Chúa Phật và phát triển văn hoá

Chúa Phật và phát triển văn hoá là các khái niệm chưa được những người nghiên cứu làm rõ về tri thức khoa học. Bằng tư duy sáng tạo, tác giả bài viết phân tích, làm sáng tỏ thực chất, hạn chế nhận thức các khái niệm này, đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục trên nền tảng tư tưởng đúng đắn của Hồ Chí Minh.
goc-nhin-van-hoa-vinh-tuong-1669728489.gif
Ảnh minh họa

Chúa Phật là gì?

Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), thuật ngữ chúa (god) được hiểu là “Chủ”, “Đấng tạo ra trời đất”, tức là nói về chủ thể tạo ra sức sống ở bên trong vũ trụ hệ mặt trời; Phật (Buddha) được hiểu là người tu hành có “đức từ bi, quên mình để cứu hộ chúng sinh theo giáo lí đạo Phật”, tức là nói về khách thể tạo ra sự sống ở bên ngoài vũ trụ hệ mặt trời.

Giữa chủ thể và khách thể là thực thể tạo ra cuộc sống, dạng mô hình: sự sống cuộc sống sức sống. Mô hình này tương tự như cấu trúc genk tạo ra sự sống (AND hay ARN); trong đó, sức sống được tạo ra do “mặt trời tự quay vòng xung quanh nó” ở bên trong, sự sống được tạo ra do “các hành tinh, vệ tinh, thiên thạch tự quay vòng xung quanh mặt trời” ở bên ngoài, còn cuộc sống được tạo ra do “quỹ đạo vòng quay của trái đất tự quay xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời” tồn tại ở giữa [1].

Mặt trời, trái đất, các hành tinh, vệ tinh, thiên thạch có mối liên hệ chặt chẽ với Chúa Phật, tạo thành mô hình cấu trúc như sau: bản chất sự sống chưa thật của Phật thực chất cuộc sống thật của con người tính chất sức sống không thật của Chúa. Trong mô hình này, sự sống chưa thật của Phật biểu hiện bản chất nhóm (tập thể) chưa chân thật trong xã hội loài người; sức sống không thật của Chúa biểu hiện tính chất cá thể (cá nhân) không chân thật trong thế giới tự nhiên; còn cuộc sống thật của con người biểu hiện thực chất cộng đồng chân thật trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người.

Tức là, Chúa Phật biểu hiện thực chất cuộc sống chân thật của cộng đồng trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người; khi các cộng đồng sống không chân thật thì không thể có Chúa Phật, hay không thể có cuộc sống con người tồn tại trên trái đất thuộc vũ trụ hệ mặt trời.

Thực chất phát triển văn hoá

Phát triển bao hàm các thuật ngữ “phát” và “triển”. Trong Từ điển Tiếng Việt, phát được hiểu là “làm toả ra ánh sáng”, tức là nói về sự chưa phát triển ở bên trong thế giới, tri thức chưa khoa học; triển được hiểu là “Lên (gân)”, tức là nói về sự không phát triển ở bên ngoài thế giới, tri thức không khoa học. Phát và triển có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành sự phát triển tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới, tri thức khoa học. Sự chưa phát triển biểu hiện bản chất chưa cân đối về môi sinh của các tập thể loài vật trong tự nhiên, chưa công bằng về quyền lợi vật chất của các nhóm trong cộng đồng người; sự không phát triển biểu hiện tính chất không cân bằng về môi trường của các cá thể loài vật trong tự nhiên, không bình đẳng về giá trị tinh thần của các cá nhân trong nhóm; sự phát triển biểu hiện thực chất sự cân đối, cân bằng, hài hoà về “môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý” về “quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [2]. Tức là, phát triển biểu hiện thực chất sự cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.

Văn hoá bao hàm các thuật ngữ “văn” và “hoá”. Trong Từ điển Tiếng Việt, văn được hiểu là “việc văn chương, chữ nghĩa”, tức là nói về sự vật vật thể trong thế giới tự nhiên; h được hiểu là “hoá thành thần, thánh, Phật chứ không phải chết đi”, tức là nói về hiện tượng phi vật thể trong xã hội loài người. Theo đó, văn hoá là nói về sự vật, hiện tượng thực thể trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Vật thể là nói về sự chưa thật, chưa sáng tạo ra giá trị vật chất của các nhóm trong cộng đồng; phi vật thể là nói về sự không thật, không sáng tạo ra giá trị tinh thần của các cá nhân trong nhóm; còn thực thể là nói về sự chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh, như “ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật” của các cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người [3]. Tức là, văn hoá biểu hiện thực chất sự chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh của các cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.

Văn hoá và phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành văn hoá phát triển hay “phát triển văn hoá” (phát triển có văn hoá) khái niệm biểu hiện thực chất sự chân thật sáng tạo bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người. Từ khái niệm này cho thấy rằng, quốc gia không phát triển văn hoá thì tự nhiên, xã hội, con người không phát triển; quốc gia chưa phát triển văn hoá thì tự nhiên, xã hội, con người chưa phát triển; còn quốc gia phát triển văn hoá thì tự nhiên, xã hội, con người phát triển.

Chúa Phật và phát triển văn hoá có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên con người phát triển có văn hoá trong cộng đồng xã hội. Trong mối liên hệ này, thì Chúa gắn với tính chất sức sống không thật của các cá nhân trong nhóm, Phật gắn với bản chất sự sống chưa thật của các nhóm trong cộng đồng, còn phát triển văn hoá gắn với thực chất cuộc sống chân thật của các cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người, dạng mô hình: bản chất sự sống nhóm chưa phát triển thực chất cuộc sống cộng đồng phát triển tính chất sức sống cá nhân không phát triển. Tức là, không phát triển văn hoá thì không thể có cuộc sống cộng đồng phát triển trong quốc gia, xã hội loài người.

Hạn chế nhận thức Chúa Phật và phát triển văn hoá trên thế giới, ở Việt Nam

Hạn chế trên thế giới

Chúa Phật và phát triển văn hoá gắn liền với đời sống cộng đồng xã hội loài người. Tuy nhiên, trên thế giới, nhiều công dân, kể cả người nghiên cứu, đã nhận thức chưa đúng, chưa thật về Chúa Phật và phát triển văn hoá; bởi vì, ngay cả thuật ngữ “đúng” (proper, ccorect) hay “thật” (real, true) trong ngôn ngữ học cũng chưa được làm rõ về “học thuật” tri thức khoa học.

Tức là, nhiều người chưa nhận thức rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa các mặt chủ yếu của thuật ngữ “đúng”, “thật” và khái niệm khoa học, phát triển như sau: tính chất hình thức bên ngoài không phát triển, không đúng thật sự (sai), tri thức không khoa học; bản chất nội dung bên trong chưa phát triển, chưa đúng sự thật, tri thức chưa khoa học; thực chất nguyên lý phát triển, đúng thật tồn tại ở giữa, tri thức khoa học, dạng mô hình: bản chất chưa phát triển, chưa khoa học, chưa đúng sự thật thực chất phát triển, khoa học, đúng thật tính chất không phát triển, không khoa học, không đúng thật sự.

Nói cách khác, thuật ngữ đúng và thật nói riêng, ngôn ngữ học nói chung chưa được những người nghiên cứu trên thế giới làm rõ thực chất về “mối liên hệ giữa “sự không sống” (không đúng thật sự) ở bên ngoài thế giới, “sự chưa sống” (chưa đúng sự thật) ở bên trong thế giới, và “sự sống” (đúng thật) tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới” [4].

Hạn chế nhận thức Chúa Phật và phát triển văn hoá làm cho nhiều công dân, người nghiên cứu trên thế giới không hiểu rõ rằng, tư tưởng cá nhân biểu hiện tính chất không phát triển văn hoá; tư tưởng nhóm biểu hiện bản chất chưa phát triển văn hoá; còn tư tưởng cộng đồng biểu hiện thực chất phát triển văn hoá, dạng mô hình: bản chất chưa phát triển văn hoá thực chất phát triển văn hoá tính chất không phát triển văn hoá.

Hạn chế nhận thức Chúa Phật và phát triển văn hoá còn làm cho nhiều người chuyên nghiên cứu văn hoá nhưng vẫn “chưa có một sự nhất trí hoàn toàn về nội hàm của khái niệm này” [5]; đặc biệt, làm cho nhiều người có tư tưởng “sùng bái cá nhân”, “sùng bái quyền lực”, dẫn đến khuynh hướng chủ nghĩa, như: chủ nghĩa cá nhân, bá quyền, cực đoan, khủng bố; dẫn đến bạo lực, xung đột, nội chiến, chiến tranh, gây khổ đau cho con người; dẫn đến tình trạng “sùng bái tăng trưởng” về số lượng [6], không chú trọng “tăng trưởng về chất lượng” (tăng trưởng xanh), hay không coi trọng “phát triển bền vững” khái niệm biểu hiện thực chất “sự cân đối, cân bằng, hài hoà lâu bền về môi trường sống trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý vững chắc về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh trong quốc gia, xã hội loài người” [7]; không phát triển bền vững được nhìn nhận là nguyên nhân dẫn đến huỷ hoại môi trường sống trên trái đất

Hạn chế ở Việt Nam

Nhận thức Chúa Phật và phát triển văn hoá ở Việt Nam còn nhiều hạn chế; bởi vì, ngay cả các thuật ngữ, khái niệm Chúa, Phật, văn hoá, phát triển đều chưa được nhận thức rõ ràng. Chẳng hạn, trong Từ điển Tiếng Việt, văn hoá chỉ được nhìn nhận chung chung là “giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” chứ không nhìn nhận cụ thể là sự chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh của các cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người; còn phát triển chỉ được nhìn nhận khái quát là “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”, chứ không nhìn nhận cụ thể là sự cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.

Hạn chế nhận thức Chúa Phật và phát triển văn hoá làm cho công dân nói chung, cán bộ (đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên hay công tố viên), người lãnh đạo, nghiên cứu nói riêng không phân biệt rõ mối liên hệ giữa sức sống không chân thật gắn với cá nhân, sự sống chưa chân thật gắn với nhóm, cuộc sống chân thật gắn với cộng đồng; không phân biệt rõ mối liên hệ giữa hình thức không phát triển văn hoá, nội dung chưa phát triển văn hoá và nguyên lý phát triển văn hoá, dạng mô hình: nội dung chưa phát triển văn hoá – nguyên lý phát triển văn hoá – hình thức không phát triển văn hoá.

Tức là, nhiều công dân không phân biệt rõ đâu là bản chất nội dung chưa đúng sự thật, đâu là tính chất hình thức không đúng thật sự (sai), đâu là thực chất nguyên lý đúng thật của ngôn ngữ nói chung, Chúa Phật, văn hoá, phát triển nói riêng; làm cho “nhận thức về văn hoá của không ít người Việt đặc biệt là những nhà quản lý văn hoá ở nhiều cấp rất sai lệch” [8].

