Chín bỏ làm mười

Đoàn Thanh Mai

03/02/2022 16:41

Theo dõi trên

Tôi có đọc một câu chuyện. Câu chuyện xảy ra ở một đám cưới. Nhà trai tổ chức nghiêm chỉnh, lễ nghĩa đầy đủ. Các thủ tục diễn ra một cách tốt đẹp.

Đại diện đàng trai, đàng gái đều làm cho họ hàng hai bên vừa lòng, mát ruột. Cô dâu chú rể ra lạy bàn thờ gia tiên. Nữ trang được mẹ chồng trang trọng đeo cho con dâu, mẹ ruột cũng có quà cho con gái. Cô dâu chú rể trao nhẫn trong niềm vui hai họ.

Các bạn biết rồi đó, phong tục cưới hỏi, lễ nghĩa rất rắc rối. Hai họ để ý nhau từng lời nói, bắt bẻ nhau từng cách mời rượu, lên đèn. May quá các thủ tục trót lọt. Cô dâu chú rể làm lễ Gia  Tiên mời rượu cha mẹ hai bên và họ hàng gia tộc. Hai họ nâng ly chúc mừng hoan hỉ lắm.

chuyen-dau-nam-1643881220.jpg
Ảnh minh họa do tác giả lựa chọn

 

Thủ tục xong xuôi, bên họ đàng trai xin làm lễ rước dâu. Trong không khí trang nghiêm và thiêng liêng đó, mẹ cô dâu bỗng xin có ý kiến. Ông sui gái trố mắt nhìn, hích tay vợ:

-"Bà tính cái gì nữa đây"?

Cô dâu chú rể mở to mắt đầy hồi hộp. Họ đàng trai cũng giật mình đánh thót vì sợ sẽ trễ giờ rước dâu. Mẹ cô dâu bước ra trang nghiêm từ tốn nói:

-Xin thưa với hai họ: tôi cũng không có ý kiến gì lớn lao. Tôi chỉ xin đàng trai cho tôi nhận 90. 000 đ (chín mươi  ngàn đồng lẻ)

Để làm cái duyên cho con gái...

Úy trời! Cái gì lạ vậy kìa! Lễ vật đàng trai đã nộp đủ, nữ trang tiền cưới đàng gái đã tặng luôn cho hai vợ chồng mới lấy vốn mần ăn. Hà cớ gì mẹ cô dâu lại xin 90 00 0đ (chín  mươi ngàn đồng)

 làm duyên cho con gái...?

Sao không là 900.000đ  hay 9 triệu mà chỉ xin chín mươi ngàn tiền lẻ?

Họ đàng trai còn đang ngạc nhiên và bối rối thì mẹ chú rể bước tới, mở bóp và rút ra đưa cho mẹ cô dâu 9 tờ 10.000 đ mới tinh với một nụ cười vui vẻ lắm.

Không nói không rằng, mẹ cô dâu đưa tay đón nhận. Dưới bao nhiêu cặp mắt đổ dồn về bà, bà mở bóp lấy ra một tờ 10.000đ mới tinh bỏ chung vào xấp tiền mới nhận. Bà trịnh trọng đưa lại cho bà sui trai:

- Thưa anh chị và hai họ. Hôm nay con gái tôi về làm dâu anh chị. Mong anh chị thương nó như con gái mà "chín bỏ làm mười".

 Tha thứ và bỏ qua cho con khi nó mắc lỗi lầm. Vun vén cho con có một gia đình hạnh phúc.. Tôi xin trao con gái tôi  cho anh chị về làm con trong gia đình...

Sau một lúc trấn tỉnh, bà sui trai ôm chầm bà sui gái xúc động. Cô dâu nước mắt chảy dài, hai họ vỗ tay vang trời...

Bà mẹ đã rất khôn khéo gửi gấm con gái mình trước mặt bao người, đông đủ quan viên hai họ.

Bà mẹ cô dâu đã nghĩ đến những ngày làm dâu của con gái:

 nên. Bà đã khéo léo chỉ xin mấy chục ngàn để gửi một thông điệp cho sui gia.

"Chín bỏ làm mười"có nghĩa ngầm là hãy cho qua đi, tha thứ đi đừng chấp nhất. ..vì không ai hoàn hảo cả.

Người Miền Nam đã áp dụng câu này trong cuộc sống hàng ngày. Nếu những gì phật ý hay không vừa lòng họ nói ngay trước mặt...

 Có thể những lời nói ngay thẳng hay lời phê bình không được khéo léo , nhưng họ đã thật lòng không đãi bôi ngoài miệng...

Họ nói xong rồi thôi. Giận la đó rồi bỏ qua hết như không có chuyện gì xảy ra. ..Như cơn mưa rào  Miền Nam rất lớn nhưng rồi tạnh ráo ngay.

Trong đời sống hôn nhân nếu cả hai vợ chồng đều biết tin tưởng nhau, thông cảm  và nhường nhịn thì hạnh phúc mới được bền vững...

 Cha mẹ chồng biết khoan dung tha thứ cho con dâu thì gia đình trên thuận dưới hòa, con trai  mình không phải khó xử: giữa vợ, cha mẹ và anh, chị,em gái trong nhà…

Có nhiều người chồng trong gia đình luôn tỏ ra mình là người chủ:

-" Lúc nào cũng ra oai với vợ con"?

 Cứ nghĩ mình là chồng, người làm ra tiền, mình là trụ cột thì mình có quyền quyết định tất cả?

 Lúc nào cũng thấy người vợ mình chưa làm tròn bổn phận, cứ nhìn những khuyết điểm của vợ mà khó chịu, cảm thấy mình không hạnh phúc, mình bất hạnh...

Có những trường hợp:

" chồng không hề làm ra tiền đưa cho vợ, mà lại còn gia trưởng, cầm cơ, giữ mực, chi ly soi mói, tính toán từng đồng với vợ con?"

(thời nay những ông chồng như vậy  ít hẳn rồi - đây là tôi  muốn nêu thêm ví dụ những cuộc hôn nhân trước kia! ):

 -Tại sao không khoan hòa một chút,  tại sao không nhìn thấy cái tốt của người bạn đời, người đầu gối tay ấp  để thấy mình hạnh phúc trong niềm vui gia đình?

-"Cũng có những bà vợ chỉ thấy cái xấu của chồng. Thấy chồng mình thua sút chồng bạn, Rồi so sánh,  làm ít tiền, xấu trai ...hoặc  có nhiều khuyết điểm"?

- Người chồng nhường  nhịn vợ một chút vì họ biết:

"Chín bỏ làm mười" chứ không phải họ nhu nhược hay sợ vợ..?

Nên nếu người vợ lấn lướt coi thường người chồng là người phụ nữ không biết tôn trọng hạnh phúc gia đình:

Các cụ có câu: "thấy chồng hiền xỏ chân lỗ mũi,

Chật thế này, tôi duỗi làm sao? ". Còn nếu  : người chồng không biết điều, không biết tôn trọng và nhường nhịn vợ: hơi một tỷ là: " thượng cẳng chân, hạ cẳng tay " đánh đập, hoặc  khinh miệt vợ, là người chồng tự hạ thấp giá trị đàn ông của minh...

-Người vợ biết nhường nhịn chồng , biết hy sinh cho gia đình, biết chăm lo cho con cái, nhận cái thiệt thòi về mình, không phải họ" ngu  xi". Mà họ biết "chín bỏ làm mười "...vì không nên cãi cọ, hơn thua với những người thân của gia đình chồng, cũng như anh, chị, em ruột mình.

Có câu:"phúc đức tại mẫu "

Người phụ nữ là Phong Thuỷ của Gia Đình.

-"Chín bỏ làm mười"không những  chỉ dùng để đối xử với bạn bè hay ,họ hàng, đồng nghiệp,  xóm làng...  mà cũng rất cần : phải sử dụng ngay trong gia đình mình để ngôi nhà biến thành một tổ ấm"!

Các cụ có câu:

"trong có ấm, thì  ngoài mới êm? "

Gia đình là tế bào của xã hội. Tương tự như từng bộ phận trong một cơ thể con người.

Có đổi xử tốt với gia đình, thì mới tốt với xã hội được!

Năm cũ đã hết, vạn vật đang bước vào Tết  truyền thống của dân tộc. Có nơi tuyết đã rơi, những cơn gió lạnh kéo về.

Mọi người ai cũng cần sự ấm áp trong ngôi nhà, trong trái tim. Anh chị em ruột thịt trong nhà, cũng nên nhường nhịn mà:

 "chín bỏ làm mười "

các cụ còn có câu:

" khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau? "

--Còn về tình nghĩa vợ chồng : nếu hai người đang giận nhau thì thôi ..hãy vì nhau, hạ bớt cái tôi đi, mà:

 "chín bỏ làm mười".

thương yêu, đùm bọc chăm sóc ,nhường nhịn nhau hơn.

Ôm nhau một cái cho đêm không còn lạnh, cho tay được ấm ,cho bữa ăn thêm ngon?

Đầu  năm, kính chúc mọi người, mọi nhà vượt qua mọi trở ngại khó khăn, để được hy vọng và niềm vui trong năm mới: hãy nghĩ đến nhau, sống vì nhau, mà nêN "chín bỏ làm mười" tha thứ những gì  tha thứ được, cho đi là nhận thêm một niềm vui mới.

Cho đi là nhận lại, Mọi việc tốt đẹp sẽ nằm ở phía trước: nếu ta bước tới trong tâm trạng vui vẻ và đầy niềm tin...Đó là thông điệp tác giả muốn tâm sự, sẻ chia cùng bạn đọc, cũng như mọi gia đình(trong đó cũng có tôi, có tất cả chúng ta! ). Tôi nhớ lại câu mà bu tôi thường nói và động viên, những khi tôi tuyệt vọng nhất :

Thôi thì... con ơi: 5 bỏ làm 3, 9 bỏ làm 10, con hãy nhường nhịn và chịu đựng.. cho gia đình yên ấm các con ạ. Con mà buồn chán, tiêu cực gì, thì hãy nghe bu: quay mặt lại, nhìn lại hai đứa con thơ, rồi hãy quyết định những điều dại dột?  Ngẫm nghĩ những lời của bu ngày trước, thật thấm thía và trân trọng biết bao.

 Lời nói không là dao.

Mà lòng ta đau nhói.

Lời nói không là khói.

Mà nghe mắt cay cay.

Lời nói không là Mây

Mà đưa Ta xa mãi

Sao không ngồi nghĩ lại

Nói với nhau nhẹ nhàng?

Lời nói gói vàng.

TMD: Chúc mừng năm mới (Nhâm Dần)

Tác giả xin viết câu chuyện tâm sự đầu tiên của năm, kính chúc mọi người, mọi gia đình mạnh khỏe, vui vẻ, thuận hoà, hạnh phúc, bình an:

-Đầu Xuân khai Bút, lại khai Hoa .

Hạnh phúc, bình An, khắp mọi nhà :

-"Đa lộc, đa tài, đa phú quý

Đắc tài, đắc thắng, đắc nhân tâm!"

 Chuyện làng quê

Bạn đang đọc bài viết "Chín bỏ làm mười" tại chuyên mục Phát triển. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn