Biểu diễn, sưu tầm nghiên cứu âm nhạc và những bài báo, tham luận từ các nhạc sĩ đồng hành cùng Hội và đất nước

Ths. Nhạc sĩ Lưu Hữu Chí (Chi hội Lý luận, Phê bình và Đào tạo)

14/09/2023 15:19

Theo dõi trên

Sau đây là tham luận của Ths. Nhạc sĩ Lưu Hữu Chí (Chi hội Lý luận, Phê bình và Đào tạo) tại Hội thảo "Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh - Dấu ấn những chặng đường" nhan đề "Biểu diễn, sưu tầm nghiên cứu âm nhạc và những bài báo, tham luận từ các nhạc sĩ đồng hành cùng Hội và đất nước" tổ chức ngày 22/8/2023.

Tóm tắt tham luận: Hoạt động về: biểu diễn; đào tạo; sưu tầm khảo sát nghiên cứu âm nhạc; xây dựng các đội văn nghệ không chuyên trong các đơn vị hành chính sự nghiệp; khuyến khích sử dụng âm nhạc Việt Nam trong một số mô hình hoạt động nâng cao thể chất sức khỏe, có kết quả và tạo thành sản phẩm; viết bài đăng báo và viết tham luận tham gia hội thảo, đăng trong kỷ yếu và trong các tạp chí chuyên ngành âm nhạc. Các hoạt động ấy đồng hành cùng đời sống âm nhạc của Đất Nước và Hội Âm nhạc TP.HCM.

Những ca khúc vang lên từ năm 1975 đến năm 1980 là những ca khúc mang đến thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đồng hành cùng những sáng tác mới ngợi ca toàn thắng. Có thể nói đại thắng mùa xuân 1975 đã đi vào lịch sử như một mốc son chói lọi, mở ra một giai đoạn mới rạng rỡ. Sự kiện vĩ đại ấy là nguồn cảm hứng lớn lao, mãnh liệt cho các nhạc sĩ. Năm 1975: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng (Phạm Tuyên). Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh(Xuân Hồng). Đất nước trọn niềm vui (Hoàng Hà). Tiếng hát từ thành phố mang tên Người (Cao Việt Bách. Đăng Trung)... Năm 1979: 40 thế kỷ cùng ra trận (Hồng Đăng)…

Trong cuộc đánh quân Trung Quốc xâm lược năm 1979 khi đó có 6 cặp vợ chồng người Mèo chiếnđấuanh dũngquả cảm.Nhà Văn Hóa quận3đã tạomộttác phẩm múađộc lậpca ngợi tinh thần anh dũng quả cảm chống lại quân xâm lược, tác phẩm múa mang tên Cuộc chiến đấu còntiếpdiễn.BiênđạomúaAnh Đào(diễnviên múacủa Đoàn CaMúaNhạc BôngSen). Nhạcsĩ Phạm Minh Tuấn được mời viết nhạc cho tác phẩm.

Năm 1980 có khoảng 400 nhóm ở phường xã và gần 300 nhóm ở các xí nghiệp của Thành phố. Các ban nhạc thường có hai nhạc công sử dụng hai đàn guitar (lead và bass), một nhạc công sử dụng organ, và một nhạc công chơi trống jazz.

Để đáp ứng đầy đủ cho một tác phẩm múa độc lập Cuộc chiến đấu còn tiếp diễn có nhiều kịch tính có cả tình huống hy sinh, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn đã tăng cường thêm cho Ban nhạc của Nhà Văn Hóa quận 3, thành là ba violon, đàn organ, 1 kèn clarinet, 1 kèn saxophon, 1 dàn trống jazz, và nhờ tôi chỉ huy. Tác phẩm múa được Quận đem đi thi trên Thành phố và xuất sắc đạtHuychương Vàng của Thành phố.Thêm mộtvinhdự,tác phẩm múa Cuộc chiếnđấucòntiếp diễn được Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh HTV mời đến trường quay của Đài để ghi thu hình. Thời kỳ đó một vở múa, một chương trình hay một tiết mục ca múa đặc sắc lắm mới được mờilên trường quay của Đài ghi hình sau đó phát lên sóng. Đó là năm 1980 trước năm thành lập Hội Âm Nhạc. Ngày28/11/1981 thành lập Hội Âm Nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, nơi hội tụ của các Chi hội âm nhạc hiện nay.

