Du học ngày ấy

 

Thanh Percom cùng với Thông Phạm và

22 người khác

.

dspnroteoS

h

ú

a2

 

t

t

á

0

 

6l

n

00

2

0

l

g1

1

6

2i

0

h8f17

0

37h

 

tt

7

2

:

g

 

a67

c

2

  ·

...Nghề báo luôn gắn với vinh quang và không ít nhọc nhằn. Những nhà báo chân chính vẫn luôn làm cho nghề báo trở thành một nghề đáng trân trọng và tự hào. Kính chúc các cô, các chú, các anh, các chị, các bạn, các em một ngày thật vui vẻ, hạnh phúc trong tình cảm yêu thương chân thành của tất cả mọi người!...

7 Comments

Phước Trịnh Lê

Reply2 ngày

 

 

Như Không cùng với Thông Phạm và

26 người khác

.

pdsenrStoo

6

0

u

á

5f6

l

i

 

t89

g

14f3

t

ú

3

 

2

8

0

1

ilf1

2

:

n

fmgfl30

 

37h

 

h

c

  ·

Mời Cả Nhà Ta tham gia chương trình Tuần Văn Hoá Du Lịch Biển do Uỷ Ban thành phố Tam Kỳ tổ chức, rất hấp dẫn và hoành tráng , được các doanh nghiệp quan tâm

1- Danh ca Ngọc Sơn 2- Nghệ sỹ Mc Thanh Bạch 3- Danh ca Randy - 4 nghệ sỹ Kim Tử Long - 5 Siêu sao ca nhạc Dương Hồng Loan - 6 Á quân Tuyệt Đỉnh Song Ca Trâm Anh

47 Comments

Xuan Son

Chúc mừng Thầy và BTC thành công!

Reply3 giờ

 

bungari-1656084631.jfif
 

  ·

1- Hành trình xuyên lục địa

Ngày 3 tháng 8 năm 1975, tôi lên lên tàu hoả đi Đông Âu. Năm ấy, sinh viên Việt Nam du học trên tất cả các nước trong phe Xã hội chủ nghĩa khoản là 800 người. Trong đó, 500 người đi Liên Xô, số còn lại đi các nước Cu Ba, Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hunggari, Rumani và Bungari. Đoàn đi Bungari có 50 sinh viên. Trước khi du học, chúng tôi được tập trung học ngoại ngữ một năm tại trường Đại học Ngoại ngữ Thanh xuân, Hà Nội nên đã quen biết nhau. Đoàn đi Bungari được chia thành ba tổ. Đoàn có chi bộ gồm bốn người, anh Cát cán bộ của Bảo tàng Điện Biên Phủ làm Bí thư chi bộ, và 3 người ở chiến trường miền Nam ra: Vũ Chính Đông Đông, bộ đội miền Bắc vào Nam công tác ở một binh trạm thuộc Hành lang 559 làm Trưởng Đoàn; hai người miền Nam là tôi người Quảng Nam và Hồ Thị Như Liên người Tiền Giang. Đối với đoàn Bungari, tất cả mọi việc trên đường do hai anh Cát, Đông điều hành.

9 giờ tối, chúng tôi lên tàu Liên vận rời ga Hàng Cỏ, chạy về phía Lạng Sơn. Chiến tranh vừa chấm dứt, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn quá xấu, tàu chạy như rạm bò, mãi hơn hai giờ khuya mới tới Ga Đồng Đăng. Tàu tiếp tục chạy, đến biên giới Trung Việt dừng lại làm thủ tục xuất nhập cảnh theo đoàn. Tất cả chúng tôi sang tàu Trung Quốc. Tàu Việt Nam không thể chạy được vào đường sắt Trung quốc, vì kích cỡ tàu hoả của ta quá hẹp.

Đến Bàn Tường, ga biên giới của Trung Quốc, đã 7 giờ sáng. Chao ôi, lần đầu tiên chúng tôi thấy một cái ga tàu hoả to, sang và đẹp như thế. Nền của phòng đợi lát bằng đá mài bóng lộn. Những thằng sinh viên xuất ngoại, chân đi giày nhọn mõm chưa quen, phần khệ nệ chiếc va ly, cố tỳ chân bước vào phòng khách, sợ trợt té. Có đứa lo trợt, không quan sát kỹ, xông thẳng vào những mảng tường bằng kính ngã kềnh, cười bể bụng. Nghỉ ở đây vài tiếng đồng hồ đợi chuyển tàu, chúng tôi tìm chỗ đi làm vệ sinh cá nhân. Vào toilet, lần đầu tiên thấy vòi tắm hoa sen, mọi thứ rất sạch sẽ, bóng lộn, tất cả đối với tôi đều lạ lẫm như một gả nhà quê lên thị. Và, thoáng nghĩ “Trung Quốc đã thế này thì ở châu Âu sẽ còn mới lạ bao nhiêu nữa”.

Tàu chúng tôi đi là loại Chuyên xa, ít sang như Liên vận nhưng cũng quá đổi tiện nghi rồi. Nhân viên phục vụ đối xử với chúng tôi rất niềm nở, mỗi phòng hai người có bộ ấm trà, phích nước sôi, ăn uống rất ngon, hợp khẩu vị.

