“Bữa trưa công sở” – nét mới trong văn hóa ẩm thực Hà Nội ngày nay

Th.S. Nguyễn Thị Huệ*

25/11/2023 21:44

Theo dõi trên

Hà Nội tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa một cách nhanh chóng, hình thành nên cơ cấu xã hội đô thị với những tầng lớp và nghề nghiệp khác nhau. Đặc biệt, xuất hiện ngày càng đông đảo tầng lớp người là nhân viên tại các công sở, văn phòng. Nhóm đối tượng này với hoạt động trong thời gian nghỉ trưa là đối tượng nghiên cứu chính của vấn đề . Để cung cấp những căn cứ khoa học cho kết quả nghiên cứu, vấn đề  đã tiến hành khảo sát 250 người làm việc tại các văn phòng, công ty, cơ quan nhà nước tại Hà Nội thông qua hình thức trả lời bảng hỏi và ghi nhận được nhiều kết quả đáng chú ý.

1-bua-trua-cong-so-1700921105.jfif
 

Tóm tắt: Bài viết lựa chọn nghiên cứu về “Bữa trưa công sở” tại địa bàn Hà Nội vì đây là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội phát triển vào bậc nhất trong cả nước, là nơi có thể nói là tiếp nhận sớm nhất và nhanh nhất những yếu tố tác động từ bên ngoài vào xã hội nước ta. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng là vùng đất phát triển lâu đời trên nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, tư duy lối sống của người dân cũng được coi là tiêu biểu cho lối sống nông nghiệp khác hẳn với lối sống phóng khoáng tự do, mở rộng giao lưu và tiếp xúc với thế giới bên ngoài như Sài Gòn, Nam Bộ trước đây. Thông qua góc nhìn nhỏ từ “Bữa trưa công sở” bài viết hi vọng làm rõ phần nào sự thay đổi trong lối sống cá nhân và một phần nào đó sự biến đổi trong văn hóa gia đình ở đô thị Việt Nam hiện nay dưới tác động của thời kì CNH – HĐH đất nước.

Từ khóa: Bữa trưa; công sở; công nghiệp hóa - hiện đại hóa; đô thị; Hà Nội

“OFFICE LUNCH” – NEW FEATURE IN HANOI CUISINE CULTURE

NOWADAYS

         Abstracts: The article chooses to research "Office lunch" in Hanoi because this is the most developed economic, political and social center in the country, a place that can be said to continue receive the earliest and fastest factors affecting our country's society. Besides, Hanoi is also a land that has long developed on wet rice agricultural culture, the lifestyle of the people is also considered typical for an agricultural lifestyle that is completely different from a liberal lifestyle. , expanding exchanges and contacts with the outside world like Saigon and the South before. Through a small perspective from "Office Lunch", the article hopes to partly clarify the change in personal lifestyle and to some extent the change in family culture in urban Vietnam today under the author the period of industrialization and modernization of the country.

Keywords: Lunch; office; industrialization and modernization; urban; Hanoi

A. MỞ ĐẦU

Công cuộc đổi mới đã mở ra kỉ nguyên mới với sự thay đổi bộ mặt xã hội nước ta một cách nhanh chóng và toàn diện. Đồng thời với quá trình đổi mới nước ta đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH, xây dựng một xã hội công nghiệp, biến đổi toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ quản lí kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách thức phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại nhằm tạo ra năng xuất lao động xã hội cao. Ngoài những thay đổi về mặt vật chất đồng thời trong quá trình đổi mới cũng tạo nên sự thay đổi lớn trong lối sống của người dân để thích nghi với xã hội công nghiệp. Từ phương thức tư duy trọng tính cộng đồng, làm việc theo cảm tính chuyển sang một lối sống tư duy lý tính, đề cao tính cá nhân.

I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

          Đối tượng lựa chọn cụ thể của vấn đề  là bữa ăn của của nhân viên công sở tại Hà Nội.

        Khái niệm “nhân viên công sở” ở đây được dùng không phải chỉ nghĩa hẹp là đối với những người làn trong cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam mà là toàn bộ nhóm đối tượng người làm việc trong các văn phòng, cơ quan doanh nghiệp, tổ chức nói chung có quy định làm việc theo lịch làm việc cố định về thời gian nghỉ trưa. “Bữa trưa công sở”: trong vấn đề  sử dụng như một thuật ngữ là một danh từ với ý nghĩa chỉ cách thức sử dụng thời gian nghỉ trưa của nhân viên làm tại các công sở bao hàm cả hoạt động ăn trưa và các hoạt động khác như: giải trí, nghỉ ngơi, mua sắm…Theo nghĩa rộng, “văn hóa ẩm thực” là một phần văn hóa nằm trong tổng thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm… khắc họa một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia…Nó chi phối một phần không nhỏ trong cách ứng xử và giao tiếp của một cộng đồng, tạo nên đặc thù của cộng đồng ấy. Trên bình diện văn hóa tinh thần, văn hóa ẩm thực là cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến các món ăn, ý nghĩa biểu tượng tinh thần trong món ăn đó, “qua ăn uống mới thấy con người đối đãi, ứng xử với môi trường tự nhiên, và đối đãi với nhau như thế nào? Theo nghĩa hẹp “văn hóa ẩm thực” là những tập quán và khẩu vị của con người, những ứng xử của con người trong ăn uống, những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống, những phương thức chế biến, bày biện trong ăn uống và cách thưởng thức các món ăn. Vấn đề  mong muốn làm rõ nét mới trong trong khía cạnh giao tiếp, ứng xử thông qua bữa ăn trưa, văn hóa ẩm thực thông qua bữa trưa của nhân viên công sở chứ không đi sâu vào nghiên cứu ẩm thực Hà Nội như là: cách thức chế biến món ăn, thành phần, các loại món ăn của người Hà Nội. Vấn đề  mong muốn đứng trên góc nhìn về văn hóa ẩm thực và sự biển đổi của nó để qua đó nêu lên sự biến đổi trong xã hội dưới tác động của quá trình CNH – HĐH hiện nay.

Và khái niệm “người Hà Nội” hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những người đang sống và làm việc tại Hà Nội chứ không chỉ hiểu theo khía cạnh những người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, hay có nguồn gốc gia đình sống lâu đời tại mảnh đất này.

II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.

Trên thực tế trong lĩnh vực nghiên cứu chưa có một công trình nghiên cứu hay cuốn sách nào trực tiếp khảo sát về vấn đề bữa trưa của nhân viên công sở hiện nay. Đa số các công trình nghiên cứu có liên quan đều đề cập đến các vấn đề có quy môn lớn, hướng tới mục đích làm rõ sự biến đổi của văn hóa và lối sống nói chung của người Việt Nam trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước. Một trong những công trình tiêu biểu là cuốn “Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên). Công trình nêu lên sự biến đổi nhanh chóng của cơ chế thị trường kéo theo sự thay đổi của con người về nhu cầu vật chất và tinh thần cũng như lối sống của người dân Việt Nam hiện đại. Hay trong tác phẩm “Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập” của PGS.TS Nguyễn Văn Dân có những nghiên cứa cơ bản về sự thay đổi lối sống của người dân dưới tác động của thời kì đổi mới.

        Những tác phẩm những công trình nghiên cứu này là cơ sở lý thuyết quan trọng cũng như gợi ý bổ ích cho hướng đi và sự phát triển vấn đề .

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        Để đi tìm câu trả lời cho mục đích nghiên cứu, vấn đề  đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm khám phá đặc tính của đối tượng nghiên cứu. Tổng hợp, nghiên cứu và phân tích các nguồn tài liệu liên quan cho ta thấy được cách nhìn tổng quát về vấn đề, cung cấp cho vấn đề  tài liệu, khái niệm, cơ sở lý luận để nghiên cứu vấn đề. (2) Phương pháp quan sát rất có ích cho việc khám phá thêm về hành vi và thái độ của đối tượng nghiên cứu (3) Phương pháp điều tra bảng hỏi: các bảng hỏi được sử dụng để tìm ra những số liệu có tính chất thống kê một cách cụ thể các hành vi của đối tượng nghiên cứu.

cong-nghiep-hoa1-1700921471.jfif
 

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA VÀ SỰ HÌNH THÀNH LỐI SỐNG VĂN MINH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

1.1.QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM VÀ HÌNH THÀNH THÀNH LỐI SỐNG VĂN MINH CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam

        Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta kéo dài hơn 50 năm và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Công cuộc công nghiệp hóa được tiến hành ở nước ta từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960). Do tình trạng phát triển công nghiệp trong thời điểm đất nước có chiến tranh, nên giai đoạn đầu những thành tựu đạt được không lớn. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình CNH – HĐH ở nước ta, nước ta bước vào quá trình đổi mới. Trên cơ sở phát huy những thành tựu đã đạt được Đại hội toàn quốc lần thứ VII (1991) đã đề ra những chủ chương mới khắc phục những khó khăn hạn chế và thúc đẩy, phát huy những ưu điểm, bổ sung phát triển đường lối mới . Tác động của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa vào xã hội Việt Nam. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhanh chóng tác động mọi mặt đến xã hội Việt Nam và trên mỗi một lĩnh vực khác nhau có những ảnh hưởng ở nhiều mức độ.

Quá trình đô thị hóa

Đô thị (thành thị, thành phố) là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học, văn hóa của quốc gia, của vùng hay của địa phương; là khu vực hành chính tập trung với mật độ cao các cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa; là nơi tập trung sinh sống, sản xuất, buôn bán, dịch vụ của đông đảo cư dân là nơi gần các trục giao thông với mạng lưới giao thông hiện đại, là nơi cơ cấu công nghiệp, dịch vụ cao hơn nông nghiệp. Công nhiệp hóa và hiện đại hóa với mục tiêu xây dựng xã hội công nghiệp, phát triển kinh tế đất nước theo hướng hiện đại hóa. Ngoài kết quả về tăng trưởng và phát tiển kinh tế thì quá trình đô thị hóa là quá trình diễn ra mạnh mẽ ở nước ta. Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến năm 2007, cả nước đã có 729 đô thị bao gồm 2 đô thị đặc biệt: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội; 4 đô thị loại 1: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, và Huế; 13 đô thị loại 2; 36 đô thị loại 3; 39 đô thị loại 4 và 635 đô thị loại 5. Các đô thị giữ chức năng trung tâm hành chính-chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch-dịch vụ, đầu mối giao thông. Các đô thị là một phần không thể thiếu trong xã hội công nghiệp, là điều kiện căn bản để hình thành lối sống công nghiệp.

Cơ cấu dân số, lao động và nghề nghiệp

Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa với mục tiêu là phát triến kinh tế nâng cao đời sống đời sống người dân, gắn liền với quá trình đô thị hóa là sự thay đổi về cơ cấu dân số một sự biến đổi tất yếu của xã hội. Dân số Việt Nam ngày càng tăng nhanh và có sự chuyển dịch mạnh mẽ số lượng dân thành thị và lao động làm việc trong lĩnh vực kinh tế dịch vụ ngày càng tăng lên. Do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bộ phận người làm trong ngành công nghiệp chiếm số lượng ngày càng đông đảo. Đây là chủ thể sáng tạo hình thành nên lối sống công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Qúa trình công nghiệp hóa gắn liền với đô thị hóa đồng thời tạo nên sự chuyển dịch khối lượng lao động của các ngành kinh tế khác nhau.Tỉ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên. Nhóm lao động này sống và làm việc theo những khuôn phép nhất định trong xã hội công nghiệp với những quy định về thời gian, hiệu xuất làm việc, giao tiếp, trao đổi trong cuộc sống. Những điều kiện này quy định việc hình thành nên lối sống mới lối sống công nghiệp trong xã hội Việt Nam.

Giao lưu hội nhập quốc tế và văn hóa của Việt Nam. Đồng thời với quá trình CNH - HĐH, điều kiện tất yếu phát triển kinh tế đất nước là chúng ta phải hội nhập giao lưu tăng cường học tập kinh nghiệm và hợp tác quốc tế. Bên cạnh, những hợp tác quốc tế về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, kinh tế …chính là quá trình giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Quá trình giao lưu văn hóa đang diễn ra, rất nhiều những giá trị văn hóa từ nước ngoài du nhập vào xã hội Việt Nam. Đặc biệt là ở các đô thị, ta thấy xuất hiện hàng loạt những giá trị văn hóa mới như các loại hình âm nhạc, hội họa, kiến trúc, ẩm thực… từ nước ngoài tràn vào nước ta. Những giá trị văn hóa mới tiếp biến với nền văn hóa bản địa nước tạo cho nền văn hóa Việt ngày càng phong phú và đa dạng.

Hình thành lối sống và tác phong công nghiệp

“Lối sống là tổng thể, một hệ thống đặc điểm chủ yếu nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội các cá nhân trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định” [14;23]. Trong những năm đất nước ta đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa, hội nhập, giao lưu quốc tế, đặc biệt là qua các phương tiện thông tin hiện đại, các giá trị của toàn cầu hoá đã tác động mạnh mẽ tới lối sống Việt Nam, tạo ra những chuyển biến quan trọng. Những giá trị phổ quát của văn minh nhân loại thâm nhập xã hội ta được chọn lọc đón nhận trong xã hội Việt Nam. Lối sống thể hiện phổ quát nhất ở phương thức hoạt động kinh tế - xã hôi. Những phương thức sản xuất trên tiến và hiện đại của thế giới đã mở mang và nâng cao tầm hiểu biết cũng như phương thức hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khắc phục tư duy và thao tác của nền sản xuất nông nghiệp, thủ công; nâng chúng lên tầm tư duy và thao tác của nền sản xuất công nghiệp. Nhất là khi chúng ta hoà mạng Internet, quá trình đa dạng hoá, đa phương hoá liên kết và hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện cho các giá trị và các lối sống của nhiều dân tộc khắp hành tinh tác động tới lối sống từng cá nhân, gia đình và xã hội, người Việt Nam được hướng theo lối sống công nghiệp, hình thành phong cách quan hệ có tính sòng phẳng, thiết thực, thậm chí có khi đề cao tính thực dụng.

Biến đổi trong nhu cầu tiêu dùng: Nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và khản năng đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu tiêu thụ của xã hội. Mặt khác, nâng cao khả năng lựa chọn tiêu dùng theo khả năng kinh tế vì sở thích cá nhân.

Phương thức sản xuất - tiêu dùng được nâng lên cách thức và trình độ mới kéo theo hình thức sinh hoạt tương ứng. Tác phong sinh hoạt kiểu nông nhàn giờ đây được thay thế bởi cách thức sinh hoạt có nhịp điệu gấp gáp. Nhịp sống sôi động không chỉ do hoạt động của cơ chế thị trường, mà còn do nhịp điệu công nghiệp và không khí sinh hoạt quốc tế cuốn hút.

Lối sống trong giao tiếp: phương thức giao tiếp truyền thống của người Việt Nam được chuyển hoá theo hướng quốc tế hoá một cách nhanh chóng. Nhiều giá trị truyền thống trong các nếp sống phong tục tập quán, lễ nghi của người Việt Nam bị mai một. Hoạt động giao tiếp hiện nay chủ yếu diễn ra ở cơ quan. đoàn thể, xí nghiệp, trường học, nơi công việc kiếm sống, hối hả làm giàu.

Gia đình là tế bào của xã hội, những sự biến đổi xã hội có tác động đến sự hình thành và phát triển của gia đình. Đặc biệt là trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, gia đình Việt Nam đang có sự thay đổi nhanh chóng để phù hợp với điều kiện xã hội… “Cơ cấu và chức năng của gia đình thay đổi nhanh, khác với gia đình ở nông thôn: ở đô thị thường có nhiều gia đình hạt nhân, gia đình hai thế hệ. Ở đô thị, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, sự phân công lao động và các nghĩa vụ gia đình mang tính bình đẳng hơn, quan hệ giới cũng trở nên bình đẳng hơn.” [4;139]

Biến đổi trong gia đình là một trong những thay đổi của xã hội hay những giá trị của xã hội, làm cho sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống của gia đình truyền thống. Thay đổi chính bản thân gia đình và cũng là thay đổi hệ thống xã hội, làm cho xã hội trở nên thích nghi và phù hợp hơn với tình hình mới, thời đại mới.

ha-noi-cong-nghiep-hoa-1700921753.jfif
 

1.2.THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI CỦA MÌNH

1.2.1. Quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa tại thành phố Hà Nội. Thủ đô Hà Nội đã trở thành Thành phố lớn thứ 17 trên thế giới, với diện tích 3344,60 km2 (tăng hơn 3 lần so với năm 2008, chiếm khoảng 1% diện tích cả nước); dân số hiện gần 7 triệu người (tăng hơn 2 lần so với năm 2008, chiếm gần 8% dân số cả nước) và 555 đơn vị hành chính, trong đó cớ 29 quận, huyện và thị xã.[25; 18/5/2011]. Quá trình CNH – HĐH của thành phố Hà Nội diễn ra một cách mạnh mẽ chia làm nhiều những giai đoạn khác nhau. Năm 1991, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI (năm 1991) xác định cơ cấu kinh tế Hà Nội là công nghiệp - thương mại, du lịch, dịch vụ - nông nghiệp. Trong giai đoạn 1991 - 1995, thành phố đã tập trung đầu tư cho các cơ sở quốc doanh trọng điểm, làm ăn có hiệu quả, đồng thời chuyển hình thức sở hữu, giải thể hoặc cho thuê các cơ sở sản xuất quốc doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, không có khả năng vươn lên. Giai đoạn 1996-2000, thành phố tập trung nguồn lực phát triển kinh tế nhà nước trong những ngành, những lĩnh vực trọng yếu như kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, những cơ sở sản xuất và thương mại, dịch vụ then chốt Giai đoạn sau năm 2000 trở lại đây, thành phố Hà Nội chủ trương phát triển CNH – HĐH với hướng đầu tư chủ yếu cho công nghiệp sáng tạo. Công nghiệp được phát triển có chọn lọc, tập trung vào các ngành có trình độ công nghệ cao, như: điện tử - tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, cơ khí chính xác và vật liệu mới, các nhóm sản phẩm công nghiệp có lợi thế và thương hiệu. Rà soát, xây dựng, điều chỉnh quy hoạch các khu, cụm công nghiệp theo hướng bền vững; quan tâm xử lý, di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư theo quy hoạch Thành phố Hà Nội với hướng đi đúng đắn đã và đang đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình công nghiệp hóa hiện hóa.

1.2.2 Biến đổi của Hà Nội trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Ở Hà Nội, cho ta thấy nét đặc biệt trong sự biến đổi mọi mặt của đời sống xã hội như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số, biến đổi trong gia đình, lối sống văn minh công nghiệp, văn hóa v.v… Những biến đổi này khẳng định vai trò đầu tầu quan trọng của Hà Nội trong quá trình CNH – HĐH cũng như phát triển kinh tế của đất nước.… Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả kinh tế cao theo hướng hiện đại Hà nội trở thành trung tâm kinh tế chính trị hiện đại, hình thành nên xã hội với lối sống công nghiệp.

Quá trình đô thị hóa

Hà Nội là một trong những đô thị được xếp hạng đặc biệt tại Việt Nam. Mức và tốc độ đô thị hóa đạt cao. Hà Nội hình thành các khu đô thị các trung tâm dân cư tập trung với cơ sở hạ tầng hiện đại như là Khu đô thị mới Định Công, Khu đô thị mới Trung Yên, Làng Quốc tế Thăng Long, Khu đô thị mới Nam Thăng Long - Ciputra ..., các khu trung cư tập trung hoặc là các tòa nhà trung cư xen lẫn với các khu dân cư khác tạo nên diện mạo đô thị hiện đại cho Hà Nội.

Quá trình đô thị hóa của Hà Nội còn thể hiện qua hình thành các hệ thông giao thông vận tải, sân bay, các trung tâm mua sắm, trường học và bệnh viện… tất cả đều tập trung với mật độ dày đặc. Hà Nội hình thành các khu hành chính, chính trị của Trung ương và thành phố, có hệ thống công sở hiện đại, đặc trưng kiến trúc cao tầng, có quy hoạch cụ thể tạo thành nhưng khu trung tâm khác nhau. Quá trình đô thị hóa cung cấp cho người dân điều kiện sống hiện đại với những phương tiện kỹ thuật ngày càng tiên tiến nâng cao chất lượng cuộc sống. Thỏa mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại, vui chơi giải trí,… của người dân là cơ sở hình thành nên lối sống đô thị. Quá trình đô thị hóa của Hà Nội diễn ra lâu dài với nền tảng căn bản ở đô thị phong kiến trước đây. Việt Nam hiện nay, ta có thể nhận thấy một vấn đề là ở đa số các đô thị quá trình đô thị hóa và trình độ đô thị hóa vẫn còn thấp. Cụ thể chính là dù nhiều vùng địa phương được xếp và nhóm đối tượng là đô thị thế nhưng đây là các dạng đô thị không triệt để. Các nhóm đô thị này vẫn còn sự tồn tại khá rõ nét của xã hội nông nghiệp như là các hoạt động sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng… điều này tạo nên hiện tượng lối sống của người dân tại các đô thị này có sự pha trộn giữa lối sống công nghiệp và nông nghiệp, lối sống công nghiệp chưa thật sự rõ nét. Hà Nội với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ lại dựa trên nền tảng đô thị phong kiến tồn tại lâu đời tách dần đời sống của người dân theo hướng xã hội công nghiệp, xóa nhòa dần dấu ấn hoạt động của xã hội nông nghiệp. Thời gian đô thị hóa lâu dài, với trình độ cao tạo cho Hà Nội những giá trị văn hóa đô thị. Nhiều thành tựu cũng được định hình một cách rõ nét và có sự ổn định nhất định.

Cơ cấu dân số

Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị phát triển bậc nhất cả nước, hàng năm với lượng dân số tăng khá nhanh. Đặc biệt là hiện tượng tăng dân số cơ học chiếm tỉ lệ rất cao. Hà Nội trong thập niên trở lại đây là trung tâm thu hút luồng dân nhập cư cao nhất cả nước.

Hà Nội có rất nhiều những giá trị văn hóa đang được lưu giữ và phát triển. Xét ở góc độ nào đó, những luồng dân cư mới đến có tác động không nhỏ đến những giá trị văn hóa đang tồn tại trong đó có cả tác động tiêu cực và tích cực: Thứ nhất: người dân từ các địa phương khác đến Hà Nội sinh sống, làm việc tạo cho Hà Nội sự pha trộn những luồng dân cư. Nguồn dân cư mới đến Hà Nội mang theo những giá trị văn hóa của địa phương mình, làm giàu thêm cho nét văn hóa của Hà Nội. Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Hà Nội, đơn cử như trong ẩm thực ta có thể tìm thấy những món ăn ngon của hầu hết vùng miền trong cả nước và nước ngoài. Thứ hai: luồng dân cư mở tạo nên xu thế mở trong tiếp nhận những giá trị văn hóa từ bên ngoài. Những giá trị được tiếp nhận và biến đổi sao cho phù

 hợp nhất với cuộc sống hiện đại. Nhưng đôi khi sự tiếp nhận một cách quá ồ ạt và không có định hướng lại làm mất dần đi nét thanh lịch, tao nhã trong văn hóa của người Hà Nội xưa. Luồng dân di cư đến quá nhanh và đông tạo nên áp lực lực cho đô thị như vấn đề nhà ở, các phúc lợi xã hội, ô nhiễm môi trường…

Về biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp:

Sự chuyển biến từ đan xen giữa các ngành phi nông nghiệp và nông nghiệp sang định hình cơ bản ngành nghề phi nông nghiệp. Nếu như vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, nhiều vùng nội thành của Hà Nội vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp như trồng húng thơm ở Láng (Đống Đa), trồng hoa ở Ngọc Hà, Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm (Tây Hồ), trồng rau muống ở nhiều quận nội thành thì đến nay hầu như không còn. Tại các quận nội thành mới mở rộng như Hoàng Mai, Long Biên dù vẫn còn cư dân nông nghiệp, nhưng tốc độ chuyển đổi sang sản xuất phi nông nghiệp cũng diễn ra khá nhanh chóng. Hà Nội là một trong những trung tâm dân số có chỉ số đào tạo trình độ học vấn cao nhất cả nước, nơi tập trung phần lớn những đối tượng người lao động chất lượng cao qua đào tạo. Trên địa bàn thành phố đã có 54 trường đại học và cao đẳng với 48.579 cán bộ giảng viên, chiếm gần 30% lực lượng giảng viên các trường đại học và cao đẳng trong cả nước; 112 viện nghiên cứu khoa học công nghệ với vài chục ngàn cán bộ nghiên cứu ở hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ; 130 trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc các loại hình nhà nước, tư nhân, các tổ chức đoàn thể - xã hội; trên 14.000 nhân lực (những người có trình độ đại học trở lên) khoa học công nghệ đang làm việc tại các sở ban ngành thành phố. Trên địa bàn có nhiều lực lượng nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ khác nhau, trong đó đáng lưu ý là những lực lượng thuộc lĩnh vực công nghệ cao (thông tin, sinh học, vật liệu, điện tử - tin học - tự động hóa, cơ khí…). Ngoài các tổ chức khoa học công nghệ truyền thống thuộc loại hình nhà nước, đã xuất hiện những loại hình tổ chức mới với đội ngũ nhân lực năng động: hình thành 13 trung tâm tư nhân họat động khoa học công nghệ; 34 trung tâm loại hình đoàn thể xã hội; 6 tổ chức khoa học công nghệ có vốn nước ngoài. Các khối lượng dân cư này là nhóm đối tượng tư duy mở dễ dàng tiếp nhận cũng như học hỏi những giá trị văn hóa mới từ các vùng khác hay từ nước ngoài. Họ là những lớp người đi đầu trong việc tạo nên những thay đổi và hình thành lối sống công nghiệp hiện đại trong lòng đô thị.

Biến đổi trong lĩnh vực văn hóa – xã hội của người Hà Nội trong thời kì CNH – HĐH:  Lối sống công nghiệp là khái niệm chỉ lối sống được hình thành trong xã hội công nghiệp. Nước ta vẫn ở thời kỳ xây dựng CNH – HĐH cho nên bộ phận lối sống này chỉ hình thành và tập trung tại các đô thị lớn. Trải qua thời gian dài, trong xã hội có sự tách biệt tương đối giữa lối sống trong xã hội nông nghiệp, tư duy tiểu nông với lối sống công nghiệp.

Hà Nội là một trong những cái nôi hình thành cho lối sống công nghiệp ở Việt Nam ta có thể thấy rõ nhất những biểu hiện của lối sống công nghiệp khi đi phân tích thực thể xã hội tại đây.

giao-tiep-ao-1700922208.jfif
 

Giao tiếp trong xã hội

Sự phát triển về kinh tế, thay đổi về điều kiện sống, làm việc tác động trực tiếp đến sự giao tiếp trong xã hội của con người. Biến đổi trong giao tiếp thể hiện trong một số mặt như là:

Sự suy giảm của mối quan hệ cộng đồng cư trú: Đây là điển hình của phương thức giao tiếp ở các đô thị. Và quá trình biến đổi này do một số nguyên nhân: Cuộc sống của con người bó hẹp trong các không gian cố định như: gia đình, cơ quan, trường học… Mối quan hệ hàng xóm láng giềng khó có điều kiện để phát triển để trở nên mật thiết; Dân cư sinh sống thì từ nhiều địa phương khác nhau nên không có gốc nền tảng hiểu biết và sự quan tâm lẫn nhau.

Quá trình đô thị hóa và sự biến đổi cơ cấu nghề nghiệp: Không gian sinh sống của đô thị khép kín ít có cơ hội giao tiếp. Sự mai một của các làng nghề, các nghề truyền thống thiếu đi những sự liên kết chung. Ở Hà Nội những “làng trong phố” tồn tại khá nhiều những làng nghề khác nhau như Làng Ngọc Hà, Làng Thành Công, Làng Đông Ngạc…. những phố nghề khác nhau, người ta làm ăn cố kết nghề nghiệp vẫn giữ lối sống của xóm làng tối lửa tắt đèn có nhau với những sinh hoạt văn hóa cộng đồng chung. Nhưng giờ đây các “làng trong phố” của Hà Nội đang dần thay đổi cho dù vẫn tồn tại các không gian của các làng, các phố thế nhưng quan hệ cộng đồng bị giảm sút rất nhiều. Quan hệ giao tiếp ở nơi làm việc được đề cao: Xu hướng này do điều kiện làm việc gắn liền với tổ chức cơ quan nơi làm việc. Quá tình giao tiếp cộng đồng cư trú giảm sút.

Xuất hiện nhiều phương thức giao tiếp mới: Cách thức giao tiếp trực tiếp thay thế một phần bằng hình thức giao tiếp gián tiếp thông qua sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại. Tạo nên mạng lưới giao tiếp cho các cá nhân rộng khắp không bị bó hẹp bởi không gian cư trú.

Biến đổi trong gia đình tại Hà Nội trong thời kỳ CNH- HĐH

Biến đổi trong gia đình Hà Nội hiện nay đang diễn ra nhanh chóng và thể hiện trên một số khía cạnh như: Biến đổi về quy mô và kiểu loại gia đình: xu thế chính trong sự biến đổi gia đình của Hà Nội. Nguồn dân nhập cư chủ yếu là nhập cư cá nhân và gia đình hạt nhân. Hình thành các gia đinh kiểu đặc biệt như: gia đình đơn thân hoặc sống với nhau mà không kết hôn cũng là một trong xu hướng biến đổi. Hội nhập kinh tế làm cho mức sống con người được nâng cao hơn, chất lượng cuộc sống được cải thiện, từ đó cũng làm cho nhu cầu hưởng thụ của họ tăng lên và mang những nét cá nhân hơn. Mỗi một thành viên trong gia đình, chứ không chỉ riêng lớp trẻ, đều muốn được có khoảng không gian riêng, thoải mái để làm những gì mình thích, không phải bận tâm đến sự nhận xét của người khác. Do có việc làm ổn định, thu nhập tốt con cái đến tuổi kết hôn cũng không phải phụ thuộc kinh tế nhiều vào cha mẹ, từ đó sẽ nảy sinh ra nhu cầu ở riêng cho thuận tiện về sinh hoạt. Mặt khác, việc duy trì gia đình truyền thống sẽ kìm hãm sự tự do, làm cho cái tôi, cá tính riêng, năng lực của con người không có cơ hội phát triển, dẫn đến sự thiếu hụt về lực lượng nhân tài cho đất nước trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa. Biến đổi về chức năng của gia đình: nhiều chức năng của gia đình san sẻ cho các thiết chế xã hội khác. Cụ thể như giáo dục con cái được chuyên môn hóa bằng hệ thống trường học, chăm sóc sức khỏe các thành viên có vai trò lớn của hệ thống y tế… Biến đổi về vấn đề giao tiếp giữa các thành viên, thế hệ trong gia đình: Giao tiếp giữa các thế hệ, thành viên trong gia đình đang giảm sút. Điều này do tác động nhiều mặt đặc biệt là do đặc diểm cuộc sống hiện đại. Thời gian gặp mặt giữa các cá nhân trong gia đình giảm đi, tính cá nhân được đề cao trong xã hội. Biến đổi trong nhận thức, giải phóng sức lao động cho người phụ nữ: Họ được đối xử bình đẳng hơn và có nhiều điều kiện để phát triển, nâng cao vị thế xã hội của mình; vai trò của họ trong cuộc sống, trong sản xuất,... ngày càng trở nên quan trọng hơn, gánh nặng gia đình cũng dần được chia sẻ và cơ hội phát huy tiềm năng cũng đến nhiều hơn, được toàn xã hội công nhận. Bình đẳng giới nói riêng và bình đẳng nói chung được tôn trọng làm cho mỗi người được tự do phát triển mà không phải chịu nhiều ràng buộc.

Biến đổi trong văn hóa ẩm thực của Hà nội.

Trong lĩnh vực của đời sống, những hoạt động văn hóa cơ bản như: ăn, mặc, ở đi lại người Hà Nội không chỉ coi là nhu cầu thiết yếu mà được nâng lên thành biểu tượng giá trị văn hóa. Mỗi món ăn Hà Nội đều có hương vị, nét đẹp riêng và đặc biệt là có truyền thống trong cách thưởng thức, được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực. Cuộc sống hiện đại, nhịp sống hối hả tác động làm biến đổi văn hóa ẩm thực của Hà Nội. Sự biến đổi trong văn hóa ẩm thực của Hà Nội thể hiện qua các loại món ăn và cách thức thực hiện bữa ăn của của người Hà Nội. Biến đổi về các loại món ăn: Các món ăn Hà Nội hiện nay, vô cùng phong phú, đa dạng với nhiều loại món ăn. Xuất hiện và phổ biến của các loại hình thức ăn nhanh: gà rán KFC, BBQ, PIZZA,…, hay các loại đồ ăn truyền thống của các nước trên thế giới như: Cơm cuộn Hàn quốc, sushi Nhật Bản … Các món ăn ngon khác nhau ở các vùng miền trong cả nước cũng góp phần làm nên sự phong phú của văn hóa ẩm thực Hà Thành. Cách chế biến món ăn cũng thay đổi nhiều đôi khi để chạy đua và tiết kiệm thời gian, hơn nữa để hạ giá thành nên món ăn chế biến qua loa mất đi cái tinh tế vốn có của nó.

Cách thức thực hiện bữa ăn của người Hà Nội: Bữa trưa thường ăn vào khoảng giờ Ngọ, tức giữa trưa. Bữa chiều, ăn lúc lên đèn, khoảng 18 hay 19 giờ. Cho đến khoảng những năm năm mươi, chưa có việc làm theo ca, thì gia đình nào cũng luôn có hai bữa quây quần. Ăn bữa trưa xong, ông chủ nhà ngủ tạm mươi mười lăm phút rồi mới đi làm. Hai bữa cơm chính trong gia đình người Hà Nội ngày nay đã có thay đổi. Nhiều gia đình chỉ có một bữa chính vào buổi chiều; còn bữa trưa, tiện ở đâu thì ăn ở đấy. Cơm bụi, cơm cơ quan, cơm hộp, trẻ em thì ở bán trú, nên giản tiện đi, do đó cũng mất đi một phần thân mật, cởi mở đổi trao nhau trong bữa ăn. Hà Nội là trung tâm công nghiệp điển hình của cả nước với đặc điểm như: sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa; sự chuyển biến về cơ cấu lao động – dân cư, biến đổi về các giá trị văn hóa đặc biệt là sự hình thành lối sống công nghiệp. Từ những nghiên cứu về thành phố Hà Nội trong quá trình CNH – HDDH cho thấy chúng ta bắt đầu hình thành xã hội công nghiệp. Nhưng xã hội ấy chưa thật ổn định và còn nhiều bất cập trong tồn tại. Những tồn tại xã hội đó gây nhiều khó khăn cho các nhà quản lí đất nước. Từ những kinh nghiệm của Hà Nội, các địa phương khác có thể học tập và rút kinh nghiệm cho quá trình phát triển của mình.

giao-com-trua-1700922552.jfif
 

2. “BỮA TRƯA CÔNG SỞ” TẠI HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ CNH – HĐH

2.1 NHẬN DIỆN ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG “BỮA TRƯA CÔNG SỞ” TẠI HÀ NỘI

Hà Nội tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa một cách nhanh chóng, hình thành nên cơ cấu xã hội đô thị với những tầng lớp và nghề nghiệp khác nhau. Đặc biệt, xuất hiện ngày càng đông đảo tầng lớp người là nhân viên tại các công sở, văn phòng. Nhóm đối tượng này với hoạt động trong thời gian nghỉ trưa là đối tượng nghiên cứu chính của vấn đề . Để cung cấp những căn cứ khoa học cho kết quả nghiên cứu, vấn đề  đã tiến hành khảo sát 250 người làm việc tại các văn phòng, công ty, cơ quan nhà nước tại Hà Nội thông qua hình thức trả lời bảng hỏi và ghi nhận được nhiều kết quả đáng chú ý.

Người sử dụng “Bữa trưa công sở” tại Hà Nội là người trong độ tuổi lao động (22tuổi - 55 tuổi đối với nữ, 22 tuổi – 60 tuổi đối với nam) đang làm việc tại các cơ quan, doanh nhiệp, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là nhóm đối tượng ở độ tuổi trưởng thành và có khả năng điều chỉnh hành vi của mình. Lối sống của họ được hình thành tương đối ổn định. Nhân viên công sở là nhóm có thu nhập khá cao so với mức thu nhập bình quân trên đầu người của cả nước trong 250 được hỏi về vấn đề thu nhập chỉ có 6.4 % số người là có mức thu nhập từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng . Trong khi đó thì có 39.2% số nhân viên công sở có mức thu nhập là từ 3 triệu đến 5 triệu đồng, 40% số người là có mức thu nhập từ 5 triệu đến 10 triệu đồng. Đặc biệt có 15.2% số người được khảo sát có mức thu nhập trên 10 triệu đồng.Nhìn chung thì mức thu nhập của nhóm đối tượng này cao hơn mức thu nhập trung bình trong cả nước (thu nhập bình quân đầu người cả nước đạt khoảng 1.540 USD/người/năm [13, 6/12/2012].   Tuy nhiên ta thấy vẫn tồn tại nhóm nhân viên công sở có thu nhập thấp từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Mức thu nhập thấp gây khó khăn trong việc chi trả để thỏa mãn nhu cầu cần thiết của cuộc sống. Điều này cho thấy một điều nhóm đối tượng này sẽ lựa chọn bữa ăn trưa với giá thành thấp phù hợp với túi tiền của bản thân. Đứng trên lập trường lí luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin: “Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội. Ý thức xã hội theo hai trình độ và hai phương thức phản ánh tồn tại xã hội, đó là tâm lí xã hội và hệ tư tưởng xã hội. Tâm lí xa hội là toàn bộ đời sống tình cảm tâm trạng, khát vọng, ý chí của những cộng đồng người nhất định; là sự phản ánh trực tiếp tự phát đối với hoàn cảnh sống của họ”[11;44]. Từ đó ta có thể thấy được mức thu nhập của nhân viên công sở chính là một khía cạnh của tồn tại xã hội. Yếu tố này góp phần quyết định nhu cầu và điều kiện để thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống nói chung và trong bữa trưa nói riêng của người làm công sở. Nhóm đối tượng nhân viên công sở lựa chọn địa điểm ăn trưa ngay tại nơi làm việc như là: nhà hàng, quán ăn vỉa hè, canteen công ty… và đặc biệt trong 250 người được khảo sát trong nghiên cứu của vấn đề  thì 100% trong những ngày làm việc tại cơ quan thường xuyên không về ăn nhà ăn cơm trưa. Những đối tượng này chiếm số lượng lao động khá lớn tại thành phố Hà Nội. Trình độ học vấn của nhóm đối tượng này khá cao ta có thể thấy qua các con số thống kê: “Hà Nội có 54 trường đại học vơi 48.579 cán bộ giảng viên, 112 viện nghiên cứu khoa học công nghệ với vài chục ngàn cán bộ nghiên cứu; trên 14000 nhân lực lực (những người có trình độ đại học trở lên) đang làm việc tại các sở ban ngành của thành phố Hà Nội”[15; 2/11/2011]. Nhóm đối tượng là nhân viên công sở phải trải qua quá trình đào tạo mới có khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc.Và trong điều kiện lao làm việc trong các văn phòng với hệ thống tin liên lạc hiện đại, họ là nhóm có cơ hội trong việc tiếp thu những giá trị văn hóa, tri thức mới từ bên ngoài.   Từ đó ta có thể khẳng định đây là nhóm đối tượng có vai trò quan trọng trong việc hình thành lối sống tại các đô thị. Họ là đối tượng tiên phong trong tiếp nhận những giá trị văn hóa mới từ bên ngoài. Có thể thấy số tượng người có gia đình nhưng vẫn sử dụng bữa trưa tại nơi làm việc mà không về nhà khá nhiều. Điều này chứng tỏ khía cạnh thay đổi trong lối sống gia đình. Bữa trưa đang dần không còn là thời gian sum họp, cầu nối gắn kết các thành viên trong gia đình. Nhiều chức năng của gia đình đang chia sẻ cho các thiết chế xã hội khác đảm nhiệm. Cụ thể chức năng giáo dục con cái trong gia đình chia sẻ cho hệ thống giáo dục; chức năng chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình được chuyên môn hóa bởi hệ thống y tế, trung tâm tư vấn, trung tâm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp… Giờ đây nữ giới cũng có quyền tham gia vào các hoạt động xã hội và đặc biệt là việc giải phóng khỏi một phần những công việc gia đình để có thời gian chăm sóc, thỏa mãn những nhu cầu, tiếp cận nhiều hơn với nguồn lực để phát triển bản thân.

2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA “BỮA TRƯA CÔNG SỞ” TẠI HÀ NỘI

2.2.1 Thời gian của “Bữa trưa công sở” tại Hà Nội

Nhân viên công sở khác với những người làm công việc tự do, kinh doanh, buôn bán, … Công ty, cơ quan nhà nước, hay các tổ chức hoạt động thường xuyên có những quy định yêu cầu cơ bản về giờ bắt đầu vào làm việc, thời gian nghỉ buổi trưa, và thời gian nghỉ làm về. Thông thường quy định thời gian làm việc của nhân viên công sở sáng từ 7h30 – 10h30 chiều từ 13h30 – 16h30. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện cụ thể của những các cơ quan và doanh nghiệp mà có điều chỉnh thời gian nghỉ trưa phù hợp với hoạt động của mình. Con người trong một ngày phải dùng thời gian để giải quyết các nhiệm vụ khác nhau trong cuộc sống. Thời gian nghỉ trưa là một trong những điều kiện quyết định nhiều hoạt động mà người làm công sở lựa chọn. Thời gian nghỉ trưa là có hạn mà giao thông đi lại ở Hà Nội vô cùng khó khăn đặc biệt là trong giờ nghỉ trưa với mật độ giao thông rất cao hầu hết các con đường thường nằm trong tình trạng tắc nghẽn cộng với giá thành các mặt hàng xăng, dầu ngày càng tăng. Thời gian di chuyển từ nơi làm việc về nhà hay đến những địa điểm khác xa nơi làm việc là khó khăn và tốn kém cũng là nhân tố quyết định địa điểm ăn trưa của nhân viên công sở. Từ những phân tích trên cho ta thấy thời gian nghỉ trưa là vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của nhân viên công sở. Thế nhưng ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thì thời gian nghỉ trưa vẫn còn ngắn. Điều này do nhiều yếu tố khác nhau tác động. Chúng ta cần có biện pháp cụ thể để tạo ra được thời gian nghỉ trưa hợp lí và mang lại hiệu quả tốt nhất.

2.2.2  Địa điểm của “Bữa trưa công sở” tại Hà Nội

Việc khảo sát cho thấy một thực tế là gần như 100% được hỏi đều không về nhà ăn trưa với gia đình và nhóm địa điểm ăn trưa của họ cũng rất phong phú và đa dạng.Địa điểm ăn trưa của nhân viên công sở đã hình thành hệ thống với mạng lưới dày đặc đáp ứng được những nhu cầu, mức thu nhập, sở thích và các điều kiện khác nhau. Những địa điểm được nhân viên công sở lựa chọn thường gần với nơi làm việc.

Ăn ngay tại nơi làm việc: mang theo đồ ăn đến nơi làm việc, tự nấu ăn tại nơi làm việc, hoặc là ăn ở nhà ăn công ty, đặt cơm hộp tại mua đến cơ quan; Ăn tại các quán ăn vỉa hè: “Quán ăn vỉa hè là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính   bán cơ động, thường được bố trí dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng”, và gánh hàng rong của người bán hàng; Nhà hàng: đây là các loại hình có kinh doanh kết hợp các loại dịch vụ khác nhau có thể là cơm trưa và nước giải khát, thư giãn, hát karoke ...Mỗi một nhóm lại có lợi thế đặc điểm khác nhau: Ăn ngay tạị nơi làm việc: dù là hình thức mang từ nhà đi hay tự nấu tại cơ quan, ăn cơm canteen thì đây là hình thức tiết kiệm thời gian nhất nhân viên công sở có thể ăn ngay tại nơi làm việc để có thời gian tranh thủ làm những công việc khác. Đây là nhóm địa điểm được lựa chọn nhiều nhất; Ăn tại công ty này giá thành bữa ăn không cao do có thể tiết kiệm chi phí đi lại giá thành thức ăn do hỗ trợ từ công ty, doanh nghiệp. Thức ăn có thể nói là khá đảm bảo về vấn đề an toàn thực phẩm, khiến người tiêu dùng có thể yên tâm trong việc ăn uống. Nhưng cũng có những hạn chế khác như các loại món ăn, không gian tù túng ảnh hưởng của mùi thức ăn đến nơi làm việc.Việc ăn uống ngay tại bàn làm việc theo một số đánh giá nghiên cứu phương Tây rất có hại cho sức khỏe. Không vận động nhiều ngay cả trong giời nghỉ trưa sẽ làm nặng thêm những căn bệnh thường mắc của người làm công sở như béo phì, các bệnh về hệ tiêu hóa và vận động. Ngoài ra thì việc nấu ăn tại công sở có thể gây nên tình trạng nguy hiểm như cháy nổ, gây mất vệ sinh nơi làm việc. Và việc có nhà ăn cho nhân viên cũng yêu cầu tổ chức phải có một không gian đủ lớn và có nguồn chi phí lớn, những điều kiện này không phải tổ chức nào cũng có được. Hình thức ăn tại canteen nên được phát huy có thể đảm bảo cho nhu cầu của nhân viên để họ có thể làm việc, hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất.

Quán ăn vỉa hè: Quán ăn vỉa hè ở Hà Nội cho người thưởng thức vô vàn những lựa chọn khác nhau về món ăn. Nó có thể phục vụ hầu hết những sở thích của người dùng có thể là cơm trưa bình thường với cơm và thức ăn có thể là các loại thức ăn ngon của Hà Nội như bún, phở, miến, bánh cuốn, cháo… Quán ăn vỉa hè là một loại hình kinh doanh ăn uống rất phổ biến tại Hà Nội. Trước đây, khi loại hình “Bữa trưa công sở” chưa phổ biến chủ yếu phục vụ cho bữa ăn sáng, hay là nơi kinh doanh các món ăn đặc sản của Hà Nội. Ngày nay, quán ăn vỉa hè trở thành một địa điểm ăn trưa quan trọng nhân viên công sở. Nó có không gian thoải mái người ăn không cần phải gò ép bản thân vào những khuôn phép cứng nhắc. Theo khảo sát cho thấy tại các quận khác nhau của thành phố Hà Nội thì tỉ lệ các quán ăn vỉa hè cũng khác nhau. Tập trung đông nhất cũng như nhiều món ăn và được đánh giá chất lượng cao nhất là quận Hoàn Kiếm. Tại đây hình thành nên các phố chuyên môn phục vụ bữa trưa cho nhân viên công sở như: Ngõ Tràng Tiền, Ngõ 49 Tràng Tiền, Phố Ẩm thực Tống Duy Tân, Ngõ Hàng Bông ( Ngõ Cấm Chỉ), Phố Hàn Thuyên… Do đây là trung tâm Hà Nội xưa có lịch sử truyền thống lâu đời tồn tại nhiều món ăn nổi tiếng. Tại các quận khác trong Hà Nội các quán ăn vỉa hè có tồn tại nhưng không tập trung thành khu vực đông đúc mà tản mát gắn liền vơi khu dân cư. Quận Ba Đình, đây là địa điểm đặt các cơ quan chính phủ trong và ngoài nước nên khu vực này hầu như là cấm các hoạt động buôn bán vỉa hè để đảm bảo mĩ quan đô thị cũng như an toàn chính trị. Thế nhưng cùng với đó thì quán ăn vỉa hè vẫn có những điểm hạn chế cho bữa trưa công sở. Ví dụ như tình trạng an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng hàng đầu. Vì kinh doanh các quán ăn vỉa hè là chủ yếu dựa vào các không gian nhỏ hẹp của vỉa hè để làm nơi buôn bán nơi này hạn chế về không gian chế biến, nước sạch làm các món ăn, ảnh hưởng bởi khói bụi của đường giao thông … Cùng với ý thức chưa được tốt của người chế biến món ăn thì đây là nơi có nguy cơ tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Thêm vào với việc kinh doanh ngay tại các vỉa hè nên người ăn cũng ngồi ăn ngay tại các vỉa hè để ăn ảnh hưởng đến giao thông đi lại.

Để đảm bảo tình trạng an toàn thực phẩm ngày 20.1, Thông tư 30 của Bộ Y tế quy định quản lý thức ăn đường phố có hiệu lực rất nhiều quán ăn vỉa hè phải bị đóng cửa. Đóng cửa quán ăn vỉa hè thì lại tạo nên thực trạng rất nhiều nhân viên công sở không tìm được nơi ăn trưa. Đây là vấn đề bức thiết mà cần sự quan tâm của các nhà quản lí, để đưa ra được những quyết sách đúng đắn.

Ăn tại các nhà hàng: đây là loại hình ít được lựa chọn hơn trong việc lựa chọn nơi ăn trưa của nhân viên công sở. Các loại quán ăn nhà hàng này có không gian rộng, thoải mái nhân viên công sở có thể đồng thời sử dụng không gian này cho nhiều việc khác nhau có thể là ăn trưa, nơi tâm sự với bạn bè đồng nghiệp, nghỉ ngơi thư giãn…Theo mặt bằng chung đánh giá thì vấn đề an toàn thực phẩm, không gian chế biến món ăn, chất lượng thực phẩm khá được đảm bảo. Cung cấp cho người sử dụng nhiều những tiện ích.Loại hình sử dụng bữa trưa ở các nhà hàng có xu thế ngày càng tăng lên. Ăn tại các nhà hàng có mặt hàng giá cả khá cao và nó tùy vào mức thu nhập của các cá nhân.

Địa điểm ăn trưa tại các nhà hàng này các món ăn khá phong phú và là nơi tập trung chủ yếu cung cấp các món ăn có nguồn gốc từ nước ngoài. Các loại nhà hàng này ngày càng phổ biến tại Hà Nội.

quan-an-via-he-1700922852.jfif
 

2.2.3 Các loại món ăn được lựa chọn trong “Bữa trưa công sở” tại Hà Nội

Cái tinh tế trong ẩm thực Hà Nội thể hiện ở cách chế biến, cách thưởng thức đúng cách và cả ở tấm lòng người trao kẻ nhận. Mỗi món ăn Hà Nội đều có hương vị, nét đẹp riêng và đặc biệt là có truyền thống trong cách thưởng thức, nó không chỉ là những thức ăn thông thường mà còn được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực. Sống và làm việc ở Hà Nội nhân viên công sở có vô vàn lựa chọn cho bữa trưa của mình tùy vào sở thích. Những món ăn ở Hà Nội hiện nay vô cùng phong phú và đa dạng. Trong vấn đề  tạm chia các món ăn trưa của nhân viên công sở hiện nay thành ba nhóm:

Các món cơm và thức ăn hàng ngày: Là nước nông nghiệp trồng lúa nước nên cơm là món ăn không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi người Việt. Trong bữa trưa của số nhân viên được lựa chọn khảo sát các món cơm và thức ăn hàng ngày được chọn chiếm tỉ lệ là rất cao (khoảng 60.4%). Việc ăn cơm giúp cho nhân viên công sở có sức khỏe, năng lượng để cung cấp cho hoạt động làm việc trong ngày. Các món ăn thuần Việt khác: Hà Nội không chỉ là trung tâm kinh tế chính trị mà nó còn là trung tâm ẩm thực của cả nước, với rất nhiều các món ăn ngon của Hà Nội cũng như nhiều vùng trong nước như: bánh cuốn, bún riêu, bún ốc, bún chả, cốm vòng, bánh tôm, và nhất là phở, cơm rang, gà hầm.... Các loại món ăn vô cùng phong phú và đa dạng, có khoảng 30.6% nhân viên công sở lựa chọn các món ăn thuần Việt là món ăn thường xuyên trong bữa trưa của mình. Nhưng với nhu cầu tập trung đông trong một khoảng thời gian ngắn lại tạo nên bất cập trong việc phục vụ của các cơ sở kinh doanh, nhất là các quán ăn vỉa hè thì chất lượng phục vụ và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lại bị coi nhẹ. Các món ăn có nguồn gốc từ nước ngoài: Với xu thế hội nhập thì quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa là tất yếu. Ta có thể thấy quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa rất rõ thông qua ẩm thực tại Hà Nội. Ở Hà Nội chỉ cần đi ra phố là có thể dễ dàng gặp những quán ăn có nguồn gốc từ nước ngoài. Các nhà hàng kinh doanh các loại thức ăn này ngày càng phổ biến (danh mục quán ăn kinh doanh các món ăn nước ngoài đi kèm). Các món ăn tuy không được nhân viên công sở lựa chọn là món ăn thường xuyên cho bữa trưa nhưng trong khảo sát của vấn đề  với 250 người được hỏi thì có 173 người trung bình ít nhất trong tuần có lựa chọn món ăn nước ngoài 1 lần. Các loại món ăn mà nhân viên công sở có thể lựa chọn cho bữa trưa của mình vô cùng phong phú và đa dạng. Sự xuất hiện của nhóm các món ăn có nguồn gốc từ nước ngoài thể hiện nhu cầu trong hưởng thụ những giá trị văn hóa mới của nhân viên công sở. Nhưng ta vẫn thấy lựa chọn đông đảo của nhân viên công sở với món ăn thuần Việt. Điều này khẳng định giá trị văn hóa Việt vẫn được lưu giữ, điều kiện xã hội phát triển nhưng trong bản thân mỗi con người vẫn luôn hướng về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

2.2.5 “Bữa trưa công sở” kết hợp với mục đích khác của nhân viên công sở .

Các mục đích mà nhân viên công sở hướng đến trong thời gian nghỉ trưa của mình là khá nhiều như là: Xả stress, giao lưu tình cảm với bạn bè đồng nghiệp, học hỏi kinh nghiệm nấu ăn, tranh thủ mua sắm đồ đạc cho gia đình, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp… Đôi khi “Bữa trưa công sở” thỏa mãn đồng thời một số mục đích khác nhau.

2.2.5.1        “Bữa trưa công sở” kết hợp với mục đích giải trí

“Giải trí là một trong những nhu cầu văn hóa cơ bản của con người. Nó giúp giải tỏa những căng thẳng do lao động chân tay hay trí óc mang lại, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tình cảm cũng như nhân cách xã hội. [10;2001]. Nhu cầu giải trí là nhu cầu cơ bản của con người. Nhất là trong xã hội hiện đại áp lực cuộc sống ngày càng cao thì vấn đề giải tỏa áp lực của cuộc sống là vô cùng cần thiết. Bữa trưa giờ đây không chỉ là giải quyết nhu cầu ăn uống duy trì sự sống căn bản mà nó đã trở thành hình thức giải tỏa áp lực cuộc sống của nhân viên công sở. Sau những làm việc căng thẳng giờ nghỉ trưa giúp cho họ lấy lại cân bằng trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Họ là bạn bè hay đồng nghiệp có quan hệ mật thiết với nhau, có nhu cầu tâm sự, giải tỏa căng thẳng bực bội sau thời gian làm việc. Địa điểm để ăn trưa cho ta thấy điều đó với lựa chọn quán ăn vỉa hè, nhà hàng hay canteen có không gian tâm sự với bạn bè. Với những người có sở thích mua sắm thì thời gian nghỉ trưa là cách thức mà họ giải tỏa căng thẳng. Sử dụng hình thức giải trí đúng cách và đúng lúc sẽ mang lại lợi ích cho cả nhân viên công sở và các nhà quản lí doanh nghiệp. Nhưng thực tế vẫn tồn tại một số nhóm nhân viên công sở việc lợi dụng các hình thức giải trí, sử dụng một cách quá đà tạo nên tình trạng: gian lận trong làm việc, bỏ giờ làm xao nhãng công việc… Đây là những thói quen xấu, cách thức làm việc cảm tính, không coi trọng thời gian tồn tại trong tâm thức của người Việt. Những điểm xấu này rất cần cố gắng khắc phục ở bản thân những người làm công sở.

Bữa trưa công sở với mục đích tranh thủ thời gian.

Bản thân hình thức “Bữa trưa công sở” là hình thức tranh thủ thời gian. Thời gian nghỉ trưa còn là hình thức tranh thủ thời gian mà nhân viên công sở sử dụng làm một số công việc cho bản thân và gia đình. Trong khoảng thời gian sống hàng ngày của con người chia thành phần khác nhau như thực hiện nghĩa vụ xã hội, thực hiện trách nhiệm với gia đình, thời gian giải quyết các nhu cầu cá nhân căn bản như ăn uống, đi ngủ thì còn một khoảng thời gian gọi là khoảng thời gian rỗi. Thời gian này giúp con người tư duy và tái nhận thức phát triển bản thân. Thế nhưng, trong điều kiện phát triển ở nước ta hiện nay, khoảng thời gian rỗi này chưa hình thành một cách rõ ràng và đôi khi bị thay thế bằng những thời gian với mục đích khác. Vì vậy, việc sử dụng hợp lí, tranh thủ thời gian trong giờ nghỉ trưa đã tạo cho nhân viên công sở một khoảng thời gian rỗi, thực sự có ý nghĩa trong việc cân bằng cuộc sống, thoải mái tư duy để có nhận thức mới, thỏa mãn cả về mặt tinh thần và sức khỏe. Mục đích tranh thủ thời gian là hình ảnh tiêu biểu thể hiện cho lối sống công nghiệp. Sự quy định rõ ràng về thời gian, hiệu xuất công việc, nơi làm việc gắn chặt con người vào với công việc mà họ làm. Khác hẳn với lối sống làm nông nghiệp sự thoải mái trong sử dụng thời gian thời gian làm việc tùy thuộc vào người đi làm quyết định. Và lối tư duy này vẫn còn ảnh hưởng khá sâu sắc trong tâm thức của người Việt Nam nên đôi khi dẫn đến tình trạng đi muộn, về sớm. Đây là nhược điểm lớn cần khắc phục trong tư duy của người Việt.

Bữa trưa công sở kết hợp với mục đích giao lưu tình cảm.

Ngoài giải tỏa căng thẳng sau giờ làm việc thì “Bữa trưa công sở” đóng vai trò như cầu nối giao lưu tình cảm của nhân viên công sở. Đây có thể là điều kiện tốt giao lưu tình cảm giữa những người đồng nghiệp với nhau. Ngoài mối quan hệ vô cùng quan trọng giữa các thành viên trong gia đình thì các mối quan hệ ở nơi làm việc của nhân viên công sở ngày càng được đề cao và dần trở thành các mối quan hệ trọng yếu trong cuộc sống của nhân viên công sở. Ít nhất trong một ngày thì người làm việc công sở phải dành 8 tiếng thời gian cả mình cùng với đồng nghiệp.Giờ nghỉ trưa là lúc tốt nhất để họ có thể tạo những mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên khác, tạo cho mình những mối quan hệ tốt ở nơi làm việc. Trong số lượng 250 người được khảo sát của vấn đề  thì có 48 người chiếm 19.2 % người lựa chọn việc coi “ Bữa trưa công sở” ngoài việc giải quyết nhu cầu ăn uống thì nó còn kèm theo mục đích giao lưu tình cảm. Từ số liệu này cho ta thấy sự chuyển đổi vai trò quan trọng của các mối quan hệ trong cuộc sống của con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đặc biệt là trong nhóm nhân viên làm công sở. Trước đây, các mối quan hệ giao lưu tình cảm làng xóm, họ hàng được đặt lên hàng đầu như ông cha ta có câu ca “ Bán anh em xa mua láng riềng gần”. Nhưng ngày nay, nhất là tại các đô thị mối quan hệ làng xóm dần phai nhạt. Thay vào đó là mối quan hệ tại các công sở nơi làm việc với bạn bè, đồng nghiệp, đối tác kinh doanh… Ngoài ra thời gian nghỉ trưa tuy ngắn và bị quy định về thời hạn nhưng đây là khoảng thời gian mà nhân viên công sở có thể thực hiện các mối quan hệ xã hội khác nhau của mình như thăm hỏi người thân, bạn bè. Họp mặt, liên hoan trao đổi tình cảm. Giao lưu và trao đổi tình cảm là hoạt động tích cực nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Thế nhưng trong cuộc sống hiện đại ta thấy nhiều sự biến tướng trong các hoạt động này. “Ngoại tình công sở” là một trong khía cạnh biến tướng đáng lo ngại nhất. Đây là vấn đề tế nhị không được đưa vào khảo sát thực tế trong bảng hỏi. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận sự tồn tại thực tế của hiện tượng này vì nó có sự phản ánh của nhiều cơ quan ngôn luận khác nhau. Thời gian nghỉ trưa là trong những điều kiện dẫn đến ngoại tình công sở. Có điều kiện thời gian gặp mặt hàng ngày cộng với lối tư duy thực dụng, tư duy mở theo lối phương Tây rất nhiều người đã rơi vào những mối tình công sở. Những hiện tượng này rất nguy hiểm bởi nó gây hại trực tiếp đến hạnh phúc gia đình của nhân viên công sở.

Bữa trưa công sở kết hợp với mục đích chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

Chăm sóc sức khỏe và làm đẹp là nhu cầu mới và ngày càng có được coi trọng trong các lựa chọn của nhân viên công sở. Làm việc tại các công sở, môi trường làm việc văn phòng khép kín, phải ngồi lâu có tác hại rất lớn đến sức khỏe của con người. Những người dành phần lớn thời gian làm việc tại chỗ ở văn phòng, trước màn hình máy tính và trong môi trường điều hòa sẽ có nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh văn phòng, trong đó phổ biến là các bệnh đau thắt lưng, đau vai gáy (hội chứng cổ vai tay), rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, máu nhiễm mỡ, béo phì, gút. Đây là những bệnh ban đầu có độ nguy hiểm thấp nhưng nếu không được chăm sóc và khắc phục thì rất có hại cho cơ thể con người và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân gây nên những chứng bệnh này chủ yếu là do những tính chất riêng của công việc văn phòng cũng như thói quen của nhân viên như ngồi tại chỗ quá lâu, ít vận động, ngồi sai tư thế, ăn uống không theo giờ giấc... Bên cạnh đó, tỷ lệ người với diện tích văn phòng không hợp lý (người quá đông) dẫn đến nguy cơ ô nhiễm không khí, chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời, những áp lực công việc nhất định... cũng là những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của dân văn phòng. Xuất phát từ nguyên nhân bảo vệ sức khỏe và làm đẹp, nhân viên công sở tham gia các trung tâm thể dục thẩm mỹ vào các giờ nghỉ trưa, đặc biệt là ở bộ phận nữ nhân viên công sở. Ở Hà Nội hiện nay do nhu cầu về việc chăm sóc sức khỏe, làm đẹp của nhân viên công xuất hiện hàng loạt những lớp thể dục thẩm mỹ hoạt động vào thời gian nghỉ trưa của nhân viên công sở. Các lớp học thể dục thẩm mỹ vào buổi trưa phù hợp với khung thời gian rỗi của nhân viên công sở. Theo khảo sát một số quận của thành phố Hà Nội ta có thể tìm thấy nhiều những địa điểm phòng tập thể dục thẩm mỹ vào giờ nghỉ trưa cho nhân viên công sở như: trung tâm TDTM Anh Nhi,Đ/cTầng 2 Nhà Văn Hoá Tổ 47 Phường Nghĩa Đô, Câu lạc bộ Thể dục thẩm mỹ Eva - 185C Đặng Tiến Đông- Trung Liệt- Đống Đa, lớp Yoga -   Thụy Khuê – Tây hồ …Các hoạt động nghỉ ngơi và luyện tập một cách khoa học giúp cho nhân viên công sở có được sức khỏe, tinh thần tốt nhất để hoàn thành công việc được giao tại các cơ quan cũng như chăm sóc các thành viên khác trong gia đình khi về nhà. Với quyết sách đúng đắn khá nhiều doanh nghiệp hiện nay mời giáo viên thể dục thẩm mĩ về văn phòng để dạy cho các nhân viên tạo điều kiện cho nhân viên được mời giáo viên thẩm mĩ về văn phòng. Xã hội áp lực càng cao cùng với cải thiện của thu nhập thì nhu cầu xuất hiện ngày càng nhiều, trước đây trong thời kì kinh tế đất nước khó khăn thì mục tiêu chủ yếu của con người là phát triển kinh tế cải thiện cuộc sống. Ngày nay, điều kiện kinh tế đất nước phát triển hơn, hình thành nhóm thành phần trong xã hội có thu nhập cao nên nhu cầu về bảo vệ sức khỏe làm đẹp ngày càng được coi trọng và xuất hiện nhiều hình thức để thỏa mãn những nhu cầu đó.

an-trua-ben-he-1700923309.jfif
 

2.3  NÉT NỔI BẬT TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC HÀ NỘI THÔNG QUA “BỮA TRƯA CÔNG SỞ”.

Khi nghiên cứu về “Bữa trưa công sở” là lát cắt cho ta thấy một phần nào đó nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Hà Nội. Văn hóa ẩm thực Hà Nội cũng hòa mình vào quá trình biến đổi của văn hóa Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa. Ẩm thực Hà Thành biến đổi rất nhiều thế nhưng khi nhìn lại ta vẫn thấy được nét đẹp trong truyền thống với những món ăn ngon, cách thức chế biến món ăn độc đáo, cách ăn thanh lịch của người Hà Nội. Vẫn còn tồn tại rất nhiều địa chỉ quán ăn có truyền thống lâu đời hoặc có những món ăn nổi tiếng đây cũng là địa chỉ mà rất nhiều nhân viên công sở lựa chọn làm nơi ăn trưa của mình. Chỉ cần theo chân nhân viên công sở khi họ ăn trưa là ta có thể tìm thấy rất nhiều những quán ăn ngon ở Hà Nội dù là trong hẻm nhỏ rất khó tìm. Như Cơm rang Nguyễn Du. Phở bưng Hàng Trống, Bún riêu Quang Trung, Mỳ vằn thắn Nguyễn Biểu, Bánh cuốn nóng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bánh mỳ sốt vang Đình Ngang, Xôi Yến, Bún bò Huế Quang Trung… Những quán ăn và món ăn này góp phần làm nên nét đẹp trong ẩm thực Hà Thành cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống. Những quán ăn vỉa hè là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Hà thành, rất nhiều những món ăn đặc sản của Hà Nội sinh ra, tồn tại trên những quán ăn vỉa hè, trên những gánh hàng rong của các cô, các mẹ. Những món ăn mang đậm yếu tố dân dã nhưng hết sức hòa quyện tạo nên hương vị đặc biệt. Nói đến ẩm thực Hà Nội hiện nay ta không thể không nhắc đến bộ phận món ăn có nguồn gốc từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam.Các món ăn này thể quá trình giao lưu văn hóa một cách mạnh mẽ. Ở Hà Nội chỉ cần đi dọc theo các tuyến phố ta có thể dễ dàng bắt gặp hàng loạt cửa hàng thức ăn có nguồn gốc từ nước ngoài hình thành nên các hệ thống chuyên nghiệp như hệ thống nhà hàng KFC, BBQ, Lẩu Nhật Bản, PIZZA, cơm cuộn Hàn Quốc,… Các loại thức ăn này được nhóm nhân viên công sở đón nhận khá nhiều. Khi điều tra bảng hỏi với 250 người thì có 173 người khẳng định thường xuyên ăn món ăn công sở là đã từng ăn các món ăn có nguồn gốc từ nước ngoài. Trong đó chia ra thành tần suất lựa chọn khác nhau với khoảng 9% lựa chọn 3 lần trong tuần, 13% lựa chọn món ăn có ngồn gốc từ nước ngoài với tần suất là 2 lân/ tuần còn lại là 53% lựa chọn 1 lần/ tuần còn lại lần là 25% số người được hỏi không lựa chọn món ăn có nguồn gốc từ nước ngoài. Điều này cho ta thấy quá trình tiếp nhận những giá trị văn hóa, nhu cầu hưởng thụ những sản phẩm văn hóa mới từ nước ngoài. Và nhu cầu hưởng thụ những sản phẩm này ngày càng phát triển trong tương lại. Việc nâng cao chất lượng bữa trưa của nhân viên công sở là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lí cũng như bản thân người làm công sở. Một trong những nét văn hóa tiêu biểu không thể thiếu khi nhắc đến văn hóa ẩm thực Hà Nội đó chính là sự thay đổi trong thời gian ăn trưa cũng như ý nghĩa của bữa ăn. “Bữa trưa công sở” hình thành và đại diện cho lối sống công nghiệp. Bữa trưa của nhân viên công sở thực sự là hình thức biến đổi lối sống trong thời kì CNH – HĐH đất nước. Trong điều kiện làm việc tại các văn phòng, công ty, doanh nghiệp, tổ chức khác nhau thì nhóm đối tượng nhân viên công sở có hình thức ăn trưa khác nhau. “Bữa trưa công sở” là hoạt động giải quyết nhu cầu ăn uống của các cá nhân ngay tại nơi làm việc. Đây thực sự trở thành xu thế phát triển của xã hội. Ở Hà Nội, ta thấy hiện tượng này rất phổ biến và trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Ta cũng có thể nhìn ra với đặc điểm tính chất của hình thức ăn trưa tại công sở sẽ là hình thức phố biến trong tương lai không chỉ ở Hà Nội mà ở cả các địa phương khác. Khi phát triển xây dựng các đô thị đến một mức độ nhất định thì phương thức sống này sẽ hình thành.

Trong quá trình biến đổi này có mặt tích cực nhưng có mặt tiêu cực cần khắc phục kịp thời. Bữa trưa công sở tại Hà Nôi là mô hình biến đổi tiếp trong quá trình phát triển của các trung tâm đô thị của Việt Nam

3. ẢNH HƯỞNG CỦA “BỮA TRƯA CÔNG SỞ” TỚI VĂN HÓA GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

3.1. “Bữa trưa công sở” góp phần phát triển cá nhân trong gia đình một cách toàn diện

Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn... Phát triển cá nhân một cách toàn diện chính là cá nhân có cơ hội tiếp xúc với nguồn lực và có điều kiện để phát triển hoàn thiện bản thân về mọi mặt. Bữa trưa của nhân viên công sở hiện nay dần không còn là hình ảnh gắn liền với tồn tại, sự kết nối các thành viên trong gia đình nữa mà nó trở hình ảnh đại diện cho một lối sống mới hình thành ở các đô thị - lối sống công nghiệp. Để phát triển thì con người cần có những điều kiện nhất định. Ăn trưa tại nơi làm việc giúp cho nhân viên công sở có điều kiện tiếp xúc với một số nguồn lực để phát triển toàn diện hơn.Những nguồn lực mà con người có thể tiếp cận khi lựa chọn bữa trưa công sở đó chính là: Các hình thức giải trí, có một khoảng thời gian rỗi, các loại hình giải trí khác nhau… “Bữa trưa công sở” với những hoạt động được lựa chọn vừa thảo mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho người làm tại các công sở. Họ sử dụng thời gian bữa trưa của mình một cách hợp lí sẽ giúp giải tỏa được hết những căng thẳng trong cuộc sống, trong công việc. Những nhu cầu tâm lí, tình cảm được thỏa mãn con người lấy lại được cân bằng, khi về nhà có điều kiện để chăm sóc, quan tâm các thành viên khác. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tình thần, vấn đề bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu to lớn của Đảng và Nhà nước ta đã được khẳng định trong các văn kiện, nghị quyết , chỉ thị của Đảng , trong hiến pháp qua các thời kỳ và đã được thể chế hóa trong hầu hết các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý , tạo điều kiện và cơ hội trao quyền bình đẳng cho cả nam và nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Giờ đây với việc ăn trưa ngay tại nơi làm việc, người phụ nữ có thời gian để đáp ứng những nhu cầu riêng của bản thân mình như làm đẹp, giao lưu tình cảm, thư giãn … Sự bình đẳng giữa nam và nữ trong hưởng thụ những giá trị văn hóa ngày càng cân bằng, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Khi các cá nhân được thỏa mãn những nhu cầu của mình tạo nên tâm lí thỏa mái, cân bằng thì họ càng có động lực làm việc nâng cao mức sống gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên cũng trở nên cởi mở hơn.