Hạn chế nhận thức Chúa Phật và phát triển văn hoá được nhìn nhận là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu coi trọng giáo dục đạo đức lối sống chân thật cho công dân, thiếu xây dựng bản sắc văn hoá cộng đồng các dân tộc trong đời sống xã hội của quốc gia. Chẳng hạn, như: nhìn về tính chất hình thức không phát triển, bản chất nội dung chưa phát triển cho thấy rằng, di sản văn hoá vật thể (vật chất sống), phi vật thể (tinh thần sống) được UNESCO công nhận ngày càng nhiều về số lượng kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, nhưng nhìn về thực chất nguyên lý phát triển cho thấy rằng, di sản văn hoá thực thể (ý thức sống) có biểu hiện kém về chất lượng, hay “cuộc sống chân thật của công dân nói chung, đội ngũ cán bộ, doanh nhân nói riêng lại có biểu hiện suy giảm” [9]. Điều đó được thể hiện ở tư tưởng coi trọng “tăng trưởng sùng bái con số” [10], chứ không coi trọng tăng trưởng về chất lượng (phát triển); đặc biệt, thể hiện rõ ở sự “xuống cấp về đạo đức” trong chính quyền và ngoài xã hội [11]. Chẳng hạn, như: tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; tình trạng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí của một số đại biểu dân cử, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị; tệ nạn gọi hồn, bói toán, “trục lợi tâm linh”; “biến tướng tục cúng sao giải hạn”; hay thậm chí “nhiều người hiểu sai về Đức Phật”, có hành vi giả dối, như: “thông qua tuyên truyền “vong linh báo oán” để từ đó trục lợi” [12].

Giải pháp khắc phục hạn chế nhận thức Chúa Phật và phát triển văn hoá ở Việt Nam

Thứ nhất, đổi mới sáng tạo về “tư duy” (thinking). Để khắc phục hạn chế nhận thức Chúa Phật và phát triển văn hoá, tác giả bài viết cho rằng, trước hết, những người nghiên cứu cần phải thật sự đổi mới sáng tạo, hình thành “tư duy phát triển” (tư duy chân thật) cho công dân nói chung, đội ngũ cán bộ nói riêng trên nền tảng “tư tưởng phát triển” (tư tưởng đúng đắn) của Hồ Chí Minh. Đây được nhìn nhận là thay đổi tính chất hình thức tư duy, tư tưởng không phát triển (sai), bản chất nội dung tư duy, tư tưởng chưa phát triển (chưa đúng) bằng thực chất nguyên lý tư duy, tư tưởng phát triển (đúng). Tư duy, tư tưởng sai lầm gắn với tính chất hình thức cá nhân, tri thức không khoa học; còn tư duy, tư tưởng đúng đắn gắn với thực chất nguyên lý cộng đồng (xã hội), tri thức khoa học. Vào thời kỳ kháng chiến kiến quốc, khi nói về tư tưởng, lý luận, Hồ Chí Minh từng quan niệm như sau: “tư tưởng cá nhân hoàn toàn thất bại” [13]. Tức là, không tư duy, tư tưởng phát triển sáng tạo thì không nhận thức đúng Chúa Phật và phát triển văn hoá; chưa tư duy, tư tưởng phát triển sáng tạo thì chưa nhận thức đúng Chúa Phật và phát triển văn hoá; còn tư duy, tư tưởng phát triển sáng tạo thì nhận thức đúng Chúa Phật và phát triển văn hoá.

Thứ hai, tư duy sáng tạo “khái niệm” (concept). Khái niệm gắn liền với tri thức về cuộc sống con người. Tư duy sáng tạo khái niệm là cơ sở khoa học để nhận thức đúng khái niệm, thuật ngữ Chúa Phật và phát triển văn hoá. Tuy nhiên, hiện nay khái niệm chưa được những người nghiên cứu phân tích làm rõ mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ khái biểu hiện bản chất sự vật chưa thật trong thế giới tự nhiên; thuật ngữ niệm biểu hiện tính chất hiện tượng không thật trong xã hội loài người; còn khái niệm biểu hiện thực chất hiện thực toàn diện trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người, dạng mô hình: bản chất sự vật bên trong chưa khoa học thực chất hiện thực toàn diện khoa học tính chất hiện tượng bên ngoài không khoa học. Vào thời kỳ kháng chiến kiến quốc, khi nhìn nhận khái niệm, Hồ Chí Minh từng quan niệm như sau: “Khái niệm không phải là hiện tượng lẻ tẻ, là quan hệ bên ngoài nữa, khái niệm là đã nắm được cái bản chất, cái toàn diện, và quan hệ bên trong của mọi việc” [14]. Tức là, không tư duy sáng tạo khái niệm thì không nhận thức đúng Chúa Phật và phát triển văn hoá; chưa tư duy sáng tạo khái niệm thì chưa nhận thức đúng Chúa Phật và phát triển văn hoá; còn tư duy sáng tạo khái niệm thì nhận thức đúng Chúa Phật và phát triển văn hoá.

Thứ ba, tư duy sáng tạo thuật ngữ “văn”. Văn gắn liền với văn hoá. Tư duy sáng tạo thuật ngữ văn là cơ sở khoa học để nhận thức đúng khái niệm văn hoá. Tuy nhiên, hiện nay thuật ngữ văn chưa được những người nghiên cứu làm rõ các mặt chủ yếu của nó. Trong Từ điển Tiếng Việt, văn chỉ được nêu ra mặt tính chất hình thức “ngôn ngữ được trau chuốt cho hay, đẹp”, chứ không nêu rõ mặt bản chất nội dung, thực chất nguyên lý của văn nói và văn viết. Vào thời kỳ kháng chiến kiến quốc, khi nhìn nhận mối liên hệ giữa hình thức “nói”, nội dung “viết” và nguyên lý nói viết có “chừng mực” của văn trong văn hoá, Hồ Chí Minh đã từng phê bình căn bệnh “nói dài”, “viết rỗng” của công dân, cán bộ như sau: “Bất kỳ làm việc gì cũng phải có chừng mực. Viết và nói cũng vậy. Chúng ta chống là chống nói dài, viết rỗng. Chứ không phải nhất thiết cái gì cũng phải ngắn mới tốt. Viết và nói cố nhiên phải vắn tắt. Song trước hết phải có nội dung. Phải chữa cho hết bệnh nói dài, viết rỗng” [15]. Tức là, không tư duy sáng tạo thuật ngữ văn thì không nhận thức đúng văn hoá; chưa tư duy sáng tạo thuật ngữ văn thì chưa nhận thức đúng văn hoá; còn tư duy sáng tạo thuật ngữ văn thì nhận thức đúng văn hoá.

Thứ tư, tư duy sáng tạo thuật ngữ “thật”. Thật (thực) gắn liền với sự thật (sự thực), công lý, chân lý. Tư duy sáng tạo thuật ngữ thật là cơ sở khoa học để nhận thức đúng sự thật Chúa Phật và phát triển văn hoá. Tuy nhiên, hiện nay thuật ngữ thật chưa được những người nghiên cứu làm rõ các mặt chủ yếu của nó. Trong Từ điển Tiếng Việt, thật chỉ được nêu ra mặt bản chất nội dung, tính chất hình thức “đúng với nội dung của khái niệm, hoặc đúng với tên gọi; không giả”, chứ không nêu rõ mặt thực chất đúng thật với nguyên lý (nguyên tắc) của nó, dạng mô hình: bản chất sự thật chưa phải chân lý thực chất thật chân lý tính chất thật sự không phải chân lý. Vào thời kỳ kháng chiến kiến quốc, khi nói về chân lý, Hồ Chí Minh từng quan niệm như sau: “Phải bảo vệ chân lý, phải có nguyên tắc tính, không được ba phải” [16]; “Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân - tức là phục tùng chân lý” [17]. Tức là, không tư duy sáng tạo thuật ngữ thật thì không nhận thức đúng Chúa Phật và phát triển văn hoá; chưa tư duy sáng tạo thuật ngữ thật thì chưa nhận thức đúng Chúa Phật và phát triển văn hoá; tư duy sáng tạo thuật ngữ thật thì nhận thức đúng Chúa Phật và phát triển văn hoá.

Thứ năm, tư duy sáng tạo khái niệm “thần linh” (spirit). Thần linh gắn liền với Đức Chúa. Tư duy sáng tạo khái niệm thần linh là cơ sở khoa học để nhận thức đúng Chúa Phật. Tuy nhiên, hiện nay khái niệm thần linh chưa được những người nghiên cứu phân tích làm rõ mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ thần biểu hiện sự sống chưa thật trong thế giới tự nhiên; thuật ngữ linh biểu hiện sức sống không thật trong xã hội loài người; nguyên lý thần linh biểu hiện cuộc sống chân thật trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người, dạng mô hình: bản chất sự sống chưa thật, chưa phải thần linh thực chất cuộc sống chân thật, thần linh tính chất sức sống không thật, không phải thần linh. Vào nửa đầu thế kỷ 20, khi quan niệm về mối liên hệ giữa cuộc sống của con người và thần linh, Hồ Chí Minh đã từng viết ra các câu thơ như sau: “Trăm đều phải có thần linh pháp quyền” [18]; “Việc ta ta phải gắng lo,/ Chẳng nhờ trời phật chẳng nhờ thần linh” [19]. Tức là, không tư duy sáng tạo khái niệm thần linh thì không nhận thức đúng Chúa Phật; chưa tư duy sáng tạo khái niệm thần linh thì chưa nhận thức đúng Chúa Phật; còn tư duy sáng tạo khái niệm thần linh thì nhận thức đúng Chúa Phật.

Thứ sáu, tư duy sáng tạo khái niệm “Thiên Chúa” (God). Thiên Chúa gắn liền với thế giới tâm linh, như: mừng cuộc sống yên vui, hoà bình trong ngày “Lễ Giáng sinh” – Lễ Thiên Chúa giáng sinh (Noel, Christmas). Tư duy sáng tạo khái niệm Thiên Chúa là cơ sở khoa học để nhận thức đúng Lễ Thiên Chúa giáng sinh, nền “hoà bình thật sự” (thái bình) trong quốc gia, xã hội loài người [20]. Tuy nhiên, hiện nay khái niệm Thiên Chúa chưa được những người nghiên cứu làm rõ mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ Thiên biểu hiện vật chất sống (phần xác - đất nước) gắn với thời gian, chưa hoà bình ở bên trong thế giới; thuật ngữ Chúa biểu hiện tinh thần sống (phần hồn - khí trời) gắn với không gian, không hoà bình ở bên ngoài thế giới; còn khái niệm Thiên Chúa biểu hiện ý thức sống (cuộc sống - con người) gắn với thế gian, hoà bình tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới. Vào thời kỳ kháng chiến kiến quốc, khi tư duy, nhận thức về Thiên Chúa, Hồ Chí Minh đã từng có các quan niệm như sau: “phần xác ta được ấm no thì phần hồn được yên vui, việc đấu tranh giành thống nhất Tổ quốc, giữ gìn hoà bình càng chóng thắng lợi”; Sáng danh Thiên Chúa trên các tầng giời, hoà bình cho mọi người lành dưới thế” [21]; “Lầm tưởng hoà bình là thái bình mà không lo củng cố lực lượng quốc phòng, thế là sai lầm, mà lại là sai lầm to. Như thế không giữ gìn hoà bình, không giữ gìn được Tổ quốc” [22]. Tức là, không tư duy sáng tạo khái niệm Thiên Chúa thì không nhận thức đúng Lễ Thiên Chúa giáng sinh và nền hoà bình thật sự; chưa tư duy sáng tạo khái niệm Thiên Chúa thì chưa nhận thức đúng Lễ Thiên Chúa giáng sinh và nền hoà bình thật sự; còn tư duy sáng tạo khái niệm Thiên Chúa thì nhận thức đúng Lễ Thiên Chúa giáng sinh và nền hoà bình thật sự.

Kết luận

Chúa Phật và phát triển văn hoá là các khái niệm biểu hiện thực chất cuộc sống chân thật, sáng tạo của con người bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh trong quốc gia, xã hội loài người. Quốc gia không thể phát triển bền vững khi cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc không có sự chân thật và sáng tạo trong cuộc sống. Do vậy, nhận thức đúng các khái niệm này là yêu cầu cấp thiết ở nước ta hiện nay, nhằm “Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, môi trường văn hoá, đời sống văn hoá phong phú, đa dạng, văn minh, lành mạnh; vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế” như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu ra. Để nhận thức đúng Chúa Phật và phát triển văn hoá, công dân, đội ngũ cán bộ, đặc biệt là những người lãnh đạo cần phải đổi mới sáng tạo về tư duy; đồng thời, coi trọng tư duy sáng tạo khái niệm, thuật ngữ văn, thật, thần linh, Thiên Chúa trên nền tảng tư tưởng đúng đắn của Hồ Chí Minh trong làm việc, học tập, nghiên cứu khoa học, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

_______________

Tài liệu trích dẫn:

[1], [2] Nguyễn Hữu Đổng, Giải mã bí ẩn mối liên hệ giữa con gà và quả trứng gà, vanhoavaphattrien.vn/giai-ma-bi-an-moi-lien-he-giua-con-ga-va-qua-trung-ga-a16827.html, ngày 11/12/2022.

[3] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2013, t. 6, tr. 281.

[4] Nguyễn Hữu Đổng, Vài ý kiến về vấn đề “tâm linh” và đời sống xã hội hiện nay, http://tapchimattran.vn/van-hoa-xa-hoi/vai-y-kien-ve-van-de-tam-linh-va-doi-song-xa-hoi-hien-nay-44735.html, ngày 18/04/2022.

[5] GS. TSKH Vũ Minh Giang: Văn hoá - Con người, nhân tố bảo đảm sự phát triển bền vững của Việt Nam, https://quochoi.vn/tintuc/Pages/danh-sach-tin-tuc.aspx?ItemID=61552&CategoryId=0, ngày 02/01/2022.

[6] Liên Hương, Sự sùng bái tăng trưởng (P3) - Kinh tế học coi sự mở rộng bất tận mới được xem là cao cả, https://trithucvn.org/kinh-te/su-sung-bai-tang-truong-p3-chi-trong-kinh-te-te-hoc-su-mo-rong-bat-tan-moi-duoc-xem-la-cao-ca.html, ngày 02/03/2018.

[7] Nguyễn Hữu Đổng, Xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển bền vững ở Việt Nam, https://lsvn.vn/xay-dung-va-hoan-thien-the-che-phat-trien-ben-vung-o-viet-nam1670692224.html, ngày 11/12/2022.

[8] Nhà văn Nguyễn Quang Thiều: Đánh mất văn hoá, nền độc lập lâm nguy, tienphong.vn, Toan Toan (thực hiện), ngày 24/ 11/ 2021.

[9] Nguyễn Hữu Đổng, Vài ý kiến về vấn đề “tâm linh” và đời sống xã hội hiện nay, Sđd.

[10] Nguyễn Tuấn, Không thể tiếp tục tư duy tăng trưởng sùng bái con số, https://www.tienphong.vn/thoi-su/537059/khong-the-tiep-tuc-tu-duy-tang-truong-sung-bai-con-so.html, ngày 07/5/2011.

[11] Phan Phương - Việt Đức (TTXVN/Vietnam+), Ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức, xây dựng nếp sống văn hoá, https://www.vietnamplus.vn/ngan-chan-su-xuong-cap-ve-dao-duc-xay-dung-nep-song-van-hoa/810393.vnp, ngày 10/08/2022.

[12] Lê Tiên Long, Từ tín ngưỡng đến mê tín dị đoan: Gieo rắc điều giả dối, rất đáng sợ! https://nld.com.vn/ban-doc/tu-tin-nguong-den-me-tin-di-doan-gieo-rac-dieu-gia-doi-rat-dang-so-20190325205846156.htm, ngày 26/03/2019.

[13], [16] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 11, tr. 590, 99.                                 

[14] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 123.

[15] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr. 340.

[17], [20], [21] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 10, tr. 378, 66, 462.

[18] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 1, tr. 473.

[19] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 2, tr. 502.

[22] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 9, tr. 437.

____________________________________

*Nguyên giảng viên cao cấp, Học viện CTQG HCM