Những năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Giáo sư Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam, phân công nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và nhạc sĩ Nguyễn VănHoa (1937 - 2015) đặc trách sưu tầm và nghiên cứu dân ca từ miền Đông đến miền TâyNam Bộ. Những chuyến đi sưu tầm dân ca đã tạo ra sản phẩm sách: Dân ca Bến Tre 346 trang: minh họa (1981). Dân ca Kiên Giang 483 trang: minh họa, 6 tờ tranh ảnh màu (1985); Dân ca Cửu Long 391trang: minhhọa (1986); Dân ca Hậu Giang 666 trang: minh họa (1 phần màu) (1986); Dân ca Sông Bé 613 trang: tranh ảnh, nhạc (1991); Dân ca Đồng Tháp 480 trang, 32 tờ đính (tranh ảnh 1 phần màu): nhạc, bản đồ (1995).

Đoàn người đã đi, đi nhiều lắm, đi đến từng ngôi làng, chòm xóm của các tỉnh Bến Tre,Kiên Giang, Cửu Long, Hậu Giang và còn đi nữa, chưa chịu ngừng... Khi đoàn người đi gần hết tỉnh Sông Bé là lúc tôi “đuổi kịp” và gia nhập đoàn: Đoàn sưu tầm dân ca Nam Bộ. Người lớn nhất trong đoàn so với người trẻ nhất có độ dày thời gian cách nhau 30 năm. Đoàn chúng tôi như một gia đình hạnh phúc.

Chúng tôi đi, có các bạn thanh niên trong xã, ấp  dẫn đường. Chúng tôi dừng lại ở một“kho” nào đó để thu ghi, có các em nhỏ xúm quanh. Các em nghe âm thanh câu hò, điệu hát mà diễn tả thật đơn giản, cụ thể như thấy bằng mắt, cầm bằng tay: “Cái này bà ngoại con nhiều lắm”; “dì Năm bên nhà làm tối ngày”.

Chúng tôi theo các em đến nhà bà ngoại, rồi đến nhà dì Năm... Trong lúc chúng tôi thu, các dì còn chỉ dẫn thêm làng trên, xóm dưới có bà Năm hò cấy, chú Tư hò ghẹo, hò o mèo...

Trẻ em đông, người lớn cũng đông, các dì, các bà, các chú đi chợ, đi ruộng về ngang qua, thấy đông, ghé xem để biết sự tình... Thế là chúng tôi thu mệt nghỉ, “kho tàng” thì di động, còn người khai thác được ngồi một chỗ mà dồn của cải vào hầu bao. Các dì còn giữ lại ăn cơm, cơm gạo mới thơm phức; rồi lại còn hẹn ngày mai quay lại, “tao còn nhiều lắm, thiếu gì”.

Miền Đông, đất Sông Bé hẳn là đất đỏ, đồi núi, rừng nhưng cũng không thiếu những đồng ruộng rộng lớn, cộng với cái nắng của tiết trời tháng tư đổi mùa, đang đổ xuống lại thấy ruộng đồng lớn hơn thêm. Anh thanh niên dẫn đường lấy thuốc ra châm hút rồi dẫn chúng tôi xuống đường ruộng, tôi chạnh lòng nghĩ đến vượt tuyến băng lộ thời chiến tranh. Cái nghĩ thoáng ấy cũng qua nhanh, bởi cái ruộng nước chúng tôi đang đi ngang nhắc nhớ đến câu hò: “Ruộng gòcấy lúa Ba Xe/ Thấy em còn nhỏ anh ve để dành”, “Ruộng gò cây lúa Nàng Co/ Thương anh thương đại để anh gò mất công”.

