Cần tìm thân nhân Liệt sĩ Phạm Sinh Nghiệp tại xã Giao Minh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Để chuẩn bị cho Lễ tiếp nhận "Hồ sơ Di sản Chiến tranh Việt Nam", do Trung tâm Việt Nam và Lưu trữ Việt Nam tại Đại học Texas Tech University Mỹ bàn giao cho Trung tâm Tư liệu “Trái tim Người lính" Việt Nam; dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 2/6/2023 tại Hà Nội, chúng tôi cần tìm và xác minh thân nhân gia đình liệt sĩ liên quan...

Hồ sơ CDEC Item Number F034601081699 là vật phẩm di sản có chứa năm bức thư của một cá nhân tên Phạm Sinh Nghiệp. Năm bức thư được phân loại thành là 1 trong số 50 bức thư cá nhân được viết trong tháng Giêng và tháng Hai năm 1967. Những bức thư cá nhân này là của các thành viên LBN86, 502YK của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (Trung Đoàn Q.762, Công Trường 9). Các bức thư được viết vào những ngày trước hoặc xung quanh dịp Tết Nguyên Đán của Việt Nam (Năm Đinh Mùi), tức vào ngày 9 tháng 2 năm 1967 Dương Lịch.

b1nd1q-1685346690.jpg Di bút của liệt sĩ Phạm Sinh Nghiệp do Trái tim người lính cung cấp.

 

Những lá thư này đã được Đại đội C/22/22 Bộ binh, Sư đoàn 4 Bộ binh Hoa Kỳ thu được ngày 24 tháng 3 năm 1967 tại tọa độ 48P XT 339 724 (không xác định loại tọa độ), có thể là xã Suối Dâu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh ngày nay, trong giai đoạn hai của Chiến dịch Junction City (Gian-xơn Xi-ty). Hầu hết các bức thư được viết ngay trước khi bắt đầu Chiến dịch Junction City vào ngày 22 tháng 2 năm 1967.

Phạm Sinh Nghiệp có số hộp thư thời chiến là H.T. 86.502YK/25. 3 Bức thư Phạm Sinh Nghiệp viết là để gửi cho bố mẹ, vợ, con gái, em gái và có thể là người thân, bạn bè tên Phạm Thanh Bình (H.T. 65910KP) ở xã Giao Minh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, miền Bắc Việt Nam.

Trong bức thư gửi mẹ, Phạm Sinh Nghiệp hỏi thăm tình trạng sức khỏe của bà. Anh nói rằng anh đã nhận được một lá thư từ bà sau năm năm dài xa cách. Anh xin lỗi vì đã không nói cho biết sự thật khi anh ra đi. Anh cho biết dù mọi việc có khó khăn nhưng dù sao vẫn tốt hơn nhiều so với chín năm kháng chiến chống Pháp. Phạm Sinh Nghiệp đã viết thư cho vợ của anh tên là Sáng (có thể là Sang), để hỏi thăm sức khỏe của vợ và các con của họ. Anh tự hỏi liệu con gái mình có giống anh không và liệu cô bé có nói về anh không. Anh rất nhớ con gái nhưng do hoàn cảnh nên không thể làm được gì hơn. Anh cho biết, không gì bổ ích hơn là nhận được những bức thư từ vợ và mẹ anh.

Trong một bức thư gửi em gái mình tên là Sáu (có thể không chính xác), Phạm Sinh Nghiệp hỏi về gia đình và tên chồng của cô ấy. Nghiệp viết thư cho em gái để nói rằng anh đã nhận được thư của cô, rất vui và bất ngờ. Anh hứa với cô rằng sau khi thống nhất anh sẽ mua cho cô món quà đẹp nhất và mong muốn nhất. Cuối cùng, trong một bức thư gửi cho Phạm Thanh Bình, có thể là bạn hoặc người thân, Phạm Sinh Nghiệp hỏi thăm Bình và tình trạng sức khỏe của gia đình anh ấy và cũng thông báo cho Bình về một số người khác. Nghiệp cho biết đã ra đi được 5 năm nhưng do quá nhiều thay đổi nên nhiều khi anh chỉ nghĩ là 2-3 tháng. Anh nhận ra rằng mình đã già đi nhưng nghĩ rằng mình vẫn còn trẻ. Anh nói chiến thắng khiến người ta quên đi mọi thứ...

Ai biết thân nhân của liệt sĩ Phạm Sinh Nghiệp quê nêu trên; có vợ tên tên là Sang (hoặc Sáng), em gái tên Sáu (hoặc Sau) và người thân là Phạm Thanh Bình, mời liên hệ với chúng tôi để có thể tiếp nhận Di sản vật nêu trên.

*

TRUNG TÂM TƯ LIỆU "TRÁI TIM NGƯỜI LÍNH" CẦN SƯU TẦM

Để tiếp tục bổ sung tư liệu cho việc xuất bản bộ sách nhiều tập “Những lá thư thời chiến Việt Nam”, “Nhật ký thời chiến Việt Nam” và phục vụ cho Báo chí - Truyền thông khai thác; Trung tâm Tư liệu “Trái tim người lính” phối hợp với CLB “Mãi mãi tuổi 20” tiếp tục sưu tầm tư liệu: Sổ tay, Nhật ký, Thư viết tay, Bút tích… được viết trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và công cuộc bảo vệ chủ quyền Biên giới và Biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc...

Lễ tiếp nhận sẽ được tổ chức định kỳ hàng quý và công khai trước các phương tiện Báo chí – Truyền thông tại nhiều vùng miền trên cả nước. Các tư liệu nêu trên, sau khi tiếp nhận, ngoài việc được chọn lọc để biên soạn và xuất bản thành sách; còn đươc lưu giữ và trưng bày trong “Không gian tư liệu Trái tim Người lính” tại Hà Nội, để các đồng nghiệp và thế hệ mai sau tiếp tục khai thác, giới thiệu trên các phương tiện truyền thông; góp phần nhắc nhớ lịch sử truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc...

Kính mời các Cựu chiến binh, cựu CAND, cựu Cán bộ kháng chiến, cựu TNXP, thân nhân các gia đình Liệt sĩ – Thương binh... hãy liên liên lạc với Trung tâm Tư liệu “Trái tim Người lính” qua số điện thoại – Zalo: 0913 210 520, hoặc gửi thông tin trong phần “Bình luận”; để được đóng góp kỷ vật và nội dung tư liệu cho các cơ quan Báo chí - Truyền thông có thể khai thác mãi mãi.

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, 29/5/2023

Trái Tim Người Lính