Hàng ngàn người tham dự Lễ hội rước Sinh thực khí Nam ở Lạng Sơn

Vũ Đạo - Mộc Miên

24/02/2024 12:37

Theo dõi trên

Lễ hội Ná Nhèm (tiếng Tày có nghĩa là “mặt nhọ”) là một lễ hội phồn thực nổi tiếng được tổ chức hàng năm tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đây là lễ hội của người dân tộc Tày địa phương với mong ước khoẻ mạnh, mùa màng bội thu, gia súc đầy đàn.

001-1708750984.jpg

Lễ hội Ná Nhèm (tiếng Tày có nghĩa là “mặt nhọ”) là một lễ hội phồn thực nổi tiếng được tổ chức hàng năm tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Vũ Đạo

Lễ hội Ná Nhèm diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng (âm lịch) nhưng các công việc chuẩn bị đã được tiến hành triển khai thực hiện từ trước đó khoảng 2 tuần. Từ mùng 1 Tết ở Đình diễn ra lễ cúng Thành Hoàng. Các cụ già tổ chức họp và bàn giao khóa lềnh, khóa mo, khóa hội giữa năm cũ và năm mới. Sau đó bàn và chuẩn bị các công việc liên quan đến lễ hội  như: thành lập Ban tổ chức, chuẩn bị kinh phí, nguồn nhân lực; phân công người đóng và luyện tập các vai diễn, chuẩn bị trang phục, đạo cụ, chuẩn bị lễ vật…và các điều kiện khác để phục vụ cho lễ hội. Tất cả mọi công việc phải chuẩn bị xong trước ngày rằm, trong đó mỗi một nhóm người tham gia đều quy định rõ số lượng và nội dung công việc khác nhau.

002-1708751019.jpg

ông Nguyễn Đặng Ân, Giám đốc Sở VH-TT &DL tỉnh Lạng Sơn và các đại biểu tới tham dự. Ảnh: Vũ Đạo

003-1708751046.jpg

ông Phạm Bá Phương - Chủ tịch UBND xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn phát biểu khai mạc Lễ hội. Ảnh: Vũ Đạo

Ngay từ sáng sớm, các nghi thức cúng, tế và rước nước từ miếu thờ đức vua Miêu Tĩnh tại mỏ nước Bó Vằn về đình Làng Mỏ; nghi lễ cúng tế tại đình Làng Mỏ và miếu Xa Vùn được các thầy mo, ông hội thực hiện nghiêm cẩn. Những người thực hiện các phần nghi lễ cúng tế phải là những người từ 60 tuổi trở lên, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm và hiểu biết về phong tục tập quán của địa phương. Ngoài thầy mo, còn có hai ông hội (bồi tế) là người phụ giúp thầy mo trong việc mang lễ vật lên dâng thần và 4 anh Tưởng là những trai đinh từ 16 tuổi trở lên, được mọi người tin tưởng tín nhiệm. Các anh Tưởng có nhiệm vụ giúp thầy mo và hai ông hội chuẩn bị các lễ vật.

01-1708751078.jpg

Mặc dù lễ hội Ná nhèm năm nay mưa rất to nhưng vẫn thu hút được đông đảo du khách và nhân dân trong vùng tới xem lễ hội. Ảnh: Vũ Đạo

02-1708751099.jpg
 
03-1708751118.jpg
 
04-1708751139.jpg

Lễ hội là một nét sinh hoạt văn hóa tổng hợp chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống, thông qua đó có tác dụng giáo dục thế hệ trẻ những tinh hoa của cộng đồng, của dân tộc, đó là bản sắc văn hóa đặc sắc được các lớp cha ông người Tày - Nùng ở xã Trấn Yên đúc kết, bổ sung, lưu truyền đến ngày nay. Ảnh: Vũ Đạo

Lễ hội bao gồm các nghi thức thờ cúng Thành Hoàng, đức thánh Cao Sơn Quý Minh, đức vua Miêu Tĩnh và đức vua Cao Quyết. Lễ hội còn được thể hiện cùng với tích đánh cướp giữ làng và văn hóa địa phương của người Tày.