Tôi đi cuối cùng, nhìn thấy mẩu thuốc dưới đường, sợi khói nhỏ cuối cùng yếu ớt bay lên. Hàng tre ven làng làm dịu cái nắng. Con đường băng ruộng chúng tôi vừa qua khỏi, chỉ dài bằng một điếu thuốc! Tôi nghĩ đến cách diễn tả thời khắc của ông bà trong dân gian “Không xa đâu,đốt hết điếu thuốc là tới”, hay “Gần thôi, nhai dập miếng trầu là thấy” thật gần gũi, rõ ràng.

Đoàn sưu tầm dân ca Sông Bé có nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, nhà thơ Lê Giang, nhạc sĩ Nguyễn Văn Hoa, nhà thơ Từ Nguyên Thạch (Hội Văn học Nghệ thuật Sông Bé), nhạc sĩ Lê Anh Trung vàtôicùngcác anhchị củađịa phương.Ngàycuốicùng29/7/1988,tôi chính thức được giao chức tổ trưởng nhóm trẻ đi sưu tầm dân ca, thơ ca hò vè gồm 4 người: tôi, nhạc sĩ Lê Anh Trung, anh ThanhHải(quê ở Sông Bé), chị Kim Huê (sinh ra và lớn lên ở Bình Dương, Sông Bé).Vậy là

hoạt động đóng góp của tôi vào mảng sưu tầm đã tiến thêm. Chúng tôi đi tìm kho báu vô hình, nhạc sĩ Phan Nhân viết ca khúc Như mây lang thang, Thân thương tặng đoàn sưu tầm dân caNam Bộ. (Nhạc sĩ Phan Nhân 1930 – 2015).

Chúng tôi lại lên đường đến tỉnh Đồng Tháp. Đoàn sưu tầm đã đi khắp địa bàn của 2 thị xã Cao Lãnh, Sa Đéc và chín huyện: Cao Lãnh, Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông, Tân Hồng, Hồng Ngự, Châu Thành, Lai Vung và Thạnh Hưng. Đồng Tháp là một trong những nơi có mộttrữ lượng dân ca – ca dao hết sức dồi dào, phong phú và đa dạng.

Khoảng tháng 5 năm 1992, chúng tôi về huyện Tháp Mười, bắt đầu thực hiện dự án công trình sưu tầm Dân ca Đồng Tháp. Nhạc sĩ Phạm Khiêm thay mặt Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Tháp đưa chúng tôi về xã Tân Kiều, nơi đây có những giọng “hò chiến” trong các vạn cấy ngày xưa. Ngồi vỏ lãi phóng “nước kiệu”, dưới nắng chói chang, mồ hôi nhễ nhại, mọi người đều uể oải. Có một chiếc vỏ lãi đang chạyngược chiều. Khi hai chiếc vỏ lãi lướt qua, bỗng Phạm Khiêm vọt đứng lên, kêu lớn: “Chú Bảy ơi, Chú Bảy… cháu là thằng Khiêm đi kiếm chú đây nè!”. Thật là may mắn! Sau khi nghe chúng tôi năn nỉ, ông Bảy Ngô Trung Trực (73 tuổi) và bà Lê ThịLuân (62 tuổi), hoãn chuyến đi dự đám cưới, rồi cho vỏ lãi quay đầu, đưa Đoàn sưu tầm về nhà của hai ông bà.

Điệu hò cấy chính cống của Đồng Tháp Mười, là một trong những giọng hò độc đáo củadân ca người Việt ở Nam Bộ. Một câu hò sành điệu có 3 cái kể xen kẽ với 3 con xô, nghĩa là 3lớp mái xen kẽ với 3 lớp trống.

