Dấu chân Nguyễn Tất Thành ở xứ sở Sương Mù

Trên hành trình đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã đến nhiều nơi trên thế giới, cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời Boston, Mỹ, đáp tàu biển đi London, Anh quốc, nơi mà trước đó Karl Marx, Friedrich Angels và V. I. Lenine đã từng sống và làm việc.
b0118e-01-1685521108.jpg
 

Tuy có nhiều số liệu khác nhau về mốc thời gian Nguyễn Tất Thành sang sống và làm việc ở Anh, nhưng theo giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam và quốc tế, đều thống nhất cho rằng thời gian Nguyễn Tất Thành ở London vào cuối năm 1913 đến năm 1917. Nguyễn Tất Thành đến London đầu tiên là làm việc tại khách sạn Drayton Court, trên phố The Avenue thuộc quận Ealingphisa Tây thủ đô London. Drayton Court, một khách sạn được trang trí theo kiểu cổ điển đầy ấn tượng, tao nhã, đây là một địa điểm lý tưởng để tận hưởng kỳ nghỉ thư giản cuối tuầnbên gia đình hoặc thưởng thức đồ uống cùng bạn bè tại “vườn bia” lớn nhất miền Tây London. Ngày nay khách sạn Drayton Court còn hấp dẫn du khách hơn bởi đây là một trong hai khách sạn ở London đãtừng có một nhân viên phục vụ mà sau này trở thành lãnh tụ mang tầm vóc thế giới, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, người được UNESCO vinh danh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá của Việt Nam”.

b02bh2-1685521386.jpg

Khách sạn Carlton bị máy bay Đức ném bom phá hủy 1940, trên nền cũ người ta xây tòa nhà New Zealand, phía trước có tấm biển ghi Nơi HCM sống và làm việc năm 1913.

 

Nếu có dịp, bạn vào trang Web của khách sạn Drayton Court, bạn sẽ thấy ngay phần giới thiệu: “Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ của Việt Nam đã làm việc vất vả tại bếp ăn của khách sạn vào năm 1914, trước khi ông tiếp tục hành trình thay đổi lịch sử đất nước, đánh đuổi các lực lượng từ Nhật Bản, Pháp và Mỹ”.

Với ý nghĩa to lớn đó, nên vào năm 2011, khi khách sạn Drayton Court tân trang lại, riêng khu bếp nơi Nguyễn Tất Thành – Bác Hồ - làm việc, được xây mới hoàn toàn và trở thành một phần của “vườn bia”xanh mát, thoàng đảng ở phía sau khách sạn, nơi thu hút nhiều du khách, nhất là vào những ngày cuối tuần,  ngày lễ...

b03bh3-1685521508.jpg

Khách sạn Carlton trước khi bị máy bay Đúc ném bom sập, nơi Nguyễn Tất Thành từng làm việc.

 

Nhưng thật ra nơi được sách báo nhắc đến nhiều nhất là khách sạn Carlton, London, nơi Nguyễn Tất Thành thời gia làm việc lâu nhất. Nhưngkhách sạn này đã bị máy bay quân Đức ném bom phá huỷ hoàn toàn vào năm 1940, trong thế chiến thứ hai. Hiện nay trên nền cũ của khách sạn Carlton người ta xây toà nhà New Zealand cao 19 tầng, toạ lạc trên phố Háymarket, gần Quảng trường Tralfagar, nơi dựng nhiều tượng đá sư tử, biểu tượng của nước Anh và cũng là nơi gần cung diện Nữ Hoàng Anh  và các cơ quan đầu não của Chính phủ Vương quốc Anh. Trên bức tường mặt tiền toà nhà này, Hội Hữu nghị Anh – Việt năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác Hồ (1890 – 1990), đã cho gắn tấm biển mầu xanh, ghi dòng chữ: “Hồ Chí Minh (1890 – 1990), người khai sinh nước Việt Nam, đã làm việc tại khách sạn Carlton, toà nhà cũ trên nền đất này năm 1913”.

Theo ông Len Aldis, Chủ tịch hội Hữu nghị Anh – Việt cho biết, việc đặt tấm biển này cũng gặp vô vàn khó khăn, nếu không phải Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chi Minh, một con người vĩ đại cả thế giới biết dến, mà là người khác chắc chắn không được.

b04-bh4a-1685521638.jpg

Khách sạn Drayton Court tại West Ealing, nơi Bác Hồ làm phụ bếp trước khi đến Khách sạn Carlton.

 

Toà nhà New Zealand, được xây lại hiện đại, nhưng tầng hầm của tồa nhà vẫn được giữ nguyên như ban đầu của khách sạn Carlton. Qua hai lượt cầu thang đi xuống là đến các phòng, nơi nghỉ ngơi của các nhân viên làm việc cho khách sạn, trong đó có phòng của Nguyễn Tất Thành. Các phòng này rất hẹp, diện tích chỉ khoảng 10m2,  chiều cao khoảng 2m, với lối đi cực kỳ chật chội. Hiện tất cả các phòng này là nơi chứa các đồ đạc cũ khách sạn thải ra. Thời đó, cũng như hiện tại, các phòng nhỏ bé này không trang bị hệ thống lò sưởi ấm, mỗi khi mùa đông đến lạnh cóng xương và mỗi làn mùa hè về nóng như thiêu như đốt, khiến gợi ta nhớ  đến cảnh sống cơ cực biết nhường nào của Bác Hồ- Nguyễn Tất Thành- cách nay hơn 100 năm, khi Bác làm việc ở đây.

