Vĩnh Phúc: Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại ở Lập Thạch

Ngọc Thảo

14/08/2021 07:04

Theo dõi trên

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn, sản xuất nông nghiệp  của huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã có sự chuyển biến rõ nét.

lua-chat-luong-cao-1628899322.jpg
Trồng lúa ứng dựng khoa học công nghệ cho năng suất cao

Cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình thức sản xuất chuyển dịch tích cực, đem lại hiệu quả ngày càng cao. Tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng cao, nhiều giống cây trồng có năng suất chất lượng, được đưa vào sản xuất, trong đó giống lúa mới đạt 76% diện tích, năng suất đạt từ 56,0 – 62,0tạ/ha, giá trị tăng từ 2.000đ-4.000đ/kg. Nhiều giống cây trồng mới được đưa vào sản xuất như chanh tứ quý, cam không hạt, nho hạ đen, trám đen, dổi xanh….

Huyện đã triển khai xây dựng 302,53 ha sản xuất rau, quả theo quy trình VietGAP; hỗ trợ sản xuất 10.206 ha giống lúa chất lượng cao, hơn 2.100 ha giống ngô biến đổi gen; chỉ đạo triển khai trồng mới 35 ha bưởi, 0,5 ha nho hạ đen, 10 ha trám đen, 0,5 ha dổi xanh ghép… Đến nay một số cây trồng đã cho thu hoạch, giá trị thu nhập cao hơn so với gieo trồng các loại cây truyền thống như bạch đàn, sắn.

Chương trình thí điểm đầu tư phát triển vùng sản xuất thanh long ruột đỏ bền vững phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ tại huyện bước đầu phát huy hiệu quả. Đến nay, sản phẩm thanh long ruột đỏ đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ khoa học công nghệ cấp nhãn hiệu độc quyền, mã code vùng trồng và được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh. Thanh long ruột đỏ đã được xuất khẩu và giới thiệu sản phẩm ở các thị trường: Úc, Nga, Malaysia, Hồng Công…. Bình quân giá trị sản suất trên 1ha canh tác hằng năm đạt 90 triệu đồng, tăng 54,8 triệu đồng so với năm 2008.

Chăn nuôi tiếp tục được xác định là mũi nhọn, giá trị ngành chăn nuôi chiếm 67,65% trong cơ cấu ngành nông nghiệp, quy mô đàn gia súc, gia cầm ổn định; trên địa bàn huyện hiện có 129 trang trại  hoạt động ổng định, hiệu quả.  Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trong chăn nuôi, huyện Lập Thạch đã hỗ trợ mua 1.448 con lợn nái ngoại; bình tuyển 4.960 con bò cái nền; bình tuyển 730 con lợn đực giống; bình tuyển 380 con bò đực giống ; thay thế lợn 48 con đực giống; thay thế 33 con bò đực giống. Cùng với đó, Huyện đã chỉ đạo  xây dựng 13 trạng trại VietGap chăn nuôi lợn, 1 trạng trại VietGap chăn nuôi bò sữa; chất lượng đàn bò giống từng bước được nâng lên. Giá trị xuất chuồng tăng, vật nuôi ngày càng đa dạng hóa, chất lượng bò, đàn gia cầm, nạc hóa đàn lợn thịt ngày càng đượcnâng cao. Các mô hình sản xuất, các trang trại trên địa bàn được xây dựng theo hướng hướng liên kết với các doanh nghiệp để hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi.

Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn không ngừng tăng, từ 993,9 tấn năm 2008  tăng lên 1.535 tấn năm 2020. Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản tăng từ 19,85 triệu đồng/1ha năm 2008 lên 97,8 triệu đồng/ha năm 2020; tốc độ tăng bình quân 4%/năm.

Với 157 ha được hỗ trợ cấp cá giống, mô hình  cánh đồng 1 lúa, 1 cá đem lại thu nhập cao cho người dân (từ 180-200 triệu đồng/ha/vụ), từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi cá quảng canh, bước đầu phát huy lợi thế ở các xã phía nam của huyện. Ngoài ra, trên địa bàn huyện đã có những hộ mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng, cá chép giòn, trắm giòn tại sông Phó Đáy xã Thái Hoà....với quy mô 10 lồng/hộ, cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm/hộ.

Bạn đang đọc bài viết "Vĩnh Phúc: Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại ở Lập Thạch" tại chuyên mục Nông nghiệp - Nông thôn. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn