Chuyển mình và nâng tầm
Không khó để nhận thấy rằng, trong ba hình thức đô thị hoá phổ biến (đô thị hóa nông thôn; đô thị hóa ngoại vi và đô thị hóa tự phát) thì câu chuyện ở Hưng Yên mang màu sắc tổng hoà. Suốt những năm qua, Hưng Yên đã có những bước chuyển rõ rệt trong việc chuyển hoá cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ. Cùng với đó là sự gia tăng dân số ở các cực tăng trưởng chính với ngày càng nhiều không gian sống mang hơi thở đô thị. Đó là câu chuyện của Hưng Yên.
Chi tiết hơn, hãy lấy ví dụ với Văn Lâm, một đầu tàu trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh này. Câu chuyện đô thị hoá ở Văn Lâm mang nhiều nét tương đồng như tỉnh nhà, nhưng màu sắc có phần rõ nét hơn, nhất là trong hình thức đô thị hoá ngoại vi.
Văn Lâm là địa bàn được hưởng lợi lớn từ xu thế hướng Đông trong đô thị hoá của Hà Nội. Cùng với các yếu tố nền như: sở hữu nhiều khu, cụm công nghiệp, làng nghề, với thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 6.000 USD, cao nhất tỉnh Hưng Yên và thuộc top cao nhất cả nước,...
Tất cả những điều này đã mang đến những đổi thay to lớn cho huyện, trong đó, hình thức rõ nét nhất là đô thị hoá ngoại vi.
Cũng phải khẳng định rằng, với một huyện vừa giàu, vừa mạnh như Văn Lâm, việc chuyển mình, nâng tầm thành một đô thị vệ tinh không chỉ đến từ “ngoại lực” như đã nói, mà còn là đòi hỏi tự thân của một vùng đất giàu tiềm năng.
Dư địa lớn cho dòng tiền đầu tư
Nhận thấy tiềm năng to lớn đó, chỉ trong một thời gian ngắn, Văn Lâm đã trở thành thỏi nam châm hút dòng vốn đầu tư lớn. Và một trong những lĩnh vực giàu tiềm năng phải kể đến là bất động sản.
Nếu năm 2021, tổng thu ngân sách huyện Văn Lâm đạt hơn 3.224 tỷ đồng, thì sang năm 2022, huyện thu 9.359 tỷ ngân sách, đạt 411% kế hoạch, trong đó có đóng góp lớn từ nguồn thuế sử dụng đất. Những con số thống kê trên cho thấy, bất động sản đã thực sự là lĩnh vực quan trọng trong việc “lĩnh xướng” phát triển kinh tế của huyện. Mặt khác, với một thị trường mới nổi như Văn Lâm, dư địa cho dòng vốn đầu tư là rất nhiều.
Theo đánh giá của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, những vùng đô thị như kiểu phía Đông Hà Nội thì sự tăng trưởng về giá, về lợi nhuận đạt 10 - 15% là có thể đảm bảo được. Đây có thể xem là chỉ báo khả tín cho các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội “tìm giỏ, bỏ thóc” như thời điểm hiện tại.
Đến nay, Văn Lâm đã bước đầu hình thành một thị trường bất động sản chuyên nghiệp khi xuất hiện dự án khu đô thị quy mô lớn, được quy hoạch bài bản, hiện đại đầu tiên.
Theo giới chuyên gia, với các thị trường mới nổi, cơ hội sẽ dành nhiều hơn cho các nhà đầu tư tiên phong, bởi đây là giai đoạn tạo lập với dư địa tăng giá ấn tượng nhất.
Thị trường mới nổi luôn mang đặc điểm thu hút dòng tiền hào hứng và mạnh mẽ. Cùng với đó, việc hoàn thiện hạ tầng sẽ đi kèm với hệ quả tất yếu là tăng giá bất động sản.
Riêng với Văn Lâm, định hướng đến 2030, hướng tới xây dựng, công nhận huyện Văn Lâm đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV, khu vực trung tâm huyện cơ bản đạt tiêu chuẩn đô thị loại III trước năm 2025; huyện Văn Lâm đạt tiêu chuẩn đô thị loại III trước năm 2030 (xây dựng huyện Văn Lâm thành thành phố).
Như vậy một trong những dự án sẽ được hưởng lợi trong định hướng phát triển đô thị của huyện Văn Lâm có thể kể đến dự án Economy City - tổ hợp dự án khu đô thị đầu tiên tại chính giữa trung tâm huyện Văn Lâm sắp ra mắt.
Thông tin tham khảo: https://economycity.com.vn/