Tin nhắn hiện lên: Sơn ơi: chỉ có đúng hai từ như vậy và kèm theo một bức ảnh Vân tự chụp khuôn mặt rám nắng khắc khổ của Vân, đỏ ửng sưng vù, loang lổ những vết tím thâm, hậu quả của một vụ bạo hành của ông chồng vũ phu nát rượu, chả nói chả rằng Sơn lặng lẽ xuống dưới nhà mở cửa bước sang bên kia đường có một quán cà phê đối diện với nhà anh, dọc bờ sông rất mát, chọn một chỗ ngồi khuất góc sát mé sông người đàn ông gọi một tách cà phê, châm điếu thuốc rít từng hơi từng hơi một, hồi tưởng bắt đầu trải dài trong trí nhớ của người đàn ông đã có tuổi. . .
Ngày ấy cũng đã rất lâu rồi. . . hơn ba mươi năm trước. . . Sơn và Vân là bạn cùng làng, nhà anh và Vân không sát nhau, nhưng cũng khá gần chỉ cách chừng bốn năm nhà là tới, Sơn hơn Vân hai tuổi nhưng lại học bằng nhau vì hồi bé anh bị một trận sốt khá cao liên miên, mẹ anh phải cõng anh đi bao nhiêu ông lang lấy thuốc phải hàng tháng mới cắt sốt, từ đấy cơ thể anh trở lên gầy gò yếu đuối, mẹ anh phải cho anh đi học muộn mất hai năm cho cứng cáp bằng bạn bằng bè.
Từ thuở vỡ lòng cho đến hết cấp hai Vân và Sơn không học chung lớp, anh chỉ biết Vân là một cô bé đen nhẻm và khá hoạt bát trong các trò chơi của bọn trẻ cùng làng. Cho đến năm cấp ba chả biết vô tình thế nào mà anh và Vân lại học cùng một lớp, anh được xếp chỗ ngồi ngay bàn sau đối diện chỗ ngồi của Vân, lâu lắm chả nhìn đến hôm nay nhìn thấy Vân anh sững sờ kinh ngạc:Vân chả còn là cô bé quắt queo đen nhẻm như ngày nào nữa, mà thay vào đó là một hình ảnh cô thiếu nữ có nước da trắng hồng và đặc biệt là đôi mắt to tròn đen láy, Vân đã lột xác hoàn toàn, một vẻ đẹp trong trẻo thánh thiện của tuổi dậy thì, chả phải nói nhiều nhưng ngày ấy đương nhiên Vân là hoa khôi của lớp anh hồi đó, bao nhiêu chàng trai mơ tưởng theo đuổi, tình yêu của thuở học trò nó ngây ngô và trong sáng lắm.
Cứ ngày ngày anh cùng Vân và các bạn hai buổi đạp xe tới trường, nhất cự ly các cụ nói cấm có sai, bao nhiêu cậu choai choai mơ ước theo đuổi nhưng cũng không bằng Sơn suốt ngày kè kè bên Vân và tình cảm cũng dần dần xích lại, những mẩu giấy tỏ tình, những lời nói, những cử chỉ vụng về của Sơn cuối cùng cũng được đền đáp lại, họ yêu nhau suốt ba năm học cấp ba với bao nhiêu kỉ niệm khờ dại, dỗi hờn và trong sáng lắm.
Khi học hết cấp chia tay Sơn thi đỗ vào một trường đại học an ninh còn Vân thì đỗ vào một trường sư phạm gần nhà, đôi thanh mai trúc mã hẹn hò thề thốt, đợi chờ da diết lắm, xa nhau nhưng hai người vẫn thư từ yêu thương nhắn gửi nồng nàn. Rồi bất chợt có một ngày Sơn nhận được tin của người bạn nói:Vân đã đi lấy chồng, tai anh ù đi mắt anh hoa lên anh không tin vào lời của người bạn kia nữa, nhưng sao dạo này anh thấy Vân không gửi thư cho mình nữa nhỉ. Quay quả thu xếp lịch học, anh xin phép nhà trường cho mình nghỉ học mấy buổi về thăm gia đình đình, từ trường học về đến nhà có 70 cây số thôi mà sao anh thấy nó dài như hàng nghìn km, rồi cuối cùng anh cũng về được đến nhà, vừa bước chân vào cổng mẹ anh đã tất tả chạy ra nói nhỏ:cái Vân nó lấy chồng cách đây ba hôm rồi, chồng nó giầu lắm, đám cưới của nó có mười mấy xe ôtô rước dâu đó, to nhất cái làng này đấy con ạ.
Sơn sững người lúc ấy anh mới tin vào sự thật. . . được nghỉ mấy ngày ở nhà Sơn chả muốn bước chân ra khỏi cổng, buồn chán và cũng thấy xấu hổ với bà con láng giềng vì chuyện anh yêu Vân thì cả làng đều biết. . . thế mà giờ đây Vân lại bỏ anh đi lấy chồng. . . Vân bỏ cả ước mơ làm cô giáo của mình để đi theo người đàn ông giàu có, nghe nói ông ta là chủ hụi hay chủ số đề gì đó to lắm trên thành phố, nghỉ ngơi mấy ngày trong buồn bã rồi Sơn cũng phải lê bước lên trường và anh lao vào học, chăm chú cật lực cố quên đi hình bóng của Vân. . . Thời gian thấm thoắt thoi đưa anh ra trường với mức điểm loại ưu, rồi được phân công tác ở một đơn vị rất gần nhà, mấy chục năm qua phấn đấu anh cũng có một địa vị khá cao trong đơn vị cuộc sống cũng tạm gọi là khấm khá, anh lấy vợ có hai con, con gái lớn lấy chồng rồi cậu con trai đang đi du học bên nước ngoài, còn vợ anh thì. . . cách đây hơn một năm đã quay quả va li để đi theo gã nhân tình sang tận Ý sinh sống, giờ căn biệt thự rộng hàng trăm m vuông chỉ có anh và bà giúp việc.
Cách đây chừng một năm trong một lần ghé vô sạp hoa quả ngang đường mua để đi thăm người ốm, anh bất chợt nhìn thấy một người đàn bà chừng gần 50 tuổi đội cái nón lá cũ rích quần áo nhàu nhĩ, đang ngồi bán rau sát hàng hoa quả, khi chị ta ngẩng đầu lên thì. . . anh không tin vào mắt mình nữa. . . Vân hoa khôi của lớp 12a đây sao?Vân cũng sững sờ khi nhận ra anh, bối rối luống cuống và xấu hổ, rồi cũng qua cái giai đoạn ngượng ngùng ấy, anh mời chị sang quán nước bên đường và hai người nói chuyện.
Vân ngậm ngùi: ngày ấy cô đang học dở sư phạm thì bố cô do cờ bạc, số đề phải nợ chủ đề một khoản tiền khá lớn, mà chắc rằng bán cả nhà cô đi cũng không chả đủ, gã chủ đề hơn cô 14 tuổi nói nếu gả con gái cho hắn thì hắn sẽ xóa hết nợ, mẹ cô ngậm ngùi van lạy cô hãy vì gia đình. . . và thế là phận làm con mà lúc ấy cũng chả có biện pháp nào khác, cô bỏ học bỏ anh bước lên xe hoa vào một buổi chiều đông ảm đạm. Mới đầu cô sướng lắm nhà có kẻ ăn người ở cô như là cái máy đẻ, cô sinh liên tiếp tù tì cho chồng bốn đứa con hai trai hai gái, thế rồi đến một hôm người ta đến nhà cô đập phá khuân vác đồ đạc, thì cô mới biết là chồng mình bị vỡ nợ, nhà cửa cũng bị tịch thu, hai bàn tay trắng hai vợ chồng cô và các con phải đến nhà người em họ ở nhờ căn nhà cấp bốn bé xíu, ông chồng giờ như kiểu bất mãn chán đời suốt ngày rượu chè bê tha, hành hạ vợ con vô lối, hai đứa lớn con cô đã đi làm rồi, còn hai đứa nhỏ một đứa cấp hai, một đứa cấp ba, một mình cô đèo đẽo gánh rau cùng hai con đi làm phụ thêm vào để nuôi ông chồng say và hai sinh viên, còn công nợ của chồng thì cô mặc kệ, chây ỳ với những chủ nợ rồi. . .
Nhìn người đàn bà mặt rám nắng chằng chịt, nước da đen cháy bàn tay cáu bẩn đen sì toàn nhựa rau, lòng Sơn đau nhói, anh mở ví rút hết số tiền còn bên trong đưa cho Vân nhưng chị rất khoát không lấy, chị òa lên ôm mặt khóc nức nở, để cho Vân khóc một lúc, Sơn từ từ nói từ giải thích:dù không được là bạn đời của nhau thì cũng là những người bạn tốt trong xã hội, tôi giúp bạn lúc này lúc khác bạn lại giúp tôi, mãi một lúc lâu Vân mới đồng ý lấy tiền của Sơn, họ chia tay trong nước mắt. Về đến nhà Sơn cũng buồn bã trăn trở mất mấy ngày, anh ra cửa hàng mua cho Vân một chiếc điện thoại, và nhờ cậu lái xe mang đến dạy Vân cách dùng và vào mạng. Rồi cứ thế hàng ngày có chuyện gì tâm sự hai người cũng thường nhắn tin an ủi nhau, có những lần Vân bị chồng đánh thâm tím hết cả mình mẩy, xót thương quá anh nói: em hãy buông hết đi chúng mình sẽ làm lại từ đầu, thì Vân lại từ chối ngay: Vân cứ sống thế này thôi Sơn ạ, nếu giờ Vân bỏ đi thì các con của Vân rất khổ, gia đình sẽ bị hỏng hết cả ba thế hệ. Ôi. . . đàn bà có những người biết rất rõ là đi đến chân trời khác sẽ rất hạnh phúc và sung sướng mà cũng không dám đi, có những người thì sẵn sàng bỏ chồng bỏ con đi theo tình nhân chỉ sau có một đêm giời gây sự với chồng. . . chả hiểu ra làm sao nữa?
Nhấp ngụm cà phê vô mồm Sơn chợt thấy đắng ngắt, nhiều lúc do bản năng của người đàn ông anh cũng sống buông thả, một người có địa vị như anh thì lúc nào cũng có hàng tá những cô gái xinh đẹp chân dài bám theo. . . nhưng những lúc về đêm, nằm trống trải một mình thì hình ảnh người đàn bà lam lũ cũ rích ấy, luôn hiện hữu trong trí nhớ của anh nó như một dấu son đỏ chót đóng vào một tờ giấy trắng tinh mà không tài nào tẩy được, thương yêu xót xa và cả là cảm thông nữa. . . phải chăng là duyên nợ ?
Trời mùa hè chợt nắng chợt mưa, xa xa có ánh chớp tiếng sấm kêu ầm ì, Sơn vội đứng dậy thanh toán tiền rồi chạy nhanh về nhà, cơn mưa to lắm mà hình như đài báo hôm nay có bão thì phải, với tay đóng chặt cửa sổ lại, nước mưa táp vô ướt hết khuôn mặt anh. Mưa bão ngoài trời rồi cũng sẽ tạnh, nhưng cơn bão trong lòng người đến bao giờ mới nguôi ngoai. . . ???
Chuyện làng quê