Câu Hò cấy do bà Lê Thị Luân hò chính (cái kể) và ông Ngô Trung Trực phụ họa (con xô):

Bà Luân kể: Hò ơ... Tôi khéo khen anh Sáu Chơi, hò cuộc cũng hay mà hò mép hò môi thời cũng lẹ. Anh cất tiếng lên rao thiệt giòn, mà khi anh hát lên cao hay thả giọng trầm như đờn cò Xuân Nữ có oán có ai có hồi rỉ rả rồi khi anh dứt chót giọng ờ ơ ơ hơi đã còn dư ư hư.

ÔngTrựcxô:Hơ ơ...hòa hơ ơ, hơ ư hư ư

Bà Luân: Hò ơ... Khi tức cảnh hò chúc cũng hay, hò tình cũng giỏi, hò chào hò hỏi cũng tài, hò tích hò truyện nghe khoái lỗ tai, hò thở hò than ai ai ơ hơ... rồi cũng muốn khóc ư hư…

Ông Trực:Hơ ơ hò a hơ ơ hơ, hơ ư hư ừ hư…

Bà Luân: Hòa hơ... Vậy anh kể từng hồi chơn tóc kẽ răng, nhớ đến công cuộc mần ăn có hơn có thiệt có ly có biệt, lúc bổng lúc trầm, khi nực cười thầm nôn ruột mà nghe anh dứt chót thả giọng mà nghe cũng đủ ơ hơ hơ mùi thấu ruột thấu gan ư hư...

ÔngTrực: Hơ ơ hòa hơ ơ hơ, hư ư hư ừ hự…

Ông Sáu Chơi, người “nghệ sĩ dân gian” được tôn vinh trong câu Hò cấy trên, nổi danh ở vùng Cao Lãnh, Tháp Mười, Cái Bè, Cái Lây, Sa Đéc, được bà con chòm xóm vùng này luôn nhắc đến. Khi mẹ ông Sáu Chơi qua đời, nhà nghèo không có tiền mua quan tài mai táng mẹ, ông ngồi bên thi thể mẹ mà cất giọng hò thê thảm suốt ngày đêm. Bà con chòm xóm nghe “thấu ruột thấu gan” và quyên góp ít tiền giúp ông trong việc chôn cất mẹ.

Chỉ một năm sau, những câu Hò cấy Tháp Mười, Cao Lãnh đã “tái xuất huy hoàng” trong phim tài liệu nghệ thuật Tiếng vọng đồng quê qua giọng hò mùi mẫn của ca sĩ Đào Đức và Bích Phượng.

Nghe đồn bà Nguyễn Thị Mè (71 tuổi) ở xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, vốn là một “tay hò chiến” còn sót lại. Chúng tôi sốt sắng chuẩn bị máy ghi âm, máy chụp hình, sổ tay điền dã… đến nơi, bà Mè đang bị bịnh, đau cổ họng, không còn nhớ gì. Ngoài trời thì mưa lâm râm. Chúng tôi đang “ngồi chơi xơi nước” thì đoàn làm phim Tiếng vọng đồng quê vừa đến (như đã hẹn trước). Tác giả kịch bản Lê Giang và đạo diễn Cổ Trường Sinh ra sức năn nỉ ỉ ôi, nói rõ đâylà bộ phim “Hò Nam Bộ” để chiếu trên truyền hình TP. Hồ Chí Minh, dì ráng ủng hộ! Bà Mè thấm ý và tự nhiên cảm thấy khỏe trong mình, liền chuẩn bị trang phục giống như thợ cấy ngày nào. Bà quấn chiếc khăn choàng hầu, mặc áo dài đen buộc gọn vạt trước, vạt sau để phủ kín che môngcho“lịch sự” khi phải lomkhomcấymạ.Bàcòngọithêmhaingườinữa để vừa cấyvừahò đối đáp.

Trời vừa ngớt mưa, camera bấm máy, bà Mè hò chính, hai bà kia phụ họa, trên thửa ruộng sau nhà: Hơ... Ngó trên trời sao giăng tứ phía, ngó về ngoài biển đất đương lở đương bồi. Đôi đứa ta dĩ lỡ nhau rồi chàng than thiếp thở, phụ mẫu đứng ngồi ôi lại sao yên...

Hôm nay, những “nghệ sĩ dân gian” đã lần lượt ra đi vào cõi vĩnh hằng. Họ đã “chọn mặt” chúng tôi để gởi “vàng” những bài dân ca vô cùng quý báu. Ơn này, chúng tôi nhớ mãi.

Điểm qua tư liệu sưu tầm được, kể ra một số thể loại dân ca lưu truyền trong sinh hoạt cahát dân gian như: Hát đưa em, Hát huê tình, Hò huê tình, Hò cấy, Hò khoan, Lý, Nói thơ, Đồng dao, Nói vè... Nơi hội tụ các làn điệu dân ca với số lượng và chất lượng đáng kể 2 bên tả ngạn sông Tiền là Cao Lãnh, hữu ngạn là Sa Đéc, Nha Mân.

Bốn tháng ròng rã đi tìm được vài bài Lý, nay đến Bốn huyện Châu Thành, Lai Vung,Thạnh Hưng, Thanh Bình nằm giữa sông Tiền và sông Hậu sưu tầm được 44 bài Lý: 19 bài ở Châu Thành, 17 bài ở Lai Vung, 6 bài ở Thạnh Hưng, 2 bài ở Sa Đéc.

Hai chuyên đề luôn được nhắc tới trong các tiểu luận là Thể loại và Thang âm điệu thức.Khi khảo cứu chuyên sâu có thể thấy thể loại hát ru Đồng Tháp tập trung 3 kiểu hát – hát lòng bản, tiêu biểu của Nam Bộ. Ba lối hát này không có những dị biệt lớn. Nhưng khi nghe càng lâu càngthấm,có thể nhận biết nhữngnétriêngbiệthết sứctế nhị bịchi phốibởithangâmđiệu thức. Như lối hát ru được phổ biến rộng rãi khắp Nam Bộ có thang 4 âm. Lối hát ru mang tính đặc thù củaNamBộ, nghe lâmlymùi mẫn có thang 5 âmđiệuthức Oán. Lối hátru từlối hát4 hoặc 5âm ấy chuyển một cách tự nhiên qua thang 3 âm tạo hiệu quả tương tự với dân ca Khme Nam Bộ hoặc dân ca Bắc Bộ.

Đi sưu tầm dân ca, đối với những người xuất thân từ tân nhạc, là đi tìm hiểu và học tập các nghệ nhân. Cuộc điền dã năm 1992 của đoàn sưu tầm được kết tinh trong cuốn Dân ca ĐồngTháp xuất bản năm 1995.

*

Năm 2002 có dịp biểu diễn và phục vụ biểu diễn. Cứ hai năm một lần tôi tập hợp anh em trong Ban Tuyên giáo Thành ủy Tp.Hồ Chí Minh lập thành đội Văn nghệ tham gia Hội diễn, có

hỗ trợ của vũ đoàn Mai Trắng. Thành lập và tham gia biểu diễn cùng đội 14 năm tại thành phố mang tên Bác Hồ. Năm nào tổ chức thì năm đó chúng tôi đoạt giải, giải cá nhân và giải chương trình, thấp nhất là Giải 3 hoặc Giải B. Giải chương trình cao nhất đạt được vào năm 2010, dàn dựng chỉ huy ca múa nhạc Chương trình mang tên Dặm đường non nước nghìn năm, đạt giảiXuất sắc Hội diễn do Công đoàn viên chức thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 2 năm 1 lần.

