Ăn tham (Tản văn)

Đặng Sỹ Ngọc

18/02/2022 06:05

Theo dõi trên

Đầu tháng 2 của năm 1967, tôi chưa hết lớn, nhưng đã cùng đồng đội hành quân đến vùng rừng núi phía tây  tỉnh Quảng Trị. Chặng đường hành quân vội vã mang vác súng đạn đi xa liên tục nhiều ngày, đầy cơ khổ, ăn uống khô khan. Bữa trưa hôm ấy, quản lý Minh của binh trạm 16 (người bạn cùng lớp vô cùng thân thiết gặp tôi.

Hai đứa rộn ràng ôm nhau ôn lại những chuyện thầy cô và các bạn cùng lớp). Thấy đơn vị chúng tôi ăn bữa cơm với bột cá khô cùng những hạt (cà nà thầu) đen chua của Trung quốc phát ớn. Minh đã báo cáo binh trạm trưởng cho mỗi tiểu đội một hộp thịt cừu nửa cân. Tiểu đội tôi có đủ 7 người, nhưng hộp thịt mở ra có 8 lát cắt thành 9 miếng. Mỗi người gắp một miếng bằng nhau. Còn lại 2 miếng đầu đày của hộp thịt, mỗi miếng nó chỉ bằng ¼ của miếng đã gắp. Ăn gần xong bữa, tôi chưa thấy ai gắp tiếp. Tôi thò đũa, chần chừ định xé nhỏ ra chia đều,nhưng nó nhỏ chỉ bằng ngón tay, xe ra khó, nên tôi gắp ngay một miếng, vừa nuốt xong một đồng đội cất tiếng nặng nề.

an-tham-1645139078.jpg
Ảnh do tác giả cung cấp.

 

 Ăn gì mà tham vậy, có 7 người còn 2 miếng anh gắp một miếng, thì còn lại cho ai? Tôi giật mình, còn mọi người nhìn đồng chí ấy, nhưng không ai nói gì, miếng thịt còn lại trong hộp vẫn còn nguyên.

 Hình ảnh ấy, tôi lặng lẽ đau đớn mang đi trong tâm trí cho đến ngày nay, nhắc nhở tôi đến những bữa ăn bình thường với vợ con hoặc những bữa tiệc chiêu đãi lớn. Cuối năm đó, đồng chí ấy đã hy sinh. Tôi không kịp nói lời cảm ơn nên càng nhớ mãi. Xem đó là một bài học không khác gì bố mẹ tôi từng dạy để làm người.

 Vào dịp tết năm Dần này, nạn dịch covid 19 ở quê tôi có lắng xuống. Dù nền kinh tế sản xuất bị chậm trể hơn 2 năm. Tôi xác định gia đình tôi, một gia đình chính sách có mức sống kinh tế trung bình kém của địa phương. Vì không sản xuất buôn bán gì nhưng đã có:

 Chủ tịch nước tặng: 600.000đ

 Cấp tỉnh và thành phố tặng:   300.000đ

Khối dân cư tặng: 100.000đ

Ba đứa con làm việc xa gửi tặng 1.500.000đ

Cộng với hai tháng trợ cấp cho cả  người phục vụ, tôi có trên 13 triệu đồng.

Tôi định chờ các con về, chúng nó thích gì sắm nấy. Ăn cái tết thắng dịch cho đàng hoàng thoải mái. Nhưng vào tết, mức độ dịch càng tăng lên.Từ vùng xanh, chuyển nhanh thành vùng vàng rồi thành vùng đỏ. Con cháu biết ngay là nguy hiểm không về ăn tết cùng chúng tôi được. Vợ tôi cũng đã vội sắm đủ các thứ, nhưng chúng tôi đã ăn tết bằng khẩu trang. Thực hiện chế độ 5K và các điều khoản quy định của Chính phủ qua loa phường. Vậy là hoa quả, kẹo bánh, thịt cá, rượu bia….cả những bao bì chuẩn bị lì xì cho người già và trẻ nhỏ. Các gia đình láng giềng thân thích đều không ra khỏi nhà. Thành ra không nhiều mà lại ế. Đến rằm rồi, mà (hoa đào nằm ngoài còn chờ gió đông).

Tuổi già không ăn được nhiều, chỉ nhâm nhi, rồi xem truyền hình của nhà nước và lướt qua vài mảng xã hội mới biết vùng núi xa hẻo lánh,những vùng dịch đang hoành hành. Nhân dân nhiều người còn muôn vàn khó khăn. Tôi cũng đã thắp hương tưởng niệm đồng đội nhớ tới tổ tiên. Và đồng thời cảm ơn Đảng đã cho tôi cuộc sống tự do hôm nay, không đói rét nữa. Tự nghĩ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung mạnh dạn sâu sát ngăn chặn phần lớn việc ăn chặn tiền chính sách, nên tôi mới có cuộc sống như này.

Song, cũng biết thêm được nhiều kẻ còn bất lương. Chúng lợi dụng chức vụ, quyền hành ăn cả đất. Tận dụng dịch chết người để tham nhũng như cục trưởng, cục phó quản lý xuất nhập cảnh ở Bộ ngoại giao. Rồi đến bộ phận không nhỏ từ cấp tỉnh, tăng giá đút lót sản xuất kít chống dịch đe dọa đồng loại. Cấu kết tham nhũng làm giàu trên xương máu của nhân dân. Tôi càng thấy mừng khi nhà nước phát hiện, ra tay trừng trị và mong mọi người ủng hộ trừ khử chúng nó đi.

Tôi càng thương nhớ đồng đội từng dạy tôi trong ăn uống thời khó khăn của đất nước.

Trái tim người lính

Bạn đang đọc bài viết "Ăn tham (Tản văn)" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn