó thúc đẩy những hành vi tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, một bộ phận không nhỏ báo chí truyền thông hoặc không được đào tạo về báo chí, hoặc chạy theo dư luận, thiếu sự chia sẻ và am hiểu về thể thao. Đây cũng là thực trạng từ lâu, một phần cũng do chính một số cơ quan quản lý về TDTT chưa có được quan hệ tốt và thiếu sự thân thiện với báo chí, dẫn tới thiếu sự định hướng, dẫn dắt, để tồn tại tình trạng báo chí khai thác những thông tin kiểu Scandal, giật gân câu khách (câu view), thay vì đăng tin bài về gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến hay những chủ trương, chính sách, thông tin quan trọng cần được quảng bá thông qua giới truyền thông. Trên thực tế, truyền thông vẫn chưa được coi trọng đúng mức, tương xứng với mức độ quan trọng, ngành TDTT không có ngân sách, bố trí kinh phí dẫn tới khó khăn trong triển khai một số công việc dù chỉ ở mức độ cơ bản trong mối quan hệ và định hướng truyền thông (như tổ chức họp báo, gặp mặt báo chí...).

Hội nghị đã nghe ý kiến phát biểu của chín đại biểu như sau:

Ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo VN

Văn hóa soi rọi toàn bộ hoạt động báo chí. Bộ cần coi lực lượng báo chí là lực lượng tuyên truyền của Bộ. Cần cung cấp thông tin minh bạch và kịp thời. Minh bạch là sức mạnh của thông tin.

Cần tạo điều kiện để báo chí có thông tin từ xây dựng chính sách, triển khai, kiểm tra giám sát, kết quả các hoạt động về văn hóa, thể thao , du lịch. Cần quan tâm đến sự phê bình, phản biện của báo chí.

1. Cung cấp nhanh, đủ hơn những điển hình tiên tiến, lấy cái đẹp dẹp cái xấu. Ba lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch cần được thông tin cho báo chí, quảng bá tốt hơn. Tăng cường hơn nữa việc quảng bá những chương trình nghệ thuật đích thực, các sản phẩm văn hóa đích thực, các gương mặt nghệ sĩ, vận động viên xuất sắc.

Các vấn đề nóng, bức xúc mà dư luận xã hội quan tâm mà từ đó dẫn đến khủng hoảng truyền thông thì cần được có ý kiến định hướng sớm của Bộ.  

2. cần tiếp tục duy trì, phát triển Giải báo chí về văn hóa. Vừa rồi tổ chức thành công Giải báo chí về văn hóa ứng xử. Nên tổ chức giải báo chí toàn quốc về xây dựng và phát triển văn hóa.

3. Tổ chức tập huấn cho lực lượng phóng viên chuyên ngành văn hóa. Hội sẵn sàng phối hợp.

4. Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo liên quan đến văn hóa, thể thao, du lịch, nhất là với các vấn đề nóng. Quy mô có thể là hội thảo hoặc tọa đàm, diễn đàn. Bộ TTTT đã ban hành bộ Quy tắc tham gia mạng xã hội, nên có sự phối hợp giữa hai bộ, tạo chuyển biến tích cực về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội – cần có hội thảo về vấn đề này.

5. Tăng cường đầu tư, tài chính cho công tác truyền thông, báo chí.

Lần đầu tiên, đã tổ chức Hội báo toàn quốc. Bộ VHTTDL đã ham gia rất tích cực Hội báo toàn quốc. Mong muốn Bộ Văn hóa TTDL tiếp tục đồng hành. Đây là cuộc Hội tụ Văn hóa của lực lượng báo chí toàn quốc. Đề nghị ký chương trình hợp tác giữa Bộ và Hội để Hội đồng hành chặt chẽ hơn nữa cùng Bộ xây dựng và phát triển văn hóa.

Chúng ta rất tự hào với nền văn hóa nghìn năm và có trách nhiệm nâng niu, ươm giữ, phát triển văn hóa xã hội. Điều đó phải được thể hiện trong báo chí. Tính nhân văn của báo chí dựa trên nền tảng của văn hóa. Báo chí phải chuyên nghiệp, hiện đại, nhân văn, giàu tính chiến đấu.

Ông Phạm Mạnh Hùng, Phó TGD Đái Tiếng nói VN

Sự xuất hiện của mạng xã hội và các nền tảng kỹ thuật xuyên biên giới, tạo sự bùng nổ về thông tin khủng khiếp chưa từng thấy. Bên cạnh thông tin tốt, thì thông tin xấu có phần nào lấn át cái chính thống. Phải thay đổi, thích ứng trong chính sách. Có những nền tảng như Zalo ta có thể khai thác để chủ động chi phối thông tin trên mạng xã hội. Các chủ thể truyền thông phải chủ động, tích cực, nhìn trước vấn đề. Ba lĩnh vực của Bộ: VH, TT, DL đều được dư luận, báo chí rất quan tâm, Bộ cần chủ động cung cấp thông tin cho báo chí.

Cần có chính sách ưu tiên với báo chí, đặt hàng với báo chí những vẫn đề lớn của Bộ. cần tích cực tương tác với báo chí. Cố gắng xây dựng những chương trình truyền thông trọng điểm.

Cũng phải tích cực, chủ động đối với mạng xã hội. Phải tương tác rất nhanh. Bộ có đội ngũ rất mạnh trên mạng xã hội: Văn nghệ sĩ, Vận động viên nổi tiếng. Nếu những người này lên tiếng theo tinh thần chỉ đạo của Bộ, thì tác động sẽ tích cực. Thậm chí Bộ cần có chính sách, phối hợp với các cơ quan quản lý để phát huy sức mạnh chủ động thông tin trên mạng xã hội.

Truyền thông nội bộ rất quan trọng. Nếu Bộ làm cho nội bộ hiểu đúng, thì sẽ làm truyền thông đúng.

Ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng - Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế, Ban Tuyên giáo Trung ương

Hiện đại, nhân văn, chuyên nghiệp là ba chìa khóa về văn hóa mà Bộ VH chỉ ra, thể hiện tư duy không nhiệm kỳ, mà có tính lâu dài, chiến lược.

Ba phần lớn:

1. Đánh giá việc Bộ đã làm được về truyền thông báo chí

- Làm được: Quảng bá, truyền tải đa dạng phong phú các hoạt động của ngành. Mạnh mẽ hơn, lan tỏa hơn, thể hiện rõ sự điều chỉnh của ngành trong bối cảnh Covid.

- Chưa làm được: Rất nhiều điều mà ngành làm mà dư luận xã hội chưa biết. Ví dụ: Bóng đá, chưa thấy nói đến vai trò quản lý của Bộ.

2. Cơ hội và thách thức

- Hai cơ hội lớn: Cơ đồ, tiềm lực, uy tín – nguồn lực của đất nước dành cho ngành rất nhiều. Chất liệu để ngành truyền bá rất nhiều. Thứ hai: Sự quan tâm của đảng, nhà nước, nhân dân đối với ngành rất lớn.

- Hai thách thức: Sự tác động của cơ chế thị trường rất lớn, diễn ra dai dẳng. Thứ hai: Truyền thông mạng xã hội.

3. Đề xuất

- Xác định mục tiêu: Khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước hùng cường. Trong 25 năm tới xây dựng nên con người VN có khát vọng, nhân văn, tử tể, khỏe mạnh.

- Nội dung cần truyền thông: Hai mạch thông tin lớn: *Quảng bá những giá trị của dân tộc*Những nỗ lực của ngành đóng góp vào sự nghệp chung.

- Lực lượng để tham gia: Hệ thống cốt lõi là lực lượng truyền thông của Bộ. Coi lực lượng hàng vạn nhà báo của Hội Nhà báo là lực lượng của mình. Các cán bộ của ngành, mỗi cán bộ là một người làm công tác truyền thông. Những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội – ca sĩ, nghệ sĩ, vận động viên nổi tiếng. nếu những người này phát biểu tốt thì sẽ có ảnh hưởng tích cực trong xã hội. Định hướng để họ cùng thông cảm, chia sẽ. Cần phối hợp với các Hội.

4. Phương thức

- Cơ chế cung cấp thông tin cho báo chí: định kỳ, thường xuyên, qua các hình thức như gặp mặt báo chí, Họp báo, Phỏng vấn, Bản tin cung cấp định kỳ, Hội thảo, tọa đàm.

- Các đơn vị của Bộ phải coi công tác truyền thông, báo chí là nhiệm vụ quan trọng. Nên có kế hoạch truyền thông theo năm, theo sự kiện.

- Qua tuyên truyền, phải làm rõ vai trò quản lý của Bộ đối với việc các vận động viên, văn nghệ sĩ nghệ sĩ được trao giải thưởng.

- Đo kết quả truyền thông bằng các công cụ hiện đại.

- Xử lý khủng hoảng truyền thông cần phải dược quan tâm.

PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng

Mô hình sử dụng mạng xã hội ở hàn Quốc: Tham chiếu, vận dụng.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Báo chí Bộ TTTT

Cần hiểu thêm không gian truyền thông mới. Công nghệ có nhiều công cụ để ta rà soát, phân tích, trong đó có rà soát, phân tích thông tin. Chọn việc ưu tiên, muốn vậy phải đo đếm, để điều chỉnh, điều chỉnh mang tính chất lớn. Ví dụ: Điều chỉnh thông tin về dịch Covid.

Phải phát ngôn, đưa ra chính sách. Có những kỹ năng phát ngôn cần được tập huấn, chọn hình thức tốt để cung cấp thông tin. Chọn thời điểm phù hợp (điểm rơi) để thu hút sự quan tâm.

Xây dựng các hình ảnh, các đại sứ văn hóa, đó là những người có thể truyền cảm hứng, truyền lối sống tốt.

Sự áp đặt – xâm lăng của văn hóa ngoại lai đang thể hiện trên mạng xã hội. Cần đưa các sản phẩm văn hóa VN chiếm lĩnh không gian mạng.

Cần có nguồn lực dành cho truyền thông – đặt hàng báo chí bằng ngân sách nhà nước.

Ông Lê Xuân Sơn, TBT báo Tiền phong

Bộ cần quan hệ tốt hơn với báo chí, mà trực tiếp là phóng viên. Xây dựng mối quan hệ thân tình với báo chí. Đây là nét văn hóa công vụ. Làm sao có mối quan hệ thân tình giữa lãnh đạo Bộ, Cục với báo chí, tạo không khí thân mật, cởi mở. Trước đây, trong quan hệ với báo chí, Bộ VHTTDL chưa cởi mở như một số bộ khác. Trước đây có đồng chí bộ trưởng không nghe điện thoại, không trả lời tin nhắn của TBT.

Bà Phương Thảo, Phó TBT báo Thanh Niên

Báo in của Thanh niên, 24 trang thì có 6 trang về văn hóa, thể thao, du lịch. Trang điện tử: 1 ngày có 2 triệu lượt đọc trang văn hóa.

Cần cung cấp thông tin tốt hơn. Cần quy trình xử lý thông tin phù hợp. Khi có vấn đề truyền thông về chính sách văn hóa thì cần có quy trình, tạo thông tin chính thống.

Mong muốn có sự kết nối giữa báo chí với các cơ quan, các đơn vị chức năng của bộ.

Bộ cần định hướng thẩm mỹ, chuẩn hóa hành động của những người nổi tiếng trong ngành (NSND, NSƯT, vận động viên).

Nên hình thành các CLB phóng viên theo dõi hoạt động VHTTDL.

Cần có cơ chế đặt hàng truyền thông với báo chí.         

Bà Chu Thu Hằng, TBT báo Văn hóa

Nhiệm vụ của báo chí thuộc Bộ: Xây dựng hình ảnh, thương hiệu của Bộ, của các lãnh đạo Bộ, Vụ cục.

Cần cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, nhất quán cho báo chí; thông tin chính xác, nhanh chóng, không để xảy ra khủng hoảng mới đối phó. Vừa qua xảy ra khủng hoảng truyền thông do chưa có sự phối hợp giữa cơ quan của Bộ với báo chí. Truyền thông của bộ còn chậm. Cần được tập hợp, phối hợp chặt chẽ.

NSƯT Nguyễn Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam

Mọi người rất hào hứng với Hội nghị này.

Cần có giải pháp truyền thông cho nghệ thuật để thu hút khán giả.

Bộ VHTTDL là siêu bộ, phụ trách 3 lĩnh vực, đều tác động trực tiếp đén xã hội, cả đối nội và đối ngoại. Các quốc gia biết dến VN hầu hết thông qua văn hóa, thể thao, du lịch. Bộ đang sở hữu đội ngũ hùng hậu truyền thông. Xuân Bắc tham gia truyền thông, có 4 triệu người theo dõi trên mạng. Sẵn sàng lan tỏa những thông tin chính thống của  bộ.

Vừa qua, có những thông tin không hay về nghệ sĩ, là lỗi trong cách ứng xử của nghệ sĩ, sự phát huy giáo dục qua những tác phẩm còn kém. Nếu tạo được một gói com bô truyền thông gồm tạo dư luận trên mạng xã hội, kèm với các bài báo, sẽ tạo hiệu ứng cao.

Rất mong muốn Bộ bắt tay liên kết thường xuyên với Bộ TTTT, với các cơ quan báo chí để tạo một sức mạnh tổng hợp từ các nguồn Thông tin, các kênh thông tin, liên kết trong các đơn vị, ngành của bộ để tạo sức mạnh tổng hợp, tạo các nhóm trên mạng xã hội để truyền tài chủ trương, chính sách, hoạt động bàng ngôn ngữ của mạng xã hội. Ngôn ngữ đó riêng, không giống ngôn ngữ tuyên truyền chính trị.

Ngoài ra, còn một số bản tham luận gửi đến mà không đọc trong Hội nghị, như: Đánh giá về truyền thông tới di sản, PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, cho biết, Vai trò của truyền thông với di sản văn hóa được Peter Howard đánh giá như sau: “Có dấu hiệu về một lực lượng mới và quan trọng trong thị trường di sản được đại diện bởi truyền thông. Giới truyền thông, luôn quan tâm tới các vấn đề di sản và đã đưa tin rộng rãi về chúng, mặc dù việc đó được thực hiện tốt hay không đang còn tranh cãi... Di sản là một sản phẩm trên thương trường và đó là một thị trường đông đúc. Có ít nhất năm thành viên tham gia thị trường, bao gồm những chủ sở hữu, các cơ quan chính phủ và học giả cũng như khách du lịch và người trong cuộc, và truyền thông là thành viên thứ sáu... Quan hệ công chúng hay quản lý truyền thông, do vậy, là một khía cạnh lớn của công tác quản lý di sản thành công, bao gồm cả chính sách rõ ràng đối với những rủi ro mà giới truyền thông gây ra. Điều này nhanh chóng trở thành tiêu chí ảnh hưởng đến toàn bộ sự thành bại của các dự án. Chiến lược truyền thông do vậy cần phải được đặt ở trung tâm, và quả thực được đưa ra bàn luận bởi ban quản lý một dự án di sản đang hình thành, và sẽ cần tính đến yếu tố "đáng đưa tin”.

Truyền thông giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong chuỗi các hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Vai trò đặc biệt này được thể hiện ở chỗ “sức mạnh”, sự ảnh hưởng của truyền thông trong xã hội ngày nay và mối quan hệ mật thiết giữa truyền thông với di sản văn hóa. Nhờ vai trò của truyền thông, đã góp phần để Vịnh Hạ Long của Việt Nam trở thành di sản thiên nhiên của thế giới, được UNESCO ghi danh... Cũng nhờ truyền thông, những di sản của Việt Nam được thế giới biết đến nhiều hơn, như Cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An, Danh thắng Tràng An, Phong Nha - Kẻ Bàng... nhờ đó, lượng khách du lịch đến Việt Nam cũng tăng lên rất nhiều theo thời gian, góp phần khẳng định vị trí và vai trò của di sản văn hóa trong đời sống xã hội, phát triển du lịch và đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ những phát hiện phản ánh của truyền thông, đã hỗ trợ các nhà quản lý văn hoá và chính quyền địa phương nắm bắt được những sai phạm để tìm cách tháo gỡ, xử lý, như trường hợp các công trình xây dựng trong khu di sản Tràng An, khu danh thắng Núi Sam, công viên dịa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn hay loạt phóng sự về sự xuống cấp và vắng khách của các bảo tàng địa phương... Tuy nhiên, có những lúc sự can thiệp hay định hướng chưa đầy đủ, chưa chuẩn của truyền thông lại mang tới những ảnh hưởng tiêu cực cho di sản văn hoá. Hay nói cách khác, truyền thông đã tạo nên mâu thuẫn giữa các bên cũng như mâu thuẫn với chính truyền thông, và khi đó, chính quyền địa phương với sự hỗ trợ của các nhà nghiên cứu lại giữ vai trò trung gian, hoà giải. Câu chuyện về Lễ hội Ném Thượng là ví dụ điển hình. Suốt một thời gian, dư luận xã hội, các cơ quan truyền thông đã liên tục đề cập vấn đề tổ chức và quản lý lễ hội cổ truyền theo hướng tập trung phê phán các hiện tượng được cho là “tiêu cực”, mà thiếu sự nhận diện sâu sắc và phản ánh đầy đủ những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc sắc liên quan đến lễ hội, cũng như những lớp tín ngưỡng dân gian và văn hóa tâm linh được tích hợp trong các nghi thức của lễ hội cổ truyền.

Bộ rưởng Nguyễn văn Hùng tổng kết Hội nghị như sau: 

 

 

 

Bạn đang đọc bài viết "Vai trò của truyền thông, báo chí trong các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn