Xưng hô trong Tiếng việt

Xưng hô ngôi thứ trong tiếng Việt được phân định cụ thể, tách bạch, từ trong gia đình đến bên ngoài xã hội. Nếu vô tình hay hữu ý xưng hô lệch chuẩn là sẽ bị “hỏng bét”.

Một cháu nhỏ dăm ba tuổi đã phải phân biệt khi nào gọi người này là Cụ, Ông Bà, Bác, Chú hay là Cậu Mợ; gọi người kia là Cô, là Dì hay Thím… Ở ngoài đường, nếu một bạn trẻ hỏi thăm đường một người Già, mà nói: Anh ơi, Chị ơi… thì người già không bằng lòng đâu, thế là hỗn đấy, cứ ở đó mà đợi đến…Têt

Nếu gập người trẻ (nhất là phụ nữ) mà gọi là Cụ thì… “Chết toi”

Nếu gọi con của Bác (anh Bố) là Em, thì rứt khoát bị… “Lườm”

Nếu gọi Ông trẻ mà thành ra Bác, Chú, thì thuộc họ… “Nhà Tôm”

Nếu gọi là Bác, thì người ấy là anh của Bố hoặc Mẹ.

Nếu gọi là Chú, thì người ấy là em của bố.

Nếu gọi là Thím, thì người ấy là vợ của Chú

Nếu goi là Cậu, thì người ấy là em của mẹ

Nếu gọi là Mợ, thì người ấy là vợ của Cậu

(Cậu, Mợ cũng là tên gọi Cha, Mẹ)

Nếu gọi là Cô, thì là em của bố.

Nếu gọi là Dì, thì là em gái của mẹ…

Ông trẻ, Bà trẻ, là em của ông bà.

Ông Bác, Bà bác là anh chị của ông bà…

Ôi chao những rắc rối xưng hô tiếng Việt, không những phân biệt ngôi thứ phân minh, mà còn rạch ròi đến cả họ Nội, họ Ngoại, không thể chê vào đâu được, nhưng cũng vì thế mà có lúc rắc rối như gà mắc tóc, ví dụ câu chuyện sau:

Trong tiểu thuyết “ĐẸP” của Khái Hưng (Tự lực văn đoàn, đầu những năm 30 thế kỷ trước) có tình tiết éo le: Người con gái lấy bạn của Cha (Hoạ sỹ, mê cái Đẹp). Thế là hai người từ “bạn Nối khố” bỗng nhiên trời ơi đất hỡi trở thành “Bố vợ” phải đấm (Khố rợ phải lấm) và “con rể” bất đắc dĩ. Khó xưng hô quá, trời ạ! Nhưng may quá chừng, nhà văn Khái Hưng quả là “Láu cá”, ông đã cứu nguy ngoạn mục cho 2 nhân vật của mình “Đút túi” hai tiếng “Bố vợ, con rể”, bằng cách thay vào đó hai từ tiếng Pháp VOUS và MOI. VOUS (vu) là đại từ ngôi thứ hai, thay cho toàn bộ một lô “bầu đoàn thê tử” của cách gọi theo ngôi thứ hai tiếng Việt. MOI (moa), cũng như vậy, thay cho ngôi thứ nhất tiếng Việt. Điều ấy có nghĩa từ nay: “Bố vợ” có thể xưng hô với “con rể” là “MOI”, gọi “RỂ” là “VOUS”; “Con Rể” gọi “bố vợ là “VOUS”, xưng là “MOI”… và trong “ tâm trí bạn bè “HỌ” vẫn vui vẻ hiểu theo ngữ nghĩa… “Mày Tao”, quá thú!

Tiếng Việt thì chặt quá nên khó gọi (Trong trường hợp trên), còn tiếng Pháp (Vous Moi) lại cơ động co rãn tha hồ. Hai ngôn ngữ giao thoa làm cho giao tiếp tiếp mềm mại, thoáng đãng, phong phú, cởi trói cho nhau. Tuy nhiên cũng có trường hợp người ta không dùng các Đại từ xưng hô trong giao tiếp. Các phương tiện truyền thông đưa tin: Trong buổi tiếp Thủ tướng Phan Văn Khải ở Nhà Trắng, Tổng thống BUSH nói: “Tôi không gọi Thủ tướng là YOU, vì YOU hiểu theo đa nghĩa của cách gọi Việt Nam là Ông, Anh…; gọi là Sir (Ngài) thì khách sáo, vậy để thân mật tôi gọi Thủ tướng như người Việt gọi: ÔNG SÁU KHẢI!

Thế mới biết trong ngôn ngữ luôn có chiều sâu, có sự giao thoa TẾ NHỊ, nhưng có khi thành ra… MẬP MỜ, nên không DÙNG tuỳ tiện được. NGÔN NGỮ CÓ TRƯỚC, VĂN PHẠM CÓ SAU. Tiếng Việt sinh sôi nẩy nở mạnh mẽ từ giữa những năm 30 thế kỷ trước, văn phạm luôn phải chạy theo hoàn thiện, có lẽ vì thế mà có câu MƯA SA BÃO TÁP, KHÔNG BẰNG NGỮ PHÁP VIỆT NAM.

TIẾNG VIỆT! NÓI: LÀ HÁT. ĐỌC: LÀ ĐỌC THƠ. HAY QUÁ, TIẾNG MẸ CỦA TA…

 

Theo Chuyện Làng quê