Đón giao thừa 1969

 Nguyễn Công Thuấn

15/05/2023 07:58

Theo dõi trên

Mùa đông 1968 vào lúc 20h đoàn của chúng tôi đi làm nhiệm vụ có tám người từ trong rừng sâu vượt qua quốc lộ 51 rồi vượt qua ấp Phước Nguyên hai anh du kích chèo xuồng đưa chúng tôi vượt sông, rạch, xa xa phía trước máy bay trực thăng soi đèn bắn từng loạt đạn.

Hằng đêm, Mỹ thường dùng trực thăng để tìm kiếm quân ta trên vùng sông nước. Xuồng đi để lại phía sau vệt ngời sáng dài như sao băng (do nước lợ tạo thành), vô cùng nguy hiểm nếu trực thăng đến sẽ dễ dàng tìm thấy quân ta, lúc đó người lính chỉ còn cách bình tĩnh bắn trả và chấp nhận hi sinh. Đêm đen cuối tháng chỉ còn ánh sao trời, bao dung cần mẫn soi đường cho con đi. Xuồng cập bến tại một cù lao nho nhỏ, dấu xe tăng húc đổ cây rừng, hình ảnh tan hoang. Đây là căn cứ của du kích xã Phước Nguyên, lính Mỹ càn quét sau tết Mậu Thân 1968.

b1dc1s-1684112100.jpg

Trinh sát luồn sâu đánh hiểm. Ảnh do tác giả sưu tầm trên mạng.

Đi trinh sát lần này có hai đơn vị là:

1- Q.K7 một sĩ quan (ban 2) lính ta gọi là (ban Quân báo) và 2 lính Trinh sát là tôi "Thuấn" và một người nữa đã quên tên .

2 - trung đoàn 4 một sĩ quan và 2 lính Trinh sát (có một Trinh sát tên là Sắt quê miền Bắc).

Hai anh du kích dẫn chúng tôi đi qua một cánh rừng rồi vào khu dân cư, ánh điện sáng trưng đi qua bốn ngôi nhà rồi vào nhà thứ năm, anh du kích dẫn hai ông sĩ quan vào trong nhà, còn bốn trinh sát ngồi uống nước tại cái bàn, đây gọi là ra đa để sinh hoạt ăn uống hàng ngày của gia đình, tôi quan sát phía xa thấy bố trí khu dân cư theo kiểu ấp chiến lược đường ngang, dọc như ô bàn cờ, một ngôi nhà ở một ô đất vuông mỗi chiều khoảng 20 mét có hàng rào phân cách. Anh Du kích và những thành viên trong gia đình chuyện trò với nhau rất vui vẻ, nhưng chúng tôi thì vẫn phân vân, e ngại luôn sẵn sàng chiến đấu trong lòng không yên tâm chút nào, vì đèn điện sáng khắp nơi, xung quanh là nhà dân có hàng rào, không biết có chuyện gì xảy ra? Ở trong tình thế này chúng tôi chẳng khác nào như con cá đã chui vào trong rọ .

Thế rồi khoảng 1 giờ sau hai ông sĩ quan từ trong nhà đi ra chúng tôi cùng trở về căn cứ của du kích xã Phước Nguyên an toàn ,Đêm ngày hôm sau trên chiếc xuồng Ba lá chúng tôi lại Hành Quân vượt qua rặng dừa nước xanh xanh như trăm ngàn mũi mác khổng lồ giương cao giữa trời đêm ngút ngàn rừng sác ,thiên nhiên đẹp quá phút giây yên bình, tạm biệt Rừng sác nhé chúng tôi lại trở về rừng nguyên sinh .

Vài ngày sau, tham mưu trưởng quân khu 7 giao nhiệm vụ cho chúng tôi phối hợp với đội quân trinh sát hỗn hợp 9 người do đơn vị đặc công 113 dẫn đường. Xuất phát từ xã Hưng Nghĩa rồi vượt qua sông Buông 1 km thì chia thành 3 tổ thực hiện trinh sát căn cứ tổng kho Long Bình của quân đội Mỹ. Đoàn pháo binh 274, đoàn đặc công 113 và trinh sát bộ binh từng tổ đi trinh sát theo nghiệp vụ chuyên sâu của mình, tổ trinh sát bộ binh của chúng tôi có 3 người do ông Tây là đại đội phó trinh sát quân khu 7 quê miền tây làm chỉ huy. Khi trời mờ tối, chúng tôi đã đến hàng rào thứ nhất của kho Long Bình, nhiệm vụ là quan sát địa hình, địa vật và xác định vị trí để ta đánh phá hàng rào rồi tấn công vào căn cứ kho Long Bình. Cụ thể lấy chòi canh gác của lính Mỹ có đèn pha chiếu sáng là vật chuẩn số 1, lấy 1 cây rừng to độc lập ở bên phải cách xa 100 mét làm vật chuẩn số 2 rồi kẻ 2 đường thẳng gặp nhau tại vị trí ta đứng thành 1 hình tam giác để xác định toạ độ rồi đánh dấu trên bản đồ, lính ta gọi là phương pháp giao hội. Ông Tây giao nhiệm vụ đồng chí Thuấn chỉ huy 1 tổ trinh sát 3 người có nhiệm vụ dẫn đường cho 1 tiểu đoàn bộ binh, đúng giờ G mở cửa hàng rào tại nơi đây rồi theo góc phương vị của la bàn đánh Mỹ tiến về hướng bắc liên lạc gặp sư đoàn 1, thế là chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ rút quân về căn cứ an toàn.

Như vậy, Trinh sát các mục tiêu để hợp đồng chiến dịch tổng công kích được quy định giờ G là (0 giờ) vào lúc giao thừa đón Xuân 1969, đã hoàn thành nhiệm vụ trước một tháng.

Sau này đồng chí Luân quê Phú Thọ kể lại chuyện rừng Sác: Một trung đội Trinh sát Quân khu 7 được giao nhiệm vụ đặc biệt, cảm tử, kết hợp cùng với lực lượng biệt động, đột nhập vào trung tâm tiêu diệt sở chỉ huy quân Mỹ (tại căn cứ Long Bình, thành phố Biên Hòa), do đồng chí Năm Vũ quê miền tây chỉ huy, được ưu tiên bồi dưỡng 30 ngày (cụ thể: ăn nhiều hơn lính thường một gói mì tôm).

Từ rừng Sác ta luồn sâu vào căn cứ Long Bình rất thuận lợi, nhưng khi nổ súng lại vô cùng ác liệt, ta hi sinh chỉ còn Đồng chí Luân và Khái quê Thái Bình còn sống sót trở về.

Đến nay cũng không thể xác định được vị trí hi sinh của những liệt sĩ ấy. Năm 1969.

N.C.T

Trái tim người lính

Bạn đang đọc bài viết "Đón giao thừa 1969" tại chuyên mục Diễn đàn. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn