Không hiểu từ bao giờ, hẳn là tự xa xưa đã có câu ca dao
"Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vuồn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiêc lắm thay…”
Trên báo chí nhiều người phân tích rồi, tôi chỉ viết đôi điều tôi nghĩ
Ổ đây tôi cũng chỉ đề cập đến một tiểu luận của tác giả Phạm Bảo Thư bàn về ý “nụ tầm xuân nở ra xanh biếc” và nói là đó là hoa đậu biếc, Quả là mầu hoa đậu biếc thì xanh rất đẹp, bài viết còn gắn bài ca dao này vào giai thoại đối đáp bằng thơ của Trinh Tráng và Đào Duy Từ, và giải thích rằng những câu đối đáp đó là xuất xứ từ miền Trung nơi cây đậu biếc mọc nhiều. Và đưa ra ý kiến là có hai loại Tầm xuân – một thuộc họ Hoa hồng , một thuộc họ Đậu .( !?)
Tầm xuân không xuất hiện nhiều trong thơ ca, nhà thơ Bế Kiến Quốc có một câu
“Chạm vào một nhánh Tầm Xuân,
Vẫn xanh biếc nụ, vẫn ngần ấy hương.” - tôi thích câu thơ này, theo tôi nghĩ, vì đúng là nụ tầm xuân khi chưa nở, nó rất xinh và rất xanh...
Trở về với hình tượng "tầm xuân xanh biếc" trong câu ca dao, tôi chỉ nghĩ đơn giản là chàng trai trong câu ca dao này quả thật rất lãng mạn, si tình, bối rối. Khi biết tin người yêu đi lấy chồng thì ngay cả cây bưởi gai góc thế mà cũng dám trèo, nên cảnh vật xung quanh mầu sắc thành hoa cà hoa cải… Thế cho nên tôi cũng tin là hình ảnh tầm xuân nở ra xanh biếc chỉ là ước lệ mà thôi.
Có lúc theo khía cạnh từ ngữ thì tôi nghĩ hay là “tầm xuân” ở đây có lẽ chỉ tất cả các loại nụ hoa tìm (tầm) mùa xuân, chờ đợi và đón mùa xuân...
(Xin mọi người đừng lẫn hoa Tầm xuân - hồng dại với cành nụ xanh đỏ tím vàng, mà người Việt ta gọi là nụ tầm xuân bán vào dịp Tết nhập từ Trung quốc sang, đó là cây Ngân liễu)
Theo Chuyện quê