Vợ thương binh nặng

Đặng Sỹ Ngọc

18/04/2023 19:17

Theo dõi trên

Anh Nguyễn Đình Thắng, sinh năm 1959. Đầu năm 1978, Anh nhập ngũ và tình nguyện sang giúp bạn Campuchia. Anh bị thương, đầu năm 1979 trong một trận tập kích của địch. Các vết thương rất nặng, gãy hai chân, hỏng một mắt, một mảnh vào ổ bụng.

Được đồng đội nhanh chóng cấp cứu rồi chuyển về tổ quốc Việt Nam. Được Quân Y tài giỏi cứu chữa thành công. Sau đó, Hội đồng giám định y khoa xác định mất sức 81%, phải có người phục vụ. Khi ở các đơn vị an điều dưỡng, vết thương luôn tái phát. Các bác sĩ phải cấp cứu cho anh nhiều lần.

b1dsn1q-1681820107.jpg

Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Đầu năm 1992, thương binh Thắng, làm đơn tự nguyện xin về sống với gia đình. Anh rất vui khi quê hương đón anh trở về tình cảm như khi tiễn anh lên đường đi bảo vệ tổ quốc. Ở bến Thủy có một cán bộ từng lãnh đạo khu gang thép Thái Nguyên về hưu. Có con gái đầu tiên là Nguyễn Thị Mai, kém anh 7 tuổi. Cô Mai vừa học hết chương trình phổ thông. Bố mẹ xin cho cô vào làm việc tại nhà máy bánh kẹo thành phố Vinh. Mai đi về, thường gặp thắng trên quê hương làng đỏ ( Hưng Dũng) . Cô nhận thấy anh thương binh hiền lành, có đức tính trung thực vui vẻ. Lúc đầu cô thấy thương vì anh còn trẻ mà bị thương quá nặng. Đến 21 tuổi, cô yêu anh thực sự rồi quyết định xây dựng hạnh phúc với anh. Đám cưới Thắng Mai được bà con bạn bè hai họ đến tham dự rất đông. Họ chúc phúc bằng phong bì kẻ ít người nhiều, có người tặng một cái phích nước, hoặc bộ ấm chén để vợ chồng có thêm vật chất sử dụng. Sau đó, Mai tự nguyện rời nhà máy bánh kẹo, về phục vụ thương binh nặng là chồng mình. Đúng lúc thành phố Vinh được nâng cấp loại 1. Cơ cấu kinh tế nhiều thay đổi, từ làng xã, nay chuyển sang phố phường. Cô Mai không phải sản xuất nông nghiệp truyền thống của gia đình chồng trước đó. Để vượt qua sự khó khăn kinh tế của thời bao cấp. Cố tìm cách làm dịch vụ đưa hàng, lấy công làm lãi, vừa làm đại lý cho một công ty bảo hiểm. Để có thời gian phục vụ chồng nhiều hơn. Hạnh phúc ngọt ngào, êm ấm từ trợ cấp thương tật của anh và sự khéo léo thông minh trong kế hoạch chi tiêu. Gia đình chị dần trở thành có mức sống trung bình trong khối xóm. Anh chị xây được nhà ở, thứ tự một trai, một gái ra đời.

Đến nay, mọi người vui mừng cho anh chị. Hai con vào đại học đã ra trường. Và đã có gia đình, có cháu nội ngoại. Con trai làm công an ở thị xã Cửa Lò, con gái làm việc tại bệnh viện thành phố Vinh.

Thương binh, cựu chiến binh Nguyễn Đình Thắng tự giác giữ gìn sức khỏe, vui vẻ với mọi người được UBND xã nay là phường Hưng Dũng sắp xếp cho anh vào làm việc tại ban quản lý chợ. Thu lệ phí trật tự vệ sinh, để có thu nhập thêm chính đáng. Anh đã làm rất tốt, thu đúng, thu đủ, thái độ hòa nhã. Được khách hàng đến chợ vui vẻ yên tâm mua bán. Có lúc, trái gió trở trời. Chị Mai cũng thay chồng đảm nhận tốt công việc.

Nhờ sự cố gắng của anh, chị còn được bà con khối xóm tin yêu, bầu vào ban chấp hành hội phụ nữ địa phương chị đã làm tốt, nên được khen thưởng mấy năm qua. Ở đây có một tổ thương binh nặng 15 người mất sức 81% trở lên. Hằng năm còn tổ chức gặp mặt hai lần vào dịp ngày 27/7 và ngày Tết Nguyên Đán đầy ý nghĩa. Chị luôn đón về tổ chức tại nhà chị. Chị phải sắp xếp bàn ghế mua thêm quà tặng để các thương binh ôn lại quá khứ hào hùng, trao đổi kinh nghiệm, làm ăn, nhất là vui vẻ giữ gìn sức khỏe, nuôi dạy con cháu phát huy truyền thống yêu nước của cha ông. Có thương binh còn đóng góp ý kiến và góp công xây dựng gia đình, gương mẫu trong cộng đồng, thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng, của nhà nước.

Biết tôi cũng là thương binh, hay viết tin trung thực cho vài tờ báo, nên có lần được mời tới dự họp. Tôi thật sự xúc động, thấy anh em có đủ loại thương tật khác nhau trên cơ thể: cụt tay, cụt chân, mù mắt, mổ bụng rút sườn, điếc lác. Có người bất động phải nằm trên xe lăn do vết thương chạm vào cột sống, sọ não. Có đồng chí, bom đạn đã (xẻo) đi cả bộ phận sinh dục, không có vợ con, mỗi người mỗi tình cảnh đau đớn....

Đất nước đã sạch bóng quân thù gần nửa thế kỷ. Tuổi thọ của các thương binh nặng nay đã ở mức xưa nay hiếm. Chủ yếu nhờ vào vợ con anh em trong gia đình phục vụ. Cũng như chị Mai, lo ăn ở, thuốc thang, tắm giặt. Thậm chí có người còn phải đánh răng rửa mặt, bưng bô đổ vịt cho những thương binh, đặc biệt khi đau ốm, thật vất vả. Vì vậy, các chị vẫn như những người lính đang suốt đời vì nhân dân quên mình, để bảo đảm hạnh phúc cho thương binh, cho mình. Tô đẹp lời dạy của bác Hồ: thương binh "tàn mà không phế".

Đ.S.N
 

Trái tim người lính

Bạn đang đọc bài viết "Vợ thương binh nặng" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn