Tác giả Nguyễn Trần Tiến (đứng giữa) tham gia tìm hiểu, nghiên cứu, trẻ tự kỉ tại trường mầm non Bim Bon – Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Trẻ tự kỷ hay gọi chính xác hơn là trẻ bị hội chứng RLPTK đã được các bác sĩ người Pháp ghi lại từ những năm 70 của thế kỷ 18, nhưng cho tới nay vẫn có nhiều quan niệm khác nhau về hội chứng này. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ đều có một số đặc trưng là khó khăn về giao tiếp, có hành vi, sở thích mang tính hạn hẹn, lặp đi lăp lại, không cảm giác, thụ động, chậm phát triển ngôn ngữ…
Vào thế kỷ trước, người ta cho rằng tự kỷ là một loại bệnh. Ngày nay các nhà nghiên cứu có quan điểm coi hội chứng này là một khuyết tật, vấn đề RLPTK được nghiên cứu nhiều hơn và đã có một số tiêu chí xác định cụ thể. Hầu hết các nghiên cứu đều nhận định rằng đây là một rối loạn phát triển thần kinh có nền tảng sinh học do nhiều nguyên nhân gây ra như các yếu tố tâm lý thần kinh, ô nhiễm môi trường, di truyền, phơi nhiễm vius….
Trên thế giới đã có rất nhiều các nhóm phương pháp nghiên cứu điều trị RLPTK, điển hình như: Phương pháp dựa trên phân tích hành vi ứng dụng (ABA); Phương pháp dựa trên tính cá nhân và sự phát triển (RDI); Phương pháp hỗ trợ giao tiếp (AAC, PECS..); Phương pháp trị liệu vận động, cảm giác; Phương pháp trị liệu qua hoạt đông nghệ thuật; Phương pháp điều trị dưỡng – sinh học – thuốc; Phương pháp ghép tế bào gốc tự thân từ tủy xương kết hợp với giáo dục can thiệp…. trong số các phương pháp này, qua thực tế đã có tác dụng nhất định đối với trẻ tự kỷ. Tuy nhiên một số phương pháp không có bằng chứng khoa học hoặc bằng chứng chưa rõ ràng.
Qua tìm hiểu, tâm lý học hiện đại phân loại nghiên cứu dựa trên lĩnh vực chuyên môn và định hướng nghiên cứu, một vấn đề có thể được tiếp cận bằng nhiều cách. Các chuyên gia tâm lý học hiện đại thường có bảy hướng nghiên cứu chính, gồm:
1. Nghiên cứu Tâm động học (Psychodynamic): Quan điểm này nhấn mạnh vào vai trò vô thức, trải nghiệm ấu thơ và các mối quan hệ cá nhân.
2. Nghiên cứu Hành vi (Behavioral): Quan điểm này hoàn toàn tập trung vào các hành vi có thể quan sát được hơn là nhấn mạnh trạng thái nội tâm.
3. Hướng nghiên cứu Nhận thức (Cognitive): Lĩnh vực này tập trung vào quá trình tâm thần như trí nhớ, tư duy, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ và ra quyết định.
4. Hướng nghiên cứu Sinh học (Biological): Hướng nghiên cứu này nhấn mạnh vào các cơ sở vật lý và sinh học của hành vi (như gen,di truyền…).
5. Hướng nghiên cứu Đa văn hóa (Cross – cultural): Quan điểm này xem xét hành vi con người giữa những nền văn hóa khác nhau.
6. Hướng nghiên cứu Tiến hóa (Evolutionary): Hướng nghiên cứu này áp dụng những nguyên lý của tiến hóa (như chọn lọc tự nhiên), quá trình tâm thần tồn tại vì chúng phục vụ một mục đích nào đó.
7. Hướng nghiên cứu Nhân văn (Humanistic): Quan điểm này nhấn mạnh vào vai trò của động lực trong suy nghĩ và hành vi, hiện thực hóa lý tưởng bản thân, thúc đẩy con người phát triển tiềm năng cá nhân.
Bảy hướng nghiên cứu của tâm lý học hiện đại trên chính là cơ sở khoa học xác thực để các chuyên gia, các nhà tâm lý, bác sĩ, giáo viên cơ sở chuyên biệt áp dụng các phương pháp chữa bệnh tư kỷ cho phù hợp với từng trẻ bị RLPTK. Đặc biệt gần đây tâm lý học tích cực tập trung vào việc giúp con người sống hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn đã trở thành phong trào tích cực, hiệu quả.
____________________________
(*) Học sinh Trường PTTH KHGD -Đại học KHGD
(Đại học Quốc gia Hà Nội)