Cúng Rằm tháng Bảy - Nét văn hóa tâm linh của người Việt

Từ lâu, Rằm tháng Bảy âm lịch hàng năm đã trở thành một ngày lễ quan trọng của người Việt. Dù giàu hay nghèo, ở thành phố hay nông thôn vào ngày này đều sắm sửa mâm cúng để dâng lên tổ tiên và cúng chúng sinh. Trải qua bao năm tháng, giờ đây Rằm tháng Bảy đã trở thành một nét văn hóa tâm linh đẹp của người Việt Nam.

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, lễ Vu Lan được du nhập vào Việt Nam từ năm 1072 và vua Lý Nhân Tông đã từng lập đàn cầu siêu cho cha mẹ.

Rằm tháng Bảy âm lịch hàng năm là ngày xá tội vong nhân, người dân thường gọi một cách nôm na là ngày cúng cô hồn. Nhưng ngày Rằm tháng Bảy còn là một ngày lễ quan trọng khác đó là Lễ Vu Lan. Lễ Vu Lan là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt, là ngày để mọi người con hướng về mẹ cha. Ngày này mang ý nghĩa nhắc nhở con cháu, những ai còn cha mẹ hãy báo đáp bằng lòng hiếu thảo, đừng để đến khi cha mẹ không còn mới hối tiếc và ân hận.

 Cho đến tận bây giờ, rất nhiều người vẫn nhầm lẫn hai lễ này là một nhưng thực chất hai lễ này là hai lễ khác nhau hoàn toàn mặc dù có cùng xuất xứ từ đạo Phật.

b1vl1ad-1693363152.jpg

Ảnh minh họa cảnh ngài Mục Kiền Liên mang bát cơm đưa mẹ sau khi biết mẹ qua đời bị đọa làm ngạ quỷ đói khát nhưng tiếc thay bà không thể ăn, cơm vừa đưa đến miệng đã hóa thành than vì lửa cháy. Minh họa nguồn: Internet.

 

Lễ Vu Lan được bắt nguồn từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nhờ tấm lòng hiếu thảo. Vì thế lễ Vu Lan hàng năm là để tưởng nhớ công ơn cha mẹ, tổ tiên. Ngày lễ này trùng với ngày Tết Trung nguyên của người Hoa và trùng với ngày Xá tội vong nhân (cúng cô hồn) của một số nước Á Đông, trong đó có Việt Nam.

Lễ cúng cô hồn hay Xá tội vong nhân còn được biết với tên Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói. Nhưng đấy là theo truyền thuyết còn theo cách hiểu của dân gian thì đây là lễ cúng cho những vong hồn không người thân, không có thân nhân trên trần gian, không còn ai cúng cho mình nữa.  Việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Đà, thường gọi là A Nan với một con quỷ miệng lửa ( diệm khẩu). Một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ má dài miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau, A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa, mặt cháy đen như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”. A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni”. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được thêm phúc thọ…Cũng từ đó tục cúng cô hồn này ra đời, những ngày đầu tiên thì lễ này để thả quỷ miệng lửa nhưng sau đó nó được hiểu rộng hơn và trở nên như bây giờ, có nghĩa là tha tội cho người chết có tội lỗi và cúng cho những vong hồn vật vờ (cô hồn).

b1cung-giao-thua-2-1693364171.jpgCỗ cúng gồm có một mâm mặn dâng lên tổ tiên.
 

b3vlbh3adf-1693363836.jpg

 Mâm cỗ được bày ngoài sân hoặc ngoài đường trước cửa nhà với cháo trắng, bỏng, ngô, muối, vàng tiền để cúng cho các cô hồn. Ảnh: Internet

 

Trong dân gian còn có quan niệm ngày Rằm tháng Bảy là ngày “mở cửa địa ngục”, vào ngày này các cô hồn dưới địa ngục được thả thoát ra và trở về dương thế. Vì thế vào ngày này những vong hồn không người thân sẽ vẳng vất, quảnh quẩn khắp trần gian, để an ủi những linh hồn này người ta phải cúng cháo loãng, gạo, bỏng, muối để siêu sinh cho những linh hồn không nơi nương tựa ấy.

Mặc dù lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn (xá tội vong nhân) là hoàn toàn khác nhau nhưng cũng cùng chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả. Một lễ là để báo hiếu và một lễ để làm phúc. Bên cạnh đó, hai lễ này cùng chùng vào ngày 15 tháng 7 âm lịch đã tạo nên một nét văn hóa tâm linh rất đẹp của người Việt.

Ở nhiều nước khác ở Châu Á thì hai ngày lễ này không chùng vào 1 ngày ví như ở Nhật Bản thì lễ Vu Lan được tổ chức vào 15 tháng 8. Vào ngày này, người Nhật thường viết ước nguyện của mình lên giấy rồi treo trên cành trúc với mong muốn điều đó sẽ trở thành hiện thực.

Ở Việt Nam việc cúng Rằm tháng Bảy vì trùng 2 lễ nên cũng phải cúng tại hai nơi. Đầu tiên là phải cúng ở chùa rồi mới đến cúng tại gia. Theo tục lệ, lễ này phải được cúng vào ban ngày, tránh thực hiện khi mặt trời đã lặn.

Về lễ tiết thì vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ của mỗi gia đình và cúng chúng sinh ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè trước cửa nhà.

Trên mâm cúng tổ tiên là cỗ mặn và tiền vàng dùng cho người cõi âm. Mâm cúng chúng sinh thì có cháo trắng, bỏng ngô, khoai luộc, và bát gạo với muối để sau khi cúng xong sẽ rắc ra đường hoặc vỉa hè…Theo tục lệ, mâm cúng chúng sinh này sau khi cúng xong sẽ không hạ lễ mà để cho trẻ con hàng phố chia nhau ăn, cũng có thể là cho những người ăn xin, những người nghèo khổ qua đường…

Kế thừa những truyền thống văn hóa của dân tộc, trong đó có văn hóa tâm linh cũng là một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm cho đến ngày nay, ngày Rằm tháng Bảy đã trở thành một ngày lễ quan trọng trong tâm thức của mỗi người con đất Việt.