Ông Len kể tiếp “Khi mới đến Carlton, Nguyễn Tất Thành được giao làm nhữngcông việc nặng nhọc như dọn dẹp đồ đạc, phụ rửa chén bát của nhà bếp khách sạn. Sau các bữa ăn của khách, ông Nguyễn thường giữ lại các thức ăn thừa để chuyển cho những người lao động nghèo, những người ăn xin vô gia cư. Cảm kích trước cử chỉ làm việc thiện của ông Nguyễn, vị đầu bếp nổi tiếng của khách sạn Escosffer, đã chuyển ông Nguyễn sang bộ phận làm bánh mì có phần nhẹ nhàng hơn, đồng thời chân tình “truyền nghề” cho ông”.

Tiến sỹ John Callow, Giám đốc Thư viện Marx ở London, nhà nghiên cứu khá kỹ về Bác Hồ cho hay: Trong thời gian ở khách sạn Carlton, Bác thường dậy làm việc từ 5 giờ sáng đến tận 12 giờ trưa.  Buổi chiều từ 17 giờ đến 22 giờ khuya. Thời gian rảnh rổi Bác tranh thủ tìm hiểu về London và học tiếng Anh.

Theo ông John, “Ông Hồ đến đây  làm việc không đơn giản là để kiếm tiền nuôi sống bản thân, mà chủ yếu để tìm hiểu bản chất của những dây xích ràng buộc dân tộc mình và những nước thuộc địa với các nước thực dân. Qua học hỏi, nghiên cứu, Ông Hồ hiểu rằng chỉ có lòng dũng cảm thì chưa đủ để giải phóng dân tộc mình mà cần phải nghiên cứu đầy đủ về sự phát triển của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc mới có thể phản kháng một cách có hiệu quả”.

Tiến John Callowcofn cho biết: Trong thời gian sống và làm việc ở khách sạn Carlton, London Bác Hồ từng làm những công việc nặng nhọc, như sáng sáng phải quét dọn tuyết ở trường học, điều khiển hệ thống lò sưởi nước nóng...

Theo tư liệu của ông John Callowcòn cho thấy:Ở London, Nguyễn Tất Thành đầu tiên làm phụ bếp ở khách sạn Drayton Court ở West Ealing, phía Tây London, sau đó mới chuyển đến làm việc tại khách sạn Carlton và trú ngụ tại căn nhà số 8, phố Stephen, cách khách sạn Carlton khoảng 30 phút đi bộ. Phố Stephen nay không còn,  nơi có căn nhà số 8, có chiều dài không đầy 500 m, chặn hai đầu là phố Tottenham Court và phố Gresse. Phố Stephen hiện là nơi dựng lên hai toà nhà số 1 là khách sạn cao tầng, đối diện là nhà số 2, là Viện Phim của Anh quốc (BFI). Ngôi nhà số 8 xưa kia đã bị trận ném bom “Blitz” của quân Đức năm 1940 phá huỷ.

Trong cuốn sách “Hồ Chí Minh năm tháng chưa được biết đến” của Sophie Quinn Rudge, do NXB Đại học California ấn hành nói rõ: Từ ngôi nhà này (nhà số 8), giữa năm 1913, Nguyễn Tất Thành đã viết thư cho cụ Phân Chu Trinh ở Paris, Pháp, thông bào vắn tắt tình hình học tiếng Anh của mình và gửi lời thăm hỏi những người trong gia đình.

Ông John còn thông tin thêm: Cảnh sát Anh nghi có mối liên hệ giữa phong trào công nhân Anh với phong trào công nhân Việt Nam, mà Nguyễn Tất Thành là người giữ mối liên lạc, nên ngôi nhà số 8 phốStephen, bị cảnh sát Anh theo dõi thường xuyên.Đặc biệt theo yêu cầu của cảnh sát Pháp, cảnh sát Anh đã đột nhập vào nhà số 8, nhưng Nguyễn Tất Thành nhanh chóng trốn thoát được.

Trước tình hình khó khăn đó, luôn luôn bị cảnh sát Anh theo sát, Nguyễn Tất Thành quyết định rời nước Anh sang Pháp. Từ Southampton, Nguyễn Tất Thành lại viết thư cho cụ Phan báo tin Nguyễn chuẩn bị xuống tàu rời Anh quốc đi Paris.

Như trên đã nói, thời gian Bác Hồ đến London có thể còn chưa thật chính xác, nhưng có một điều rõ ràng không thể phủ nhận là thời gian Bác Hồ ở thủ đô của xứ sở sương mù đã được lịch sử thế giới ghi nhận với sự khâm phục về nghị lực và ý chí của một con người Việt Nam vĩ đại. Tại đây Bác đã làm đủ mọi việc nặng nhọc từ cào tuyết rửa chén bát, phụ bép, không chỉ để kiếm sống mà chủ yếu là để có điều kiện, thời gian tìm hiểu bản chất chủ nghĩa tư bản, để từ đótìm ra con đường giải phóng dân tộc.

Từ một người yêu nước chân chính, Bác Hồ đã trở thành một chiến sỹ cộng sản, tìm thấy con đường đúng đắn giải phóng dân tộc, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đất nước.

Nhà văn, nhà sử học, tiến sỹ John Callow đã khẳng định: “Bốn năm ở London đã góp phần rất nhiều trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Những di sản của Người có sức hấp dẫn mãnh liệt ở Việt Nam, nhưng xét về khía cạnh những tư tưởng, tầm nhìn và lòng can đảm của Người, Hồ Chí Minh thuộc về cả thế giới”.

T.M.T