3.2 Bữa trưa công sở một hình thức chăm sóc bản thân và học hỏi kinh nghiệm chăm sóc gia đình.

Bữa trưa giờ đây không chỉ còn là thỏa mãn nhu cầu sinh học mà nó còn có ý nghĩa rất quan trọng với những người làm công sở. Khi lựa chọn ăn trưa tại nơi nhân viên công sở tạo nên những mối quan hệ giao tiếp trong nhóm đồng nghiệp bạn bè, những người cùng thói quen hay sở thích. Thời gian bữa trưa là lúc nhân viên công sở thường tập trung thành nhóm nhỏ đi ăn trưa hay thực hiện những hoạt động thỏa mãn nhu cầu vui giải trí, thư giãn và nghỉ ngơi. Trong khoảng thời gian này các cá nhân tham gia bữa trưa công sở có thể trao đổi cho nhau những kinh nghiệm trong cuộc sống. Các cá nhân tham gia có thể học được kinh nghiệm khác nhau trong cuộc sổng để chăm sóc gia đình như nuôi dạy con cái, bí quyết nấu ăn… Trong thời gian nghỉ trưa nhân viên công công sở có thể tranh thủ thời gian cùng bạn bè đồng nghiệp mua sắm các vật dụng, đồ dùng cho gia đình cũng như các thành viên khác trong gia đình. Sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình là yếu tố vô cùng quan trọng duy trì hạnh phúc gia đình. Ngoài ra thời gian nghỉ trưa của nhân viên công sở giúp họ thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe làm đẹp… Có sức khỏe là cách tốt nhất để các thành viên chăm sóc cho gia đình của mình. Nhất là nhóm đối tượng là nữ giới công việc văn phòng lâu ngày có thể ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến sức khỏe mà cả sắc đẹp của họ. Việc dành ra một khoảng thời gian làm đẹp giúp họ khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống có thể luôn giữ được hạnh phúc gia đình.

Gia đình là một xã hội thu nhỏ, dù hình thành trên mối quan hệ huyết thống, hôn nhân thế nhưng trong cuộc sống đôi khi trong gia đình vẫn tồn tại những bất đồng giữa các thành viên như mâu thuẫn thế hệ, quan điểm sống, tính cách cá nhân… khi nhân viên công sở không về nhà ăn trưa vào thời gian nghỉ trưa thì hạn chế khoảng thời gian gặp mặt của các thành viên từ đó có thể hạn chế nẩy sinh mâu thuẫn giữa các thành viên với nhau.

3.3 nh hưởng tiêu cực của “bữa trưa công sở” tới gia đình của người Hà Nội

Tất cả mọi vấn đề đều có hai mặt tích cực và tiêu cực và “Bữa trưa công sở” cũng có mặt tiêu cực nhất định ảnh hưởng đến gia đình. “Bữa trưa công sở” vô cùng tiện lợi, phong phong phú và đa dạng có thể đáp ứng hầu hết những nhu cầu của nhân viên công sở.  Khi ăn trưa không về nhà làm giảm bớt đi thời gian tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đinh. Bữa trưa các cá nhân trong gia đình không ăn trưa cùng với nhau, buổi tối sau khi giải quyết những nhu cầu các nhân thì khoảng thời gian tiếp xúc giữa các thành viên để trao đổi vào giao lưu tình cảm là vô cùng ít ỏi. Đối với nhóm thành viên trong độ tuổi lao động và có việc làm thì họ đồng thời có những mối quan tâm khác nhau trong cuộc sống cũng như khả năng, cơ hội giao lưu tình cảm với các mối quan hệ bên ngoài nên thực sự trong bản thân mỗi cá nhân sự quan tâm hay vị trí của gia đình đang dần bị giảm sút. Nhóm đối tượng là người già và trẻ em, đây là nhóm đối tượng cần nhiều quan tâm hàng ngày trong gia đình, đây là nhóm đối tượng có đặc điểm tâm tư tình cảm đặc biệt: Người già là nhóm xã hội đặc biệt với sức khỏe đa phần đã suy giảm khả năng tự chăm sóc cá nhân, tâm lí người già hay thay đổi thường xuyên cảm nhận sự mất vai trò của bản thân nên cần sự quan tâm chăm sóc của các con, các cháu. Thế nhưng công việc công sở chiếm phần lớn thời gian của những người làm công sở. Sự giao lưu tình cảm giữa cha mẹ lớn tuổi và con cái ngày càng ít tạo nên tâm lí không vui vẻ ở người lớn tuổi cũng như mâu thuẫn thế hệ ngày càng lớn. Hiện nay ở Việt Nam xuất hiện tượng cha mẹ già thì gửi vào các nhà dưỡng lão mặc dù chưa phổ biến nhưng nó cũng là một xu thế. Điều này ở các nước phương Tây là khá phổ biến vì phù hợp với tâm lí cũng như điều kiện kinh tế của người phương Tây. Nhưng ở Việt Nam, với tâm lí truyền thống “ Trẻ cậy cha già cậy con”, người cao tuổi luôn muốn được con cái quan tâm, giao lưu tình cảm với các con nên hướng giải quyết vấn đề giống phương Tây là chưa hợp lí. Nên cần có cách giải quyết phù hợp với tâm lí, tình cảm của người Việt Nam. Nhóm đối tượng là trẻ em trong gia đình cũng vậy, việc giao lưu tình cảm giữa cha mẹ là nhân viên công sở với những đứa con của mình bị hạn chế rất nhiều khi bữa trưa họ không gặp mặt nhau. Đa phần những đứa con được gửi đến các lớp ăn bán trú, hoặc ăn cơm ngay tại trường học… Khi đó quá trình giao lưu tình cảm giữa cha mẹ và con cái hạn chế ở mức tối thiểu. Trẻ em hay tầng lớp thanh thiếu niên là độ tuổi đang phát triển và hoàn thiện nhân cách. Việc không có thời gian quan tâm đến con cái một cách đúng đắn rất dễ xảy ra tình trạng trẻ em bị mất phương hướng trong cuộc sống và sa ngã vào những con đường làm việc xấu hay là có vấn đề về tâm sinh lí. Bữa trưa công là hình thức mới trong văn hóa ẩm thực của Hà Nội. Và nó có tác động mạnh mẽ đến văn hóa gia đình Hà Nội cả khía cạnh tích cực và tiêu cực. Việc sử dụng bữa trưa công sở góp phần hoàn thiện cá nhân toàn diện. Nhưng với đặc điểm của mình nó tác động xấu đến các mối quan hệ thế hệ trong gia đình. Việc đảm bảo nâng cao chất lượng bữa trưa của nhân viên công sở là vai trò của cá nhân và xã hội. Cần sự bắt tay vào cuộc của các thành viên khác nhau trong xã hội. Sự cố gắng của tự thân nhân viên công sở, sự quan tâm của các nhà quan lý công ty cơ quan doanh nghiệp, sự hướng dẫn chỉ đạo của các cơ quan quản lí nhà nước. Để thực sự bữa trưa công sở trở thành hình thức thỏa mãn được hết nhu cầu của nhân viên công sở một cách tốt nhất. Tạo điều kiện nâng cao chất lượng bữa trưa cho nhân viên công sở góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bộ phận dân cư tạo nên môi trường xã hội tốt trên cơ sở đó hình thành lối sống ổn định trong xã hội.

3-bua-trua-cong-so-1700921105.jfif
 

B. KẾT LUẬN

Quá trình CNH- HĐH tác động đến mọi mặt trong đời sống xã hội đặc biệt là quá trình biến đổi lối sống. Trong xã hội Việt Nam đã hình thành và định hình lối sống công nghiệp Vai trò của nhân viên công sở vô cùng quan trọng, là tầng lớp mũi nhọn tiên phong trong phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận những giá trị văn hóa từ bên ngoài.Vấn đề đi sâu vào nghiên cứu vấn đề “bữa trưa công sở” của nhân viên công sở tại Hà Nội. Quá trình biến đổi lối sống đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Đối tượng ảnh hưởng không nhỏ là các gia đình tại Hà Nội. Sự giảm sút các mối quan hệ trong gia đình là thực tế đang diễn ra ở một số gia đình hiện nay. Chúng ta cần có những biện pháp thực tế trong việc bảo vệ sựu tồn tại của gia đình. Quá trình biến đổi lối sống đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ và nó tác động ngược trở lại quá trình CHN- HĐH thúc đẩy quá trình này phát triển mạnh mẽ hơn cũng như tác động đến khía cạnh khác trong xã hội đặc biệt là văn hóa gia đình.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Vân Anh - Nguyễn Hữu Minh, (chủ biên), (2008), Bình đẳng giới ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội

2. Bình đẳng giới ở việt nam hiện nay, Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, www.vietnamconsulate, 5/2013

3. Đinh Thị Vân Chi, (2001), Mấy nhận xét về sự biến đổi nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội hiện nay, Tạp chí Xã hội học số 2, năm 2001

4.Đoàn Văn Chúc,(1997), Xã hội học văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin.

5 . "Cán mốc" 7 triệu người, Hà Nội tìm hướng giải tỏa áp lực dân số, Cổng thông tin điện tử chính phủ - Thăng Long nghìn năm văn hiến. http://thanglong.chinhphu.vn/Home/Can-moc-7-trieu-nguoi-Ha-Noi- tim-huong-giai-toa-ap-luc-dan-so/20126/6122.vgp , 4/6/2012

6. Dân số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 88 triệu người trong năm 2012, Báo mới. Com, http://www.baomoi.com/Dan-so-Viet-Nam-se-vuot-nguong-88- trieu-nguoi-trong-nam-

2012/121/7648273.epi, 01/01/2012

8. Diễn đàn phát triển kinh tế Cà Mau, www.camautravel.vn, 6/12/2012

9. Đại hội Đảng lần VIII, Lịch sử Việt Nam,

http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=vie w&id=1164&Itemid=5,

16/3/2006

10. Phạm Duy Đức (2004), Hoạt Động Giải Trí Ở Đô Thị Ở Việt Nam Hiện Nay - Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn, Nxb Văn hóa Thông tin.

11. Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin, (2001) NXB Chính trị quốc gia

12. PGS.TS Phạm Kim Giao, Đô thị hoá và những biến đổi kinh tế, xã hội và lãnh thổ vùng ven đô, Nội san QLNN về Đô thị & Nông thôn, www,napa.vn

_______________________________________________________________________________________________

*Viện Nghiên cứu Văn hóa

27 Trần Xuân Soạn – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Email: hue.nguyent@gmail.com

ĐT: 0912896303

Bạn đang đọc bài viết "“Bữa trưa công sở” – nét mới trong văn hóa ẩm thực Hà Nội ngày nay" tại chuyên mục Nghiên cứu. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn