Hai người đàn bà đặc biệt và vĩ đại của đồng đội chúng tôi (câu chuyện thật của một liệt sỹ).

Ngan Doan   · 

25/07/2022 10:01

Theo dõi trên

 Mẹ Ma Thị Lỵ chờ con trai về hồi đầu tháng 4/1984 để cưới vợ cho nó.Nhưng..... nó không về được nên phải cưới vợ cho con khi con chưa về (phong tục người Tày là mượn rể).

Chờ mãi đến năm nay đã 96 tuổi mắt lòa, tai nghe chẳng rõ nữa mà thằng con trai vẫn chẳng thấy về..!

Còn người đàn bà trẻ kia ( nói là trẻ nhưng cũng đã ngoài 60 rồi.) Mong mỏi ước ao cùng với gia đình chuẩn bị chắc chắn đến cuối 4/1984 anh ấy sẽ về để tổ chức lễ thành hôn ngày thiêng liêng nhất của lứa đôi. Nhưng.....anh ấy không về được vì chiến sự sẩy ra. Vì là cán bộ chỉ huy nên phải ở lại cùng đơn vị chiến đấu. Đành ngậm ngùi cùng gia đình cười vắng mặt chú rể..! Đó là chị Hoàng Thị Chính vợ Liệt sỹ là vợ nhưng chưa có một ngày nào là vợ theo đúng nghĩa vợ chồng. Và đặc biệt hơn nữa là cô Hoàng Thị Chính đến bây giờ vẫn ở vậy cùng với gia đình nhà chồng chăm mẹ chồng già và thờ cúng chồng.

ch1atbls-1658735461.jpg
Mẹ Ma Thị Lỵ (bên trái) và con dâu Hoàng Thị Chính vợ Liệt sỹ Mai Ngọc Tính.

 

Còn Đồng đội của chúng tôi: Mai Ngọc Tính, nhập ngũ 8/1976 thuộc c3,d1,e122,f313 giữa 1979 đi học sĩ quan, đến cuối 1981 về c1,d1,e122 làm trung đội trưởng.đến cuối 3/1984 đơn vị đã giao giấy phép để về cưới vợ. nhưng sang đầu tháng 4/1984 chiến sự sẩy ra trên toàn tuyến biên giới vị xuyên nên đơn vị yêu cầu ở lại chỉ huy đơn vị sẵn sàng chiến đấu.ai ngờ đâu ở nhà bố mẹ đã cưới vợ vắng mặt mình . rồi ngờ đâu đến 28/4/1984 địch tấn công trên toàn tuyến biên giới Vị Xuyên.do tương quan lực lượng địch đông gấp nhiều lần, Mai Ngọc Tính đã hy sinh chặn bước tiến của quân xâm lược.

Đồng đội của chúng tôi đã anh dũng hy sinh trên điểm cao 772(c1, d1 e122) với cương vị Trung đội trưởng đến nay vẫn chưa tìm thấy hải cốt..

Vâng..! Đó là Liệt sỹ Ma Ngọc Tính quê xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình ( Chiêm hóa cũ) tỉnh Tuyên Quang.

Chiêm Hóa ngày 22/7/2022.
Trái tim người lính