3-1708751169.jpg

Thầy Then: Bế Thị Thật đang chuẩn bị thực hiện các nghi thức cúng tại Đình Làng Mỏ. Ảnh: Vũ Đạo

4-1708751188.jpg

Sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt) được đặt ở trong đình Làng Mỏ trước khi làm lễ rước. Ảnh: Vũ Đạo

Theo sự tích, những ma, quỷ dữ dọa người chính là 12 tên cướp đến thôn cướp bóc, bị đánh đuổi rồi chết tại đây. Đó cũng là quan niệm của đồng bào về linh hồn, thế giới tâm linh. Người tham dự lễ hội phải bôi nhọ mặt bởi họ tin rằng làm như thế sẽ đánh lạc hướng những linh hồn ma giặc, qua lễ hội sẽ không còn ma nào biết ai đã diễn lại hình dạng và sự thất bại của chúng trước dân làng mà bắt về gây tai họa, dịch bệnh cho họ cùng gia đình, người thân của họ.

004-1708751225.jpg

Tục “Bôi nhọ mặt” tục phù phép người thành quỉ dữ (tục hóa trang của người Tày) để nhớ về những tích chuyện mà 12 tên cướp đã đến thôn Làng Mỏ cướp phá, đã bị đánh đuổi và chết tại mảnh đất này, chúng đã biến thành hồn ma, quỉ dữ dọa người. Ảnh: Vũ Đạo

6-1708751257.jpg

Kiệu rước "mặt nguyệt" hay còn gọi sinh thực khí nữ được mô tả giống hình ảnh trăng, được viết chữ “bình an” với mong ước cầu một cuộc sống bình an, sinh sôi nảy nở. Ảnh: Vũ Đạo

07-1708751281.jpg

Sau khi các thầy mo thực hiện nghi lễ cúng tế xong ở trong đình thì sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt) được những trai đinh rước đến miếu Xa Vùn. Ảnh: Vũ Đạo

Điểm nhấn và đặc sắc nhất của lễ hội là màn rước sinh thực khí nam (Tàng thinh). Ý nghĩa của việc này là ước mong sinh sôi nảy nở, con cháu đông đúc. 

7-1708751314.jpg

Đoàn quân, đoàn rước đi nhanh hay chậm là do hai viên chánh tướng, phó tướng. Phó tướng đi trước, tay cầm chổi vừa đi vừa làm động tác xua chổi dọn đường. Ảnh: Vũ Đạo

08-1708751337.jpg

Điểm độc đáo là những linh vật cung tiến không phải là cỗ xôi, con gà, con lợn mà là các loại cây giống và độc đáo hơn còn có Tàng thinh - Mặt nguyệt - linh vật sinh thực khí. Ảnh: Vũ Đạo

8-1708751359.jpg

Tàng thinh được mô tả theo hình ảnh dương vật của nam giới. Ảnh: Vũ Đạo

0010-1708751387.jpg

Điểm nhấn và đặc sắc nhất của lễ hội là màn rước sinh thực khí nam (Tàng thinh). Ảnh: Vũ Đạo

Nghi thức rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt). Theo phong tục, mỗi năm Tàng thinh và Mặt nguyệt sẽ được thay đổi một lần do lần tổ chức trước hai linh vực này đã siêu hóa. Tàng thinh được mô tả theo hình ảnh dương vật của nam giới và Mặt nguyệt là hai chiếc mẹt cỡ lớn úp mặt vào nhau, cùng biểu tượng âm dương và hai chữ "Bình An". Ý nghĩa của hai linh vật này được xem là mong ước sinh sôi nảy nở và con cháu đông đúc.

009-1708751418.jpg
 
9-1708751453.jpg

Mặt nguyệt là hai chiếc mẹt cỡ lớn úp mặt vào nhau, cùng biểu tượng âm dương và hai chữ "Bình An". Ảnh: Vũ Đạo

Những trì diễn Sỹ - Nông - Công - Thương, Ngư - Tiều - Canh - Mục (kén dâu, kén rể) và biểu diễn võ thuật cũng đã được diễn ra từ lúc di chuyển từ làng Mỏ đến miếu Xa Vùn, nơi thờ đức thánh Cao Sơn Quý Minh. Đi đầu đoàn rước linh vật là chánh tướng và phó tướng và đi vừa quét dọn đường. Khi chánh tướng hô lớn lên, các quân lính đi theo sẽ reo lên và giả thi đấu. Trong quá trình diễn ra lễ hội, còn có những trò chơi dân gian địa phương xuất hiện như: chơi đu, kéo co, đẩy gậy, cờ tướng,...

13-1708751512.jpg
 
14-1708751539.jpg
 
15-1708751575.jpg
 
015-1708751603.jpg

Các vị tướng của hai bên sẽ đi ra một khu cách miếu 500m, ra trang điểm một khu riêng biệt không ai có thể nhìn thấy. Ảnh: Vũ Đạo

Lễ hội Ná Nhèm có rất nhiều giá trị mang ý nghĩa lịch sử của cộng đồng dân tộc, lịch sử cư trú tộc người, lịch sử các ngành nghề, phong tục tập quán, các trò chơi, trò diễn và lễ nghi… tất cả như được sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền trong cả nước. Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa tổng hợp không những chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống mà thông qua các hoạt động đó giáo dục truyền thống, chuyển giao cho các thế hệ tiếp theo những tinh hoa của cộng đồng, của dân tộc.

10-1708751640.jpg
 
012-1708751685.jpg
 
12-1708751722.jpg
 
11-1708751763.jpg
 
013-1708751792.jpg
 
014-1708751814.jpg

Trong lễ rước tái hiện lại sự tích đánh giặc, người tham dự lễ hội phải bôi nhọ mặt, một mặt nhằm tái hiện lại hình ảnh của giặc "Tấc Tài Ngàn", mặt khác nhằm đánh lạc hướng những linh hồn ma giặc. Ảnh: Vũ Đạo

Nét đặc trưng nổi bật nhất cũng là nét văn hóa tiêu biểu nhất đó là tính cộng đồng và cố kết cộng đồng tộc người. Tính cố kết cộng đồng còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa những người trong bản, trong xã được gắn kết lại với nhau do cùng chung tín ngưỡng là thờ Thành Hoàng và Thần Nông và theo quan niệm dân gian của đồng bào Tày – Nùng ở đây thì các vị thần đó là thế lực siêu nhiên và quyền năng cao nhất, nắm bắt vận mệnh và bảo hộ cho cả cộng đồng làng bản.

Lễ hội Ná Nhèm là lễ hội với hình thức sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa cộng đồng nên thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân văn sâu sắc. Đồng thời thể hiện một quá trình giao lưu văn hóa lâu dài giữa người Tày và người Việt, văn hóa Tày và văn hóa Trung Hoa. Hiện nay sau hơn 50 năm gián đoạn Lễ hội Ná Nhèm đã được khôi phục và tổ chức lại hàng năm để đáp ứng nhu cầu giao lưu, hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

16-1708752532.jpg

Đông đảo du khách và nhân dân trong vùng tới xem lễ hội. Ảnh: Vũ Đạo

Thông qua lễ hội nhằm phát huy, giữ gìn và quảng bá truyền thống văn hóa của quê hương; tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân có dịp giao lưu, sáng tạo các loại hình văn hóa, góp phần duy trì và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Bạn đang đọc bài viết "Hàng ngàn người tham dự Lễ hội rước Sinh thực khí Nam ở Lạng Sơn" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn
Minh Dao

Minh Dao

08:09 27/03/2024

Lễ hội này hay nhưng không nên có hình ảnh rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt) vì rất dung tục, phản cảm,phi văn hóa. Nếu có rước thì nên che kín lại như trước đây. 

Minh Dao

Minh Dao

08:06 11/03/2024

Lễ hội này hay nhưng không nên có hình ảnh rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt) vì rất dung tục, phản cảm,phi văn hóa. Nếu có rước thì nên che kín lại như trước đây. 

Minh Dao

Minh Dao

12:40 08/03/2024

Lễ hội này hay nhưng không nên có hình ảnh rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt) vì rất dung tục, phản cảm,phi văn hóa. Nếu có rước thì nên che lại như trước đây. 

Minh Dao

Minh Dao

12:42 29/02/2024

Lễ hội không nên có hình ảnh rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt) . Rất dung tục, phản cảm,phi văn hóa.