Chiều ngày 13/10/2023, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Dệt may Việt Nam đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Giai điệu tự hào Dệt may Việt Nam” tại cung Văn hoá hữu nghị Việt - Xô.
Bà Phạm Thị Thanh tâm, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam, phát biểu tổng kết cuộc thi
Từ tình yêu “dệt may” âm nhạc
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của ngành Dệt may Việt Nam, âm nhạc luôn là món ăn tinh thần vô giá, gắn bó và đồng hành cùng công nhân viên chức lao động của ngành trong cuộc sống, lao động và sản xuất. Cuộc thi sáng tác các ca khúc về ngành Dệt may Việt Nam là một trong những hoạt động nhằm tiếp nối các giai điệu tự hào và tôn vinh những đóng góp của ngành cho đất nước.
Năm 2023, là năm có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước và của Ngành Dệt May Việt Nam, nổi bật là Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội lần thứ VI Công đoàn Dệt May Việt Nam và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Để thiết thực chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện lịch sử quan trọng năm 2023, Công đoàn Dệt May Việt Nam phát động Cuộc thi sáng tác các ca khúc nhằm khắc họa và ngợi ca hình tượng người lao động trong thời kỳ đổi mới
Tác phẩm đạt giải Nhất chương trình
Chương trình nghệ thuật “Giai điệu tự hào Dệt may Việt Nam” là hành trình đưa dệt may đến với nghệ thuật, đưa nghệ thuật đến với dệt may, thấm sâu vào bông, vào xơ, để dệt nên những thanh âm lấp lánh của cuộc sống, lao động, sản xuất, thành áo khăn ấm áp, thành lụa mát lành.
Trong không gian chương trình nghệ thuật, bà Phạm Thị Thanh Tâm - Uỷ viên Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam - chia sẻ: “Chúng tôi đã cùng anh chị em nhạc sĩ đi thực tế các doanh nghiệp, thăm nhà truyền thống của ngành, gặp gỡ những doanh nhân, những người lao động, để trên cơ sở đó, những sáng tác mới về ngành được ra đời, trở thành một phần thật đẹp trong chặng đường phát triển của Dệt may Việt Nam”. Các tác phẩm nghệ thuật góp mặt trong chương trình đều là những tinh hoa, được chắt chiu quan sát, cảm nhận về ngành tạo thành những lời ca, ý nhạc, để cùng ca lên những giai điệu tự hào về một ngành dệt may nước nhà. “Chắc chắn rằng những ca khúc từ cuộc thi, sẽ mãi mãi vang lên trong đời sống văn hoá tinh thần của công nhân viên chức lao động Dệt may, cổ vũ chúng tôi thêm yêu công việc của mình để tiếp tục làm đẹp nhiều hơn cho đời, cho xã hội” - bà Phạm Thị Thanh Tâm nhấn mạnh thêm.
Các tác phẩm đạt giải Nhì chương trình
Vĩ thanh
Bình dị và gần gũi, tự hào và lan tỏa - những ca từ, giai điệu từ cuộc thi sẽ được cất lên, ngân vang trong đời sống lao động sản xuất của ngành; như đường tơ, sông lụa, chảy mãi, chảy mãi, đồng hành cùng ngành Dệt may Việt Nam tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường hội nhập và phát triển.
104 tác phẩm là kết quả thu được của cuộc thi, là tâm hồn tình cảm của các văn nghệ sĩ, nhạc sĩ, đồng thời đó cũng là tâm huyết của Công đoàn Dệt may Việt Nam trong việc vun bồi những giá trị của ngành nghề và con người dệt may, là tình yêu nghề mến nghiệp của ngành lao động dệt may, là sự thân thuộc của các sản phẩm dệt may, để các nhạc sĩ lấy đó làm nguồn cảm hứng sáng tác.