Năm 2014 chương trình Bài ca đất nước, đạt giải A Hội diễn Công đoàn viên chức thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 10 năm 2014 nhà thơ Dương Trọng Dật viết bài thơ dài có tên là Bản trường ca màu tím, Tặngđội văn nghệ Ban Tuyên giáo Thành ủy, đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng:

Khi tôi còn là hạt bụi

Người đã lên đường đi xa… Giữakhánphòngtrangnghiêm Tôi chợt thấy toàn thân run lên Ngỡ mình đang bồng bềnh trôi Bốn phía lung linh

Huyền ảo những đóa hoa màu tím Câu hát thổi vào tim

Cơn gió chướng Tháp Mười ngọt lịm Tôi ngỡ mình hóa cánh hải âu

Giữa bầu trời thiên thanh rực nắng Sài Gòn

Tiếng há tem bay lên

Từ Nhà Rồng, Bến Nghé, Ba Son Từ bước chân Ngườ ibốn biển bôn ba

Theo ngọn sóng nhân dân Từ cay cực lầm than dân tộc Từ dâu bể trầm luân

Nước mất nhà tan Từ máu và nước mắt

Từ ý chí quật khởi muôn đời

Ngang giáo non sông trải mấy thu…(Câu thơ của Phạm Ngũ Lão)

Các bài báo và tham luận về âm nhạc:

Tháng Tám năm 1945 Lên Đàng giành chính quyền. Đăng trong Tạp chí Sổ tay xây dựng Đảng – Ban Tuyên Giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2016) (Tháng Tám năm 1945 lênđàng giành chính quyền (hcmcpv.org.vn).

Từ “Bài hát Khởi nghĩa” đến “Lên đàng” giành chính quyền tháng 8 năm 1945. Đăng trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Vai trò của văn học nghệ thuật và văn nghệ sĩ Sài gòn - Chợ lớn - Gia định góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước do Ban Tuyên giáo Thành

ủy tổ chức, Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật và Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố thực hiện (2016).

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước với bài ca “Giải phóng miền Nam”. Đăng trên Tuần báo Tin tức số 17+18, Kênh thông tin của Chínhphủ doTTXVN pháthành (2017) (Nhạc sĩ Lưu HữuPhước vớibài ca ‘Giải phóng miền Nam’ | baotintuc.vn).

Bản sắc dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật của nhạc sĩ – người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa nghệ thuật. Đăng trong hai kỷ yếu, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Bản sắc nghệ thuật trong sáng tạo nghệ thuật âm nhạc hiện naydo Hội Âm nhạc Tp. HCM tổ chức thực hiện (2017), và Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Hội Nhạc sĩ Việt Nam 60 năm đồng hành cùng dân tộc do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức thực hiện (2017). Và đăng trong Thông báo khoa học số 53 Nghiên cứu Âm nhạc - Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Viện Âm nhạc (2018).

Tiến về Sài Gòn như định hướng báo trước! Đăng trên báo Công an TP. Hồ Chí Minhonline (2020) (Tiến về Sài Gòn như định hướng báo trước! (congan.com.vn).

Cuối năm 2022, và đầu năm 2023 tham gia biểu diễn âm nhạc tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ.

Hòa với đời sống thưởng thức nghệ thuật âm nhạc của Thành phố, cũng là mục đích giới thiệu và lan tỏa nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng hòa tấu các bản nhạc giai điệu Việt Nam,làm tăng giá trị tác phẩm âm nhạc Việt, thu hút, giao lưu sâu rộng với khán giả, ban tổ chức mời tác giả biên kịch, đạo diễn phim Đất phương Nam Nguyễn Vinh Sơn đến dự, và tôi chỉ huy dàn nhạc tác phẩm âm nhạc Đất phương Nam (âm nhạc Lư Nhất Vũ), Thái Kiệt soạn lại cho piano và dàn dây, diễn (lần 1) ở Bảo tàng Lịch sử đường Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày 30/10/2022 trong chương trình Tâm Hồn Việt Nam.

Ngày 27/11/2022, chỉ huy biểu diễn bài Đất phương Nam (diễn lần 2); và Chương II Concerto cho piano số 2 của Chopin soạn lại trong chương trình The Tempo tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 23/4/2023, chỉ huy Concerto cho piano số 27 của Mozart soạn lại diễn tại Nhạc viện trong chương trình Beautiful Sounds

Ngày 7/5/2023 tham gia chương trình của Cantho Crescendo – Vũ điệu âm thanh gồm các điệu Vanse, Tango, Hành khúc. Chỉ huy diễn tấu hai tác phẩm âm nhạc                               trongchương trình có tên Sonoranse (Vũ điệu âm thanh) tại Cần Thơ với 9 loại nhạc cụ và 11 nghệ sĩ đến từ Nhạc viện và Nhà hát Giao hưởng Thành phố Hồ Chí Minh (gồm 18 tiết mục). Tiết mục mở màn Đất Phương Nam (diễn lần 3) soạn cho piano và bộ gỗ dùng mở màn thay lời giới thiệu. Và bản nhạc My heart will go on (Nhạc Jemes Horner. Lời Wilbur H. Jennings) cho phim Titanic, viết cho các nhạc khí của dàn nhạc giao hưởng dùng kết thúc chương trình, chào khán giả tại Hội trường Rùa trường Đại học Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ.

Bài nhạc Đất phương Nam là từ bài Bài ca Đất phương Nam, dạo đầu là những câu hòmang âm hưởng đặc sắc của các giọng hò trên sông nước và điệu hò trên cạn của đất Nam bộ... Đoạn I chậm rãi tình cảm, mang hơi thở điệu Oán với điệu Nam, nhịp điệu mô phỏng âm hưởng tiết tấu trong ca nhạc tài tử Nam bộ.

Âm nhạc Tây phương với âm nhạc Việt Nam khác mà giống, giống mà khác nhau. Phương Tây là 12 bán cung đều. Âm nhạc Việt Nam có đều, có cả âm non âm già.

Dân ca và giao hưởng là hai thể loại hoàn toàn độc lập. Cả hai đã được kết hợp trongchương trình Cần Thơ Crescendo 2023. Có thể nói là bằng sự tinh tế và tài hoa thì các nghệ sĩ đã mang đến cho khán giả một đêm diễn thật là cảm xúc. Một bài hát cũ nhưng được làm mới, cảdàn nhạc thính phòng với 9 nhạc cụ tham gia biểu diễn. Có mặt tại đêm diễn nhiều khán giả không khỏi ngạc nhiên xen lẫn thích thú. Kết hợp giữa hai thể loại âm nhạc hoàn toàn trái ngược đó là điều không dễ. Mỗi sự cố gắng đều mang đến trái ngọt, hơn 900 khán giả đã nán lại đếncuối buổi diễn để thưởng thức các tiết mục. Điều này đã vượt quá sự mong đợi. Chương trình đã mangđến cho khán giả mộtbữa tiệcâmnhạc hấpdẫn đầymàusắc,lantỏa mộtphầnnàoâmnhạc cổ điển đến với mọi người. Thổi một luồng gió mới cho những ca khúc vốn đã quen thuộc trong ký ức của những người con miền Tây.

(Các bài Đất phương Nam, My heart will go on, Concerto piano của Chopin và Mozartđược soạn lại cho dàn nhạc giao hưởng thu nhỏ - một số nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng, do Thái Kiệt (đang theo học sản xuất âm nhạc tại Đại học Mahidol, Thái Lan). Đảm trách diễn tấu piano, Thạc sĩ Nguyễn ThúyUyển (giảng viên khoa piano, Nhạc Viện Thành phố Hồ Chi Minh).

