Vĩnh Phúc: Núi Đinh vùng đất thiêng “ngự lộc” gắn với “Lỗ Đinh Sơn Thất vị Đại Vương”: Phục dựng, phát huy giá trị di tích thành điểm du lịch sinh thái, văn hóa tâm linh (Bài 2)

Vũ Xuân Bân – Nguyễn Tiến Dũng

20/01/2022 08:49

Theo dõi trên

Không chỉ có lợi thế là vùng đất tâm linh, núi Đinh còn thuận lợi cả về cảnh quan và vị trí địa lý. Núi Đinh cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc chỉ vài cây số, có địa hình cao, tầm nhìn thoáng.

Hai bên núi là đường Quốc lộ và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai nên rất thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, văn hóa tâm linh tưởng nhớ công lao “Thất vị Đại vương Lỗ Đinh Sơn”.

mot-goc-nui-dinh-1642643236.JPG
Góc nhìn khác về núi Đinh (Vĩnh Phúc). Ảnh: Tiến Dũng

 

Nói về vùng đất này, ông Bùi Hữu Quyền, Thủ từ đình Hữu Thủ - xã Kim Long thờ "Lỗ Đinh Sơn và Thất vị Đại vương" cho biết: Núi Đinh gắn với truyền thuyết về vùng đất Vua nhà Trần ban cho “Lỗ Đinh Sơn Thất Vị Đại Vương” vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay. Đền thờ Lỗ Đinh Sơn Thất Vị Đại Vương đặt tại xã Bồ Lý (Tam Đảo) nhưng vùng đất “ngự lộc” là núi Đinh, nay thuộc huyện Tam Dương và thành phố Vĩnh Yên. Mong muốn của  nhân dân địa phương là được lãnh đạo huyện Tam Dương và tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm chỉ đạo Sở văn hóa Thể thao Du lịch nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa vùng đất thiêng “ngự lộc” núi Đinh gắn với truyền thuyết “Lỗ Đinh Sơn Thất vị Đại Vương” từng có công, góp phần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thời nhà Trần vào thế kỷ thứ 13, cách nay hơn 700 năm,.để nhân dân chiêm bái, giáo dục truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, có cơ sở phục dựng đình, đền, có thể phối thờ Phật và những lễ hội đặc sắc của địa phương.

anh-chup-van-hoa-1642643299.JPG
Phóng viên Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển (thứ hai từ trái sang) sau khi làm công đức, thắp hương, khảo sát, xem các sắc phong, chụp ảnh lưu niệm cùng với Trưởng thôn, cụ Thủ từ đình Hữu Thủ Bùi Hữu Quyền và cán bộ Văn hóa xã Kim Long sáng 19/1/2022. Ảnh: Tiến Dũng

 

Đình Hữu Thủ trước đây ở dưới chân núi Đinh nhưng do biến thiên của lịch sử đến năm 1992 theo nguyện vọng của nhân dân địa phương đã chọn địa điểm là gò đất cao nhất làng, cách chân núi Đinh khoảng một cây số để dựng ngôi đình thờ “Lỗ Đinh Sơn Thất vị Đại Vương”. Đình Hữu Thủ cũng đã xuống cấp được nhân dân địa phương đóng góp kinh phí tu sửa tồn tại đến hôm nay.

sac-phong-1642643299.JPG
Một trong những sắc phong đình Hữu Thủ, xã Kim Long, huyện Tam Dương. Ảnh: Tiến Dũng

 

Nguyện vọng của nhân dân địa phương muốn phục dựng đình Hữu Thủ như ngày xưa. Việc phục dựng đó được huy động từ các nguồn lực mà chủ yếu là “xã hội hóa”. Trong đó, đáng chú ý, cấp ủy, chính quyền thôn Hữu Thủ 1 và 2, xã Kim Long, huyện Tam Dương căn cứ vào Chương IV, Mục I Luật Di sản (sửa đổi, bổ sung 2009), căn cứ vào những giá trị hiện vật hiện có đã sưu tầm biên soạn Lý lịch di tích đình Hữu Thủ đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh từ ngày 15/2/2019. Đình Hữu Thủ hiện còn lưu giữ hai sắc phong thời Hậu Lê (1788) và thời Nguyễn (vua Cảnh Thịnh - 1925).

Trên cơ sở phục dựng lại đình Hữu Thủ, nhân dân địa phương mong muốn từng bước biến vùng đất thiêng núi Đinh thờ “Lỗ Đinh Sơn thất vị Đại vương” trở thành điểm du lịch sinh thái, văn hóa tâm linh thu hút du khách. Điều này phù hợp với tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 “Phấn đấu đến năm 2025, Vĩnh Phúc là tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước”. 

Nếu được vây, vùng đất thiêng “ngự lộc” này sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách sau khi đến vãn cảnh Tây Thiên, nghỉ dưỡng ở Tam Đảo có dịp ghé thăm điểm du lịch sinh thái, văn hóa tâm linh núi Đinh thắp hương tri ân, tưởng nhớ “Lỗ Đinh Sơn Thất vị Đại Vương” và đức Phật để xin phúc, cầu may. Từ đó, hình thành Tour du lịch mang màu sắc rất riêng của tỉnh Vĩnh Phúc. Làm được như thế, vùng đất “ngự lộc” núi Đinh mới trở về với đúng ý nghĩa thực của nó và phù hợp với định hướng phát triển du lịch, là “ngành công nghiệp không khói”, trở thành mũi nhọn kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc.

clipnui-dinh1-1642648776.jpg

Vườn ươm cây dược liệu trà hoa vàng dưới chân núi Đinh. Ảnh: Tiến Dũng

 

Vùng đất “ngự lộc” núi Đinh có địa hình cao, liền kề với Tam Đảo, mang dáng dấp “tiểu vùng khí hậu Tam Đảo”, có thảm thực vật khá phong phú, trong đó có những loại dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh như cây An Xoa. Theo y học cổ truyền thì cây An Xoa là thảo dược lành tính, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt cơ thể. Đặc tính của cây An Xoa là khắc chế các bệnh về gan cực kỳ hiệu quả như mát gan, thải độc, giúp làm hạ men gan và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.

clipnuidinh2b-1642648824.jpg

Phát triển cây ăn quả, các loại cây có giá trị kinh tế cao ở núi Đinh. Ảnh: Tiến Dũng

Cây dược liệu An Xoa được chế biến tại chỗ theo phương thức của người dân địa phương, có chất lượng tốt, giá thành hợp lý, được thị trường ưa chuộng, tin dùng. Bên cạnh cây An Xoa thì cây Trà Hoa Vàng cũng được chú trọng đầu tư phát triển. Hiện, tại khu vực núi Đinh có hàng chục ngàn cây Trà Hoa Vàng tiếp tục được trồng và số lượng lớn cây đã phát triển tốt, bước đầu cho thu hoạch với giá trị kinh tế cao.

Ngoài việc phát triển cây dược liệu, nhiều loại cây ăn quả, cây xanh ngoại thất, cây hoa (hoa hải đường), cây có giá trị kinh tế cao (cây sưa đỏ) cũng được  đầu tư với quy mô  lớn. Hiện nay, tại khu vực này có hàng chục ngàn cây hoa hải đường, cây sưa đỏ lâu năm, hàng ngàn gốc chanh leo đang kỳ cho trái có thể cung ứng cho thị trường.

chson-1600580132-1642648973.jpg
Ông Đường Ngọc Sơn trồng cây An xoa ở núi Đinh được coi như thần dược để chữa bệnh gan.

 

Việc phát triển cây dược liệu, cây ăn quả và các loại cây có giá trị kinh tế cao ở núi Đinh không chỉ mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho nhà đầu tư mà còn tạo công ăn việc làm ổn định cho không ít  lao động tại địa phương, tạo thành thảm thực vật như tiên cảnh bồng lai.

Mặc dù vây, do không hiểu thấu đáo, tường tận, đã có những thông tin phản ánh thiếu chính xác về núi Đinh, trong đó có sự gán ghép, nhầm lẫn cả tên gọi lẫn vị trí của vùng đất thiêng “ngự lộc” này, khiến có những hiểu lầm đáng tiếc.

clipnuidinh3-1642649197.jpg

Cổng đền thờ Thất vị Đại vương ở xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo. Ảnh: Tiến Dũng

(HẾT)
V.X.B - N.T.D