Các tác phẩm đạt giải Ba chương trình
Tác phẩm đạt giải Nhất thuộc về “Khúc ca dệt may Việt Nam” của Nhạc sĩ Dương Đức Thuỵ. Bốn giải Nhì thuộc về các ca khúc “Dệt những gấm hoa” - tác giả: Trần Bình Dương, đồng tác giả Ngô Minh Hiền; ca khúc “Ka đêm” - tác giả: Kiều Khắc Dư, lời Nguyễn Thế Minh; ca khúc “Tình yêu cô thợ may” - tác giả Ngọc Thịnh, thơ: Hoàng Thị Như Phượng; ca khúc “Dệt may Việt Nam, tự hào cất cánh vươn xa” - tác giả Lân Cường. Ba giải Ba thuộc về ca khúc “Dệt may gấm vóc quê hương” - tác giả: Nguyễn Minh Đức; ca khúc “Vinatex tiến lên cùng đất nước” - tác giả: Quang Thanh Giang; ca khúc “Bài ca công đoàn - công nhân dệt may” - tác giả Phạm Việt Long. Cùng với đó là các ca khúc đạt giải khuyến khích như: “Bài ca dệt may Việt Nam” - tác giả: Ngọc Hoà; “Dệt may Việt Nam - thêu dáng rồng bay” - tác giả: Phạm Xuân Hải; “Bài ca con đường dệt may” - tác giả Đức Chính; “Tình em cô gái dệt may” - tác giả: Nguyễn Hồng Sơn; “Dệt may Việt Nam - niềm tin toả sáng” - tác giả: Ngọc Huyền; “Em là đoàn viên công đoàn dệt may” - tác giả Võ Văn Trung; “Thắm tình người thợ dệt” - tác giả Nguyễn Thế Vinh; “Tự hào dệt may Việt Nam” - tác giả: Nguyễn Đen; “Tình em cô gái ngành may” - tác giả: Trần Cao Vân; “Nào ta cùng vào ca” - tác giả: Trần Văn Tiến; “Tình yêu người thợ may” - tác giả: Trịnh Mạnh Hùng; “Dệt may Việt Nam - giai điệu tự hào” - tác giả: Nguyễn Đăng Tài; “Đêm vào ka” - tác giả: Bá Môn.
Các tác phẩm đạt giải Khuyến khích chương trình
Sự đồng hành
Tham gia trong chương trình nghệ thuật “Giai điệu tự hào Dệt may Việt Nam” gồm có: Đồng chí Vũ Mạnh Tiêm - Phó ban Tuyên giáo Tổng liên đoàn Lao động VN; đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm - Ủy viên Ban chấp hành Tổng liên đoàn LĐVN - Chủ tịch Công đoàn DMVN, cùng các đồng chí Phó chủ tịch, Ủy viên Ban thường vụ, Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên UBKT Công đoàn DMVN; đồng chí Nguyễn Xuân Côn - Nguyên chủ tịch CĐ DMVN; đồng chí Trịnh Thị Toan - Nguyên chủ tịch CĐ DMVN; đồng chí Nguyễn Tùng Vân - Nguyên chủ tịch CĐ DMVN; đồng chí Lê Nho Thướng - Nguyên chủ tịch CĐ DMVN; cùng các đồng chí là Phó chủ tịch, UV Ban thường vụ Công đoàn DMVN các thời kỳ. Đặc biệt, là sự có mặt của toàn thể các đại biểu tham dự đại hội VI Công đoàn Dệt May Việt Nam và đông đảo cán bộ, đoàn viên, người lao động của các đơn vị trong hệ thống.
Về phía Hội Nhạc sĩ Việt Nam gồm có: NSND, Nhạc sĩ Phạm Ngọc Khôi – Phó chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam, cùng các Nhạc sĩ, văn nghệ sĩ đã dành nhiều tình cảm để đồng hành cùng Công đoàn Dệt May Việt Nam triển khai, thực hiện thành công cuộc thi.
Chương trình nghệ thuật đã khép lại trong sự đón nhận cũng như những tình cảm, những tràng vỗ tay từ phía khán giả.
Tiết mục trong chương trình
Dệt May Việt Nam, tự hào cất cánh vươn xa - Sáng tác: Nguyễn Lân Cường - Giải Nhì