Tàu chạy trên đường ray hai chiều, tôi để ý cứ một tiếng tàu chạy trên một trăm cây số. Nhanh thật. Nghĩ mà thương đất nước mình, mới thoát khỏi chiến tranh, nghèo và lạc hậu lắm. Chuyên xa chạy từ phía nam lên cực bắc Trung Quốc, không đi ngang Bắc Kinh, Ulambato mà vòng phía đông, lên Mãn Châu Lý đến thẳng biên giới Xô Trung đúng bốn ngày đêm. Đến biên giới, chúng tôi sang tàu Liên Xô. Từ biệt, nhân viên tàu hoả ôm chúng tôi hát bài “Việt Nam Trung Hoa/ Núi liền núi/ Sông liền sông/Chung một biển đông/ Mối tình hữư nghị/ Sáng như rạng đông… rất cảm động.

Trên đất Liên Xô, tàu hoả chạy bằng năng lượng điện, rộng, sang và đẹp hơn tàu Trung Quốc. Tàu chạy với vận tốc 120 km/giờ, từ đông sang tây, theo hướng mặt trời lặn nên ngày rất dài. Vì, trong một ngày tàu vượt đến vài múi giờ về phía tây, ngày cũng dài thêm vài tiếng đồng hồ vậy. Có đi tàu hoả mới tận mắt chứng kiến đất nước Liên Xô vĩ đại với rừng Tai ga liên tiếp, trùng trùng hàng ngàn cây số, với những thảo nguyên mênh mông ngút tầm mắt…Ở vùng Xibêri dân cư vô cùng thưa thớt, không nhà, không làng xóm, tàu chạy cả ngàn cây số mới có một thành phố. Có lẽ đó là những thành phố hình thành sau đại chiến thứ II để khai thác tài nguyên của vùng đất Xibêri rộng lớn này. Ấn tượng nhất là tàu chạy cả ngày mới qua hết quãng đường sắt dọc hồ Bai Kan. Hồ là biển nước ngọt mênh mông nằm trong lòng núi rừng Xibêri. Có đi như thế này mới hình dung được diện tích rừng của Liên Xô rộng gấp hàng chục lần đất nước mình, như tôi đã từng nghe thầy giáo đi học Nga về kể chuyện.

Trên tàu Trung Quốc, nhân viên tàu hoả đối xử niềm nở theo lối xã giao phương Đông. Thêm nữa, tàu Trung Quốc có người phục vụ biết tiếng Việt, họ tiếp xúc và hướng dẫn chúng tôi một vài điều. Nghe người nước khác nói tiếng Việt thật lý thú. Lên tàu Nga, tôi dị ứng ngay, thái độ của họ lạnh lùng. Mà tôi thật vội vàng, vô lý. Bởi, dị văn, ngôn ngữ bất đồng làm sao niềm nở ngay được.

2- Lạ lẫm trên đường

Ngày đầu tiên, chờ mãi chẳng thấy gọi đi ăn, đói bụng đến non ruột. Thế rồi cũng đến giờ ăn. Tất cả chúng tôi đến toa tàu phục vụ. Bữa ăn cũng đột ngột chuyển từ đông sang tây. Không có cơm mà là bánh mì đã được xét từng lát vuông. Không có đũa mà là thìa, nĩa và một con dao nhỏ có răng cưa. Mỗi người một phần riêng với một tô súp, một đĩa có vài khúc xúc xích nấu với đậu tây, một chén nhỏ thức ăn tráng miệng ngọt xợt, bánh mì thì tự do dùng bao nhiêu cũng được.

Bọn sinh viên du học thuộc loại tiên tiến trong thanh niên Việt, thế mà nhìn thìa, nĩa, dao với mớ thức ăn lạ không biết cầm, gắp, múc thế nào đây. Ăn món nào trước, món nào sau nhiều người cũng chẳng biết. Đoàn chúng tôi gồm sinh viên ở khu Bốn, Thanh Hoá, Nam Hà, Lạng Sơn, Hà Giang, tôi là quân giải phóng ở Trường Sơn ra Bắc. Toàn mù tịt cả. Có vài sinh viên Hà Nội, nhưng cũng không hơn gì. Chúng tôi ngó anh Đông, anh Cát làm sao, theo vậy. Ông Đông, ông Cát cầm nĩa chọc miếng bánh mì chấm nước trong đĩa xúc xích, lấy thìa xúc đậu tây. Thế thì mấy khúc xúc xích kia, món chính nhất của bữa ăn, phải xử nó thế nào. Tất cả đều lúng túng. Một thằng trong bọn, người Thanh Hoá mặt sáng, đỗ giải ba toán tỉnh hồi lớp 10, tên là Lê Ngọc Tòng lên tiếng:

– Tôi thấy trong phim, người Tây cầm bánh mì trên tay, thức ăn khô dùng nĩa, thức ăn nước dùng thìa, miếng thịt to như xúc xích này thì lấy nĩa chọc vào, chặn xuống, dùng dao cắt ra.

Ông Cát, Bí thư chi bộ đã ba hai tuổi, công tác Bảo tàng Điện Biên Phủ đã mười năm, vỗ đùi cái bẹt:

– Thằng nhỏ này khá thật. Thế mà già đầu như tau chẳng nghĩ ra. Tau cứ tưởng người châu Âu vệ sinh lắm nên không thể ăn bốc được…

Tất cả chúng tôi cười phá lên. Mấy bà Nga chạy lại, thấy chúng tôi lúng túng vì ăn cũng cười theo, rồi xí xa xí xô tiếng Nga, chỉ chỏ hướng dẫn.

Tôi lầm bầm:

– Không biết mà sỉ. Chuyện dễ òm mà cũng ngồi suy luận, bàn cãi. Trong đoàn hiếm chi đứa biết tiếng Nga, kiến thức tiếng Nga học ở phổ thông mấy năm để đâu. Lần sau chuyện chi không biết thì mấy đứa khá tiếng Nga cứ hỏi quách cho xong.

– Tàu chạy nhanh như vậy, nhưng từ biên giới Xô Trung phải mất bảy ngày đêm mới tới Maxcơva. Bước xuống tàu, tôi thấy vài nữ sinh viên người Hà Nội đã mặc quần ống loe rồi. Tôi thầm phản ứng với thái độ của người yêu nước “chân chính”:

– Mấy đứa này mới hít thở không khí Tây vài ngày mà đã lai căn rồi. Thế thì ở Tây vài năm, mũi chúng nó sẽ dài ra như bà đầm là cái chắc.

Tại đây, chúng tôi được nghỉ lại 8 tiếng đồng hồ. Người của bộ Đại học đi theo đoàn bố trí sinh viên đi theo các tuyến khác nhau. Họ cho phép chúng tôi dạo xem thành Phố Maxcơva tráng lệ.

Anh Đông, anh Cát không cho chúng tôi đi lẻ. Anh dặn rất kỹ, bốn mươi hai người chúng tôi phải đi theo đoàn. Nơi chúng tôi đến đầu tiên là Quảng trường Đỏ và Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp rồi kéo cả bầy xuống tàu điện ngầm. Lúc này đứa nào biết tiếng Nga khá, vai trò của hắn nổi hẳn lên. Chúng tôi bám vào tụi nó đi dạo tàu điện ngầm. Nhưng cũng phải thật cẩn thận nên anh Đông dặn:

– Tất cả mọi người đều phải nhớ tên ga xuất phát, thứ nữa phải đếm bao nhiêu ga đã qua, khi quay lại cũng đếm đủ từng ấy ga, nhảy xuống tàu chui lên là trúng chốc. Nhưng tốt nhất, phải bám theo đoàn, rủi lạc là vô cùng khó khăn đấy. Ta chỉ học tiếng Bungari, vốn tiếng Nga yếu lắm, một người lạc sẽ trở ngại cả đoàn…Nghe người ta nói phải có tiền kopet, tức là tiền xu bằng kim loại, bỏ vào cái hộp nhỏ mới bước qua cửa xuống tàu được. Các bạn nhớ đổi tiền lẻ nghe…Mình phải tranh thủ dạo Macxcơva, chứ sáu năm học ở Bungari, châu Âu mênh mông chắc chi ta có điều kiện trở lại Nga được.

Đến cửa đường hầm tàu điện, người đầu tiên bỏ năm kopet vào hộp nhỏ, một miếng gỗ chắn ngang cửa thụt vào, một người bước qua. Đã dặn kỹ rồi nhưng không biết tại sao người thứ hai vẫn xông tới, miếng gỗ vụt đóng nghe cái bớp, anh ta hoảng hồn, đứng như trời trồng, quê quá chừng. Thực tế làm cho con người tiếp thu cái mới nhanh hơn, chúng tôi lần lượt qua cửa kiểm soát vé tự động này. Qua khỏi cửa, có ngay cầu thang máy chạy cuốn tròn. Nhìn cầu thang chạy, nhiều đứa sợ quá phải bậm môi nhảy cái rầm, hai tạy chụp nhanh bệ đợ dây cu-roa cầu thang, giống như kiểu chơi tàu bay thuở nhỏ. Mấy người Nga đi bên bụm miệng cười, vì lạ lẫm. Bọn tôi ngượng đỏ mặt.

Qua vài ba ga, chúng tôi gọi nhau chui lên mặt đất, dạo một cấp rồi trở xuống đi tiếp. Cứ vậy, cả buổi thăm thú rồi đếm ga tàu điện quay lại lên tàu hoả. Trở lại nơi xuất phát, nhiều đứa đi giày nhọn mõm do bộ Đại học cấp không quen, đau chân quá phải tháo giày đi chân đất giữa thành phố Maxcơva hiện đại này, trông thật buồn cười. Nhưng biết làm sao được, đau chân quá mà, đi cà nhót cà nhắc, buộc phải làm vậy, sĩ diện cũng không được nữa rồi.

Tàu đi Bungari qua ga Ki-ếp đến biên giới Rumani mất đúng một ngày. Đến biên giới Rumani, tàu dừng lại hơn một tiếng đồng hồ để thay đổi kích cỡ bánh. Vì đường tàu của Liên Xô rộng, khác biệt nhất thế giới. Tàu chạy qua đất nước Rumani ban đêm, không quan sát được gì cả, sáng sớm vượt sông Đaniv đến đất nước Bungari, chạy thẳng về thủ đô Xôphia giữa trưa ngày 15 tháng 8 năm 1975.

3- Ngày đầu học tiếng

Mười hai ngày đêm xập xình từ đông sang tây. Bước xuống tàu, tôi cảm giác gập ghềnh, lảo đảo như đi trên mây. Các đồng chí phụ trách lưu học sinh của Đại sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Đại sứ quán Chính phủ Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cùng với một số sinh viên cũ ra đón chúng tôi về ký túc xá sinh viên nước ngoài ở cây số 4, đại lộ Lênin, Xôphia. Đây là ký túc xá sinh viên học tiếng, người du học năm đầu tiên đều ở đây. Vì thế, năm học tiếng chúng tôi làm quen được bạn bè nhiều nước trên thế giới. Tại đây, chúng tôi chính thức bắt đầu cuộc sống mới mẻ của sinh viên Việt Nam trên đất bạn

Tất cả sinh viên Việt Nam mới tới Bungari đều được cấp 160 Leva (tiền Bungari) để sắm sửa quần áo, giày dép. Trước hết, chúng tôi nhờ sinh viên cũ dẫn đến SUM (cửa hàng tổng hợp) tại trung tâm thủ đô Xôphia để mua sắm. Đồ cần sắm trước tiên là áo bành tô, giày mùa đông, áo len, vải may complê, một cái cặp đựng sách vở đi học. SUM là cửa hàng tự động lớn nhất Bungari. Thời đó, hầu hết cửa hàng lớn tại đất nước này đều mua bán tự động, (avtomax magazin) giống như siêu thị hiện nay ở nước ta.

Ở đất nước này, trên đường phố không có xe gắn máy, xe đạp mà chỉ có ô tô buýt, tàu điện, tắcxi, xe con, xe tải và người đi bộ. Chúng tôi lên tàu điện đến Trung tâm thành phố, vào SUM. Tại đây, chúng tôi tha hồ chọn hàng hoá, thử quần áo. Người thấp nhỏ như tôi, bận quần áo, mang giày cỡ thiếu niên mười ba mười bốn tuổi là vừa vẹn. Theo hướng dẫn của sinh viên cũ, tôi bốc hàng hoá vừa ý bỏ vào giỏ, đẩy ra ngay cửa có nhân viên tính tiền, dán tem mới được mang hàng ra khỏi SUM. Đi dạo một vòng, tôi có đủ mọi thứ cần thiết cho mùa đông châu Âu sắp đến.

Lúc này, tiết cuối thu, cây cối dọc đường phố, trên đồng quê, núi non đều ngã màu vàng đúng nghĩa sắc thu. Một hôm, sinh viên Việt Nam mới đến được huy động đi trồng cây. Tất cả chúng tôi mặc áo quần lao động theo thời tiết thu se lạnh. Bất ngờ, trời đột ngột rơi rơi, bay bay những sợi trắng phủ trên tóc, trên quần áo lạnh bút. Tôi ngạc nhiên hỏi:

– Thứ gì trắng, rơi đầy trời vậy các ông?

Anh Cát người Điện Biên, từng thấy tuyêt, hét to:

– Tuyết rơi rồi, ta về thôi, ăn bận phong phanh thế này ốm chết các bạn ơi.

Chiều hôm ấy tôi cự anh Đông, anh Cát:

– Các ông phụ trách anh em mà tất trách quá, may mà địa điểm trồng cây ở gần chứ xa thì cảm lạnh hết.

Anh Đông cười trừ rồi lên tiếng:

– Tôi cũng như ông, lần đầu tiên thấy tuyết, có biết gì đâu mà trách, tội tôi chứ…

Bước vào năm học đã là tháng mười, chúng tôi phải lội bộ lên tuyết đến trường. Trường chỉ cách khu ký túc xá độ hơn nửa cây số. Mang giày mùa đông, mặc bành tô, đội mũ lông ấm ru, tha hồ mà lội bộ trên tuyết. Tối đến, nhìn ra ngoài tuyết phủ trắng xoá, sáng trưng. Bọn tôi sợ lạnh, ở kỹ trong phòng. Phòng nào cũng có lò sưởi bằng hơi nước nóng, nhiệt độ luôn giữ mức 20 độ. Ngoài trời âm 4-5 độ, lạnh thế mà thanh niên Bun, sinh viên nước ngoài ở xứ lạnh như Nam Phi, Nam Mỹ vẫn dạo chơi, ném tuyết, cười, la chí choé suốt cả tối.

Lớp học của chúng tôi có năm sinh viên Việt Nam, ba Ả Rập và hai châu Phi, do cô Balazova dạy môn tiếng Bun làm chủ nhiệm. Ngoài ra chúng tôi còn học bốn môn: toán, sinh vật, hoá học, lược sử Bungari. Tất cả đều do người Bungari dạy. Nhờ đã học một năm tiếng tại Việt Nam nên chúng tôi ít gặp khó khăn. Cô chủ nhiệm phúc hậu, nhưng nghiêm khắc. Cô không cho chúng tôi nói tiếng Việt trong lớp. Có những lúc chúng tôi ham chuyện, không đủ ngôn ngữ diễn đạt, xổ cả tràn tiếng Việt, bị cô phê bình khéo:

“ Vi-e go-vo-ri ka-to ptit-xi pe-xát” ( Tụi bay nói như chim hót vậy).

Cô dạy tại trường này đã 20 năm, thấu hiểu tâm lý, khả năng nghe, diễn đạt, tiếp nhận tiếng Bun của học sinh ngoại quốc nên dạy rất dễ hiểu. Mặt khác, tiếng Bun đã trở thành phương tiện giao tiếp, phương tiện sống. Trong môi trường như vậy, chỉ cần học hai tháng đã nghe, đọc, nói giỏi hơn phải bập bẹ cả năm ở trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.

4- Ký ức tuyệt vời

Mỗi tháng, sinh viên Việt được cấp học bổng 83 Leva. Ăn tại nhà ăn sinh viên. Ăn sáng thì tuỳ nghi, nhưng cũng không quá 30 Ctotinki (30 xu) mỗi sáng. Ăn tại nhà ăn sinh viên được giảm giá 50%, mỗi bữa ăn tốn 30 xu, nhưng giá trị thật là 60 xu. Ở đất nước này cũng như các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu khác, sinh viên được ưu tiên nhiều thứ như đi ô tô buýt, tàu điện, tàu hoả cũng giảm giá 50%…Cuộc sống khá sung túc của sinh viên nằm trong sự giàu có của đất nước bạn.

Sinh viên của mấy chục nước ở khắp năm châu học tại trường tiếng được Bộ Đại học và nhà trường rất ưu ái. Trong năm học, chúng tôi được nhà trường tổ chức đi tham quan nhiều lần.

Ấn tượng nhất, giữa tháng 12, chúng tôi nghỉ đông tại núi Pyril, cao trên hai ngàn mét, nằm phía tây nam nước Bungari. Ở độ cao đó, mùa đông nhiệt độ âm dưới 15 độ C. Nơi chúng tôi đến có độ cao trên nghìn mét, nhiệt độ âm dưới 10 độ. Giữa ngút ngàn rừng thông có một khách sạn toạ lạc, chung quanh là các đỉnh núi phủ băng trắng xoá, trông thật hùng vĩ và tuyệt đẹp.

Lạnh quá, ngày đầu tôi nằm lì trong phòng. Bọn sinh viên nhỏ tuổi hơn xông ra ngay, lấy dụng cụ trượt tuyết tròng vào chân, tập trượt theo hướng dẫn của thầy thể dục. Thầy giáo vào phòng bắt tất cả phải ra tập. Tôi đứng trên hai thanh trượt tuyết, cầm hai cây chống mà người run vì lạnh thì ít mà run vì sợ nhiều hơn. Thầy giáo cổ vũ, tôi cũng liều mạng. Vừa xuất phát, ngã chổng vó ngay. Té trên tuyết không đau tí nào. Té xuống, đứng dậy liên tục, mấy ngày sau cũng băng xệnh xoạng trên tuyết được một đoạn cả trăm mét. Mới đầu thì bận quần áo dày cộm, ngã, vật với tuyết vài tiếng đồng hồ là người nóng ra, phải cởi bỏ bành tô, chỉ bận áo len là đủ ấm. Thầy giáo dặn và luôn canh chừng không cho người nào trượt ra khỏi khu vực bãi trượt, lỡ chân sa xuống hố là tan xác. Thầy là người đã từng giật giải nhất toàn Bungari về môn trượt tuyết đường núi, ông rất có kinh nghiệm tập môn này cho học sinh. Ông dạy ở trường đã trên chục năm nên rất hiểu biết học sinh. Ông lo nhất là những sinh viên đến từ những nước có tuyết, tụi này liều hơn sinh viên Việt Nam nhiều nên căn dặn họ rất cẩn thận. Thế mà cũng có đứa cố tình thử sức, vượt xuống khỏi khu vực cấm, ông lập tức rượt theo cản lại, la mắn gay gắt.

Tháng tư năm sau, chúng tôi đi nghỉ ở bãi biển Cát Vàng thuộc thành phố Varna, nằm trên bờ biển Đen, cách Xôphia 500 km về phía đông bắc. Trước khi phân tán đi học chính thức chương trình đại học, chúng tôi lại đi nghỉ mát tại thành phố biển Alpena. Đây là thành phố du lịch rất đẹp, nằm trên đồng bằng rộng lớn phía đông bắc nước Bungari gọi là Đelta Dunava, nơi cửa sông Daniv chảy vào biển Đen. Ngành Du lịch của Bungari rất phát triển. Dân cư nước này chừng 8 triệu mà mỗi năm đón tới 16 triệu khách du lịch nước ngoài. Biển Đen, người Bun gọi là Trernore còn tiếng Anh gọi là Blak Sea. Hè tới, trên những bãi cát hiếm hoi của biển hồ này đông nghịt người. Bungari nằm ngay cửa ngõ của châu Âu với các nước Trung Cận Đông và châu Phi, khí hậu ấm sớm, thu hút cả chục triệu lượt khách từ các nước phía Bắc Âu như Na Uy, Thuỵ Điển, Đức, Ba Lan, Liên Xô xuống phía nam, đến biển Đen nghĩ dưỡng. Tới đây chúng tôi được gặp, được nhìn thấy khách du lịch đến từ nhiều nước. Nhưng nghiệt nỗi, không thể nói chuyện với nhau được. Vì chúng tôi là sinh viên của nước Xã hội chủ nghĩa, ít người biết tiếng Anh. Sinh viên từ các nước châu Phi, Mỹ La tinh, Ả Rập nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, họ tiếp xúc tự nhiên, làm quen dễ dàng với du khách nước ngoài. Nghĩ tội nghiệp cho mình, muốn tìm hiểu, muốn giao lưu mà đành chịu, vì ngôn ngữ bất đồng.

Thế rồi năm học tiếng kết thúc, học sinh Việt Nam đứa nào cũng đạt giỏi hoặc khá. Vì, Việt Nam chọn học sinh thi đại học đạt điểm cao nhất, toàn miền Bắc mà năm đó chỉ cử đi có 800 người kia mà. Mặt khác, đã ra đi ngàn dặm xa Tổ quốc là phải học. Học kém, không được lưu ban, xếp hành lý lên đường về nước. Nhục lắm, ai mà dám lười học. Lớp tôi học có một nữ tên là Mary, con của bạn thân vua Joocdani. Cô ta thông minh nhưng lười học, chỉ đạt loại trung bình. Lớp học ít người, chúng tôi rất thân và quan tâm lẫn nhau. Ngày chia tay, cô giáo chủ nhiệm và tất cả mọi người ai cũng nước mắt đẫm mi. Bạn Brahan người Etopia, da đen, người to đùng, râu ria xồm xồm, ôm chúng tôi khóc trông thật dị kỳ trong cảm động.

5- Vượt qua khác biệt ngôn ngữ

Tôi và Nguyễn Cầu Tiến người Nam bộ, lên tàu hoả về trường Thú y-Chăn nuôi ở Starazagora Grat, nằm sát phía nam dãy núi Bankan, cách Xôphia hai trăm cây số. Starazagora Grat theo nghĩa tiếng Việt là Thành phố Rừng Già. Tên của thành phố thì già nhưng thực ra thành phố lại trẻ. Người địa phương kể với chúng tôi rằng, trong chiến tranh Nga Thổ để giải phóng đất nước này, thành phố bị tàn phá. Sau khi giành được độc lập, thành phố kiến thiết mới hoàn toàn nên đường sá được thiết kế theo kiểu bàn cờ, hiện đại.

Ký túc xá của chúng tôi ở cách trung tâm thành phố chừng 3 km, trường Đại học cũng ở ngay đó. Sinh viên Việt Nam xa tổ quốc, nhưng tại mỗi trường đều sinh hoạt trong tổ chức Đơn vị, Chi đoàn, Chi bộ lưu học sinh dưới sự quản lý chung của Đại sứ quán khá chặt chẽ. Tôi là đảng viên, nhưng ở đây không có chi bộ, tôi phải sinh hoạt độc lập, hằng tháng có báo cáo bằng văn bản về Đảng uỷ Đại sứ quán, ba tháng về báo cáo trực tiếp một lần. Là đảng viên duy nhất của 16 sinh viện Việt Nam học tại trường này, Đại sứ quán có ý kiến hướng cho anh em bầu tôi làm Bí thư chi đoàn. Công tác tổ chức nội bộ xong, tôi cùng Trương Công Lý người dân tộc Cor Quảng Ngãi, học năm thứ hai làm Đơn vị trưởng tổ chức anh em tranh thủ đi lao động hè, gây quĩ cho đơn vị sinh viên Việt nam.

Cuối hè, giáp thu, ở Bungari rất cần lao động, nhất là hái hoa quả ở các vườn cây, thu hoạch cà chua, dưa hấu ngoài đồng hoặc làm công việc ở những khâu đơn giản trong nhà máy. Đây là mùa thu hoạch rộ nông sản. đất nước Bungari có 8 triệu dân mà diện tích canh tác gần bằng Việt Nam, lao động nông nghiệp lại chỉ chiếm trên dưới 15% nên rất thiếu người làm ở những khâu công việc chân tay liên quan đến nông nghiệp. Chúng tôi đến nhà máy rau quả gần Khu ký túc xá, liên hệ. Người phụ trách nhà máy cho làm ngay thủ tục bảo hiểm. Sau đó, phát đồ bảo hộ lao động, hướng dẫn làm việc và chấm công ngay buổi đầu tiên. Công việc thật đơn giản, tất cả ngồi xếp hàng dọc băng chuyền, các lọ thuỷ tinh và cà chua chín đỏ đã được vô trùng do băng chuyền đưa tới, chúng tôi bốc bỏ vào lọ, dây chuyền tự động chuyển tiếp đến nơi đóng nắp. Ở đất nước này đâu cũng có nhà máy chế biến hoa quả và các loại nông sản khác. Vài ba xelo (làng) hoặc mỗi Grattre (thành phố nhỏ) đều có xưởng chế biến nông sản. Từ hoa quả người ta làm ra rượu, sok, kampot (trái cây dầm đường)… Nói chung là đủ loại sản phẩm chế biến để xuất khẩu hoặc bảo quản cho tiêu dùng trong nước. Người Bun luôn tự hào đất nước họ là xứ sở của hoa hồng và rau quả.