Cổ vũ cho phong trào tập yoga đang phát triển,tập yoga để tăng cườngsức khỏe dẻo dai, sử dụng yoga biểu diễn trong các hoạt động văn hóa xã hội, đã tham gia hoạt động của Đài HTVbiểu diễn yoga trên nền nhạc bài Bên tượng đài Bác Hồ (Lư Nhất Vũ và Lê Giang) trong Đài HTV nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/2023.

Ngày21/6/2023, ngàyQuốc tế Yoga lần thứ 9 diễn ra trên toàn thế giới với chủ đề “Một thế giới, một sức khỏe chung”. Tại Việt Nam, để kỷ niệm ngày này và nâng cao nhận thức về lợi ích của yoga với sức khỏe, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà nội và Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Thànhphố Hồ Chí Minh hợp tác với nhiều tỉnh thành Việt Nam tổ chức chương trình đồng diễn yoga. Tham gia hoạt động của Hội hữu nghị Việt Ấn Thành phố Hồ Chí Minh, đã biểu diễn yoga cũng trên nền nhạc bài Bên tượng đài Bác Hồ (Lư Nhất Vũ. Lê Giang) trên sân khấu, và đã cùng hơn

1.000 người đồng diễn yoga lần thứ 9 tại đường Lê Lợi, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua sự kiện nhằm góp phần đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Đềxuất:

Sử dụng Sân Khấu Hội trường tại 81 Trần Quốc Thảo như một nơi luyện tập và biểu diễn thường xuyên của hội viên.

Hội tổ chức đưa hoạt động “nhóm ThS Nguyễn Thúy Uyển” về luyện tập biểu diễn ở Hội trường 81 Trần Quốc Thảo.

Nâng công nghệ biểu diễn lên như “hiện tượng” Khuất Vinh Gala Sao Mai trở vềđất Mỏ năm 2019 vừa qua. Mời Khuất Vinh về Hội giao lưu trao đổi học thuật.

 "Theo Kỷ yếu Hội thảo Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh" 

----------------------

TÀILIỆUTHAM KHẢO:

Đi tìm kho báuvô hình– LưNhấtVũ.Lê Giang. LêAnh Trung. Liên hiệp các HộiVănhọc Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà Xuất bản Văn hóa - Văn nghệ.

Thang Âm Điệu Thức trong âm nhạc truyền thống một số dân tộc miền Nam Việt Nam – Viện Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Dân ca Đồng Tháp – Hội Văn học Nghê thuật, Sở Khoa học - Công nghệ & Môi trường Đồng Tháp. Nhà Xuất bản Tổng hợp Đồng Tháp.

https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn/Item/ItemDetail/581771

https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn/Item/ItemDetail/26873

https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn/Item/ItemDetail/26871

https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn/Item/ItemDetail/579849

https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn/Item/ItemDetail/54642

https://phucvu.thuvientphcm.gov.vn/Item/ItemDetail/19334

Bảntrườngcamàutím|BÁOSÀIGÒNGIẢIPHÓNG (sggp.org.vn)

https://thanhnien.vn/nhung-nhom-ca-khuc-chinh-tri-thap-nien-1980-185706381.htm

Vui    với    “Bài    ca    Đất    phương    Nam”    |    Hội    Nhạc    Sĩ    Việt    Nam    (hoinhacsi.vn). https://hoinhacsi.vn/vui-voi-bai-ca-dat-phuong-nam

https://www.facebook.com/CHUONGTRINHBIEUDIENNVTPHCM

Miền Tây hôm nay tối-09/5/2023-Video đã phát trên VTV-CAN-THO|VTV.VN

Hơn1.000người đồng diễn  yoga ở TP Hồ Chí Minh (laodong.vn)

Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 9 tại Hà Nội thu hút hơn1.000 người tham dự|Thểthao|Vietnam+ (VietnamPlus)

Vinh Khuất với phong cách riêng tràn đầy năng lượng-Video đã phát trên VTV|VTV.VN