Mấy ngày lao động kết thúc, tôi nghe và nói tiếng Bun đã kha khá, nhưng qua công việc và tiếp xúc mình cũng luyện cho lưỡi và tai nhạy hơn. Trong nhà máy có nhiều thanh nữ Bun đến lao động, họ thích làm quen với chúng tôi. Tôi lại nhớ, hồi học tiếng ở Xôphia, cô giáo sinh vật vừa đùa vừa thật rằng “utrit ezit xứt ezit” có nghĩa đen là “học tiếng phải bằng cái lưỡi”, nhưng nghiã bóng là “yêu một cô gái Bun thì học tiến nhanh lắm”. Tình yêu là động lực buộc ngôn ngữ phát triển để diễn đạt tình cảm. Nhưng nghiệt nỗi, bạn khuyến khích còn ta thì cấm. Vì sợ mất người hoặc sinh rắc rối cho công tác ngoại giao. Tôi là đảng viên thì cái “niền kim cô” trách nhiệm càng siết chặt hơn, không thể lén phén, kỷ luật nghiêm lắm.

Năm học mới bắt đầu, năm học này có 130 sinh viên khoa chăn nuôi. Tất cả nghe bài giảng lý thuyết chung tại giảng đường. Giờ thực tập, làm bài tập thì chia từng grup nhỏ độ 12-13 sinh viên. Grup có 13 người, mình tôi là sinh viên ngoại quốc, một người Bun gốc Do Thái còn lại là người Bungari. Trong giờ giảng đầu tiên, các cô gái Mariana, Beba Baytreska, Lilia, Elena…và mấy sinh viên nam là Bernal người gốc Do Thái, Ivan, Emin… đến tự giới thiệu “tất cả chúng ta sẽ học cùng Grup 10”. Từ đó, chúng tôi rất thân thiện, cùng học trong những giờ bài tập, thực hành.

Những năm đầu, việc học đối với sinh viên ngoại quốc rất nặng. Khó nhất là nghe giảng, thầy giáo giảng cho sinh viên Bun mà mình phải nghe, phải chép như họ. May có sách đầy đủ, nghe, chép được chừng nào tốt chừng ấy, chủ yếu là học từ sách. Có nhiều môn như: động vật, vi sinh vật, giải phẫu sinh lý… không chỉ bằng tiếng Bun mà còn tiếng Latinh nữa. Ví dụ, xương tiếng Bungọi là koxti, tiếng la tinh là oxờ, từng chi tiết nhỏ của cơ thể cũng vừa thuộc tiếng Bun lẫn tiếng la tinh… Cả hai ngôn ngữ phải học một lúc, thật rối bời. Đến mùa thi, bò ra mà học. Một môn chỉ được thi lại một lần, không qua thì về nước. Nghĩ đến việc xách va ly về nước là phải cố gắng. Trong chín học kỳ đại học, chúng tôi thi bốn chục môn. Năm cuối phải làm luận án và tổng thi cả chục môn bài tập chuyên ngành. Học đến mức năm thứ hai trở đi, trên một nửa sinh viên Việt mang kính cận. Sinh viên nữ, phần chống đỡ với nhiều mùa đông giá lạnh, phần do áp lực học tập, cô nào cũng gầy nhom. Bù vào đó là chúng tôi đã vượt qua được sự khác biệt về ngôn ngữ, việc học trong những năm cuối có phần dễ dàng hơn.

6- Hoài niệm và mong ước.

Năm thứ ba trở đi, tôi có thể nghe, nói, đọc và tư duy trực tiếp bằng tiếng Bun, trên đất nước bạn, ở đâu mình cũng đã tự lập được.

Hè đến, tôi chọn môn chuyên ngành rồi rủ vài sinh viên cùng lớp đăng ký đến cơ sở chăn nuôi quốc doanh hoặc APK ( khu liên hợp nông công nghiệp) để thực tập. Có đi thực tập ở nông thôn mới thấy hết sự giàu có, văn minh khá đồng đều của người dân đất nước này. Nông nghiệp, nông thôn Bungari đã qua giai đoạn hợp tác ở đơn vị làng, xã và đang tiến hành xây dựng, hoàn chỉnh mô hình liên hợp Nông Công nghiệp (APK). APK là hình thức hợp tác hoá lao động nông thôn bậc cao trên qui mô toàn huyện. Huyện là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập. Nông dân và công nhân nông nghiệp nhận lương từ APK. Các làng ở nông thôn đã được qui hoạch khá hiện đại. Lúc này, Bungari đang tiến hành đô thị hoá nông thôn, đường nông thôn, nhiều làng biến thành gratre (thành phố nhỏ). Nông dân đã có xe con. Nước Bungari có 8 triệu dân mà có 1 triệu chiếc xe con, bình quân 2 hộ dân một chiếc. Nông thôn trù phú nhưng buồn tẻ. Nông thôn chỉ còn lại lớp người già với học sinh phổ thông. Thanh niên bỏ làng lên phố làm công chức, công nhân trong các khu công nghiệp. Đó là nỗi buồn phát sinh từ công nghiệp hoá, nỗi buồn của xã hội hiện đại.

Năm cuối cùng, tôi thực tập làm luận án ở trại heo Kharmali. Trại có 36 nghìn con. Hầu hết các khâu sản xuất đều được cơ giới hoá, tự động hoá. Đây là trại nuôi theo chu trình khép kín từ nái sinh sản, đực giống đến heo hàng hoá. Trại ở cách khu dân cư độ 3 km, chung quanh có thảm rừng chắn gió. Thức ăn chuyên chở bằng xe bòn chuyên biệt, nguồn nước được cung cấp từ hệ thống nước sinh hoạt vô trùng. Người chăn nuôi vào trại phải thay quần áo, qua buồng sát trùng. Khâu vệ sinh thú y thực hiện theo một qui trình nghiêm ngặt. Năng suất lao động rất cao, mỗi lao động chăm sóc 1200 heo thịt… Tôi trằm trồ “làm thế này, giàu là đúng”. Ông Giám đốc, anh hùng lao động Bun gari, nói nhỏ với tôi “Năng suất lao động ở đây chưa cao đâu. Ở Mỹ, mỗi người chăm sóc đến 6000 con heo thịt. Trại heo công nghiệp của họ tự động hoá hết”.

Thế rồi chương trình học cũng kết thúc, tôi bảo vệ luận án đạt loại ưu, về nước đã ba mươi năm. Nay, đến tuổi sáu mươi, cái tuổi mà con người bắt đầu sống bằng quá khứ, tôi lại da diết hoài niệm về một quãng đời không bao giờ lặp lại. Thời gian đã vô tình lược bỏ hình hài quá khứ. Nhưng thời gian cũng cố ý cô đặc những tình cảm thâm sâu. Tôi làm sao quên được một đất nước đã từng là Tổ quốc thứ hai của mình.

Đất nước này thật tuyệt vời. Sau mùa đông tuyết phủ trắng trời là mùa xuân bất ngờ kỳ diệu. Cây cối đang trơ trụi lá, thu mình ủ lộc mặc cho tuyết phủ, cành trơ. Bỗng dưng, chỉ vài ngày nắng ấm, những lộc no tròn đột nhiên bung lá, xanh tươi khắp núi non, làng quê, đường phố. Cuối hè, cả đất nước rực rỡ sắc thắm hoa hồng. Tiếp đến, rừng núi mênh mông lại vàng rực sắc thu. Trong tự nhiên cái gì cũng xuất hiện rực rỡ một lần và như rủ nhau tàn lụi một lược vậy. Mùa kế tiếp mùa nhưng rất rạch ròi, dứt khoát.

Con người xứ này vô cùng tuyệt vời. Con gái đẹp, lịch sự, lãng mạn nhưng trung thực. Con trai kiên nghị mà linh hoạt, mạnh mẽ nhưng thân thiện. Đến đâu tôi cũng nghe, cũng thấy khẩu hiệu “ hoà bình và hữu nghị”, “ Hoà bình là quý nhất”. Gần sáu năm sống trên đất nước bạn, tôi chưa từng nghe tham nhũng, chưa thấy tai nạn giao thông, trẻ con không giết chim trời… Người với người sống trong yêu thương, trật tự và yên bình.

Đất nước Bungari nổi tiếng là xứ sở hoa hồng. Con người rất lạ, đồng ý thì lắc đầu, không đồng ý thì gục đầu. Văn hoá cũng có điều đặc biệt, Bungari có ngày lễ Azbukva là ngày kỷ niệm chữ Xlavơ ra đời. Người Bungari có công trong việc truyền bá chữ Xlavơ. Rất nhiều người tưởng chữ hệ Xlavơ xuất phát từ Nga. Không đúng, từ một nước nhỏ Bungari đấy.

Với điều kiện của tôi hiện nay, trở lại thăm chốn cũ người xưa xa cách nghìn trùng là điều không tưởng. Nhưng tôi vẫn cứ hoài niệm, cứ ước mong như những cánh đồng hướng dương rộng lớn trên đất nước Bungari rực rỡ luôn hướng về mặt trời. Mặt trời thì ở hướng đông mà đất nước tôi yêu quí lại ở hướng tây, chỉ khác là hoàn cảnh con người có thể thay đổi. Biết đâu điều kỳ diệu có thể xảy ra…