Mùa xuân
Cỏ đón giêng hai
"Bồi hồi hạt mưa xuân,
Nghe đất trời chuyển dạ
Bâng khuâng ngàn cây lá
Đang cựa mình sinh sôi"...
(Nhất Chi Mai)
Kìa mưa, mưa phùn giăng mắc mênh mang khắp đất trời. Bầu trời mờ đục nhờ nhờ như màu nước hến. Bảng...
Ngắm bức ảnh "Mùa bình thường" lại nhớ Mùa xuân đầu tiên
Mùa xuân đầu tiên là ca khúc của Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào giáp Tết Bính Thìn (1976). Đây là ca khúc đầu tiên của ông sáng tác và được phổ biến, sau 20 năm kể từ lần cuối cùng Văn Cao tuyên bố gác bút, từ bỏ sự nghiệp sáng tác và kể từ khi ông bị cô lập sau khi tham gia vào nhóm Nhân văn Giai phẩm và được xem là tác phẩm cuối cùng của ông.
Duyên nợ
Dạo này đơn vị nhiều việc bù đầu Sơn hay đi làm về muộn, bước từ trong xe ra trời đã nhá nhem tối, anh vội vã gật đầu chào cậu lái xe, rồi tất tưởi bấm chuông chị giúp việc mau mải ra mở cửa anh bước vô phòng thay vội bộ quần áo cộc và mở điện thoại, có một tin nhắn của Vân (bạn gái cũ từ hồi học cấp ba ).
Về Hà Giang (Truyện ký)
Đúng 5 giờ 05 phút ngày 04/4/2015, xe khởi hành từ thành phố Vinh, hướng Hà Giang thẳng tiến. Đây là lần đầu tiên chúng tôi trở lại chiến trường xưa. Tôi lớn tuổi nhất được giao chức Trưởng đoàn, đồng đội Long phụ trách hậu cần.
Gom nhặt từng hạt mưa xuân
Đêm nay, em mặc một chiếc váy dài màu trắng, có những đường tua màu hồng phấn. Mái tóc đen huyền được thắt bằng dải ruy băng cánh cam buông dài sau lưng. Đôi mắt bồ câu long lanh ướt rượt.
Giúp chồng thăm lại chiến khu xưa nghĩa tình
Anh Nguyễn Tiến Hồng sinh năm 1947 - tại làng đỏ thành phố Vinh, Nghệ An. Đến 18 tuổi -giặc Mỹ đã leo thang đánh phá quê hương anh dữ dội -Tiến Hồng xung phong nhập ngũ, để được trực tiếp đánh Mỹ cùng trào lưu tuổi trẻ cả nước, nhưng chưa được chấp thuận.
Bác về - Mùa xuân về với dân tộc
Khi rời bến cảng Nhà Rồng ở Sài Gòn ngày 5-6-1911, bước chân lên tàu Amiral Latouche Tréville, bắt đầu cuộc hành trình, Bác Hồ với tên gọi Nguyễn Tất Thành, Văn Ba mới 21 tuổi.
Mùa xuân tươi thắm đang về (Tản văn)
Dù là ngài tổng thống hay anh phu lục lộ (thời xưa), dù là vị Chủ tịch nước hay chị lao công, dù là vị giáo sư tiến sỹ ngày ngày làm việc trong tòa nhà cao tầng nơi phố thị hay bác thợ cày ngày ngày cuốc bẫm cày sâu nơi ruộng đồng, dù là người Mán, người Mèo ngày ngày chọc lỗ tra bắp trên núi cao hay người Kinh ngày ngày kéo lưới quăng chài dưới biển, dù là ai, bất kỳ là làm việc gì và ở đâu.
U15 đoàn kết IIIA 1967
Chân thành cảm ơn dân làng Hà Vĩ một thời cưu mang.
Mùa tảo mộ (tuỳ bút)
Chắc có lẻ người Việt mình tảo mộ trong vòng tháng chạp ,đúng sai tui cũng không rành. Nhưng nếu theo tập quán Nam Phần chắc có lẻ là từ ngày 20 tháng chạp AL đến cuối tháng, gia đình con cháu rảnh ngày nào thì đi ngày đó.
Thịt lợn nấu đông
Có dạo thịt lợn ở Ta vào dịp Tết đắt hơn cả thịt bò bên Mỹ.
Vậy thì phải đi thôi
Ai đó nói: "Lòng người cũng giống như con đường, càng so đo, con đường càng thu hẹp; càng rộng lượng, con đường càng rộng mở. Con người sống ở trên đời, không cần thiết việc gì cũng phải quá minh bạch, rõ ràng, bởi "nước trong quá thì không có cá, còn người thanh cao quá thì không ai chơi".
Hoa đào trong nghệ thuật
Những ai đã từng đọc tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa hay xem bộ phim cùng tên, hẳn sẽ nhớ tới chi tiết 3 nhân Lưu Bị - Quan Công - Trương Phi kết nghĩa huynh đệ trong vườn đào.
Mùa xuân...điều kỳ diệu
Tạo hóa ban tặng cho con người đủ đầy bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông với nhiều sắc màu rực rỡ. Nhưng có lẽ mùa Xuân được con người ưu ái hơn cả. Chẳng thế mà, bao nhiêu mỹ từ đẹp đẽ đều dành tặng hết vào Xuân. Mùa Xuân là mùa của tuổi trẻ, mùa của sự hân hoan nồng ấm, mùa rạo rực căng tràn trong lồng ngực. Và là mùa của những yêu thương ngọt ngào.
Đầu xuân ước nguyện
Đã qua rồi những ngày đông buốt giá. Qua rồi những đêm ngồi cơi bếp lửa, bàn tay đan vào nhau xuýt xoa đợi sang mùa… Nắng xuân đã ấm lại trên khắp các ngả đường. Tiết xuân đã thức dậy giấc ngủ của muôn vàn cây lá. Tiếng chim lảnh lót vang trời, lay gọi tháng Giêng. Những nẻo đường đã nô nức người đi trẩy hội, ai cũng mang theo ước vọng riêng mình…
Mùa xuân ở lại và những lời bình
Không hiểu sao, tôi cứ nghĩ bài thơ giống như một tiếng thở dài nhè nhẹ, một lời nhắn gửi thì thầm kín đáo của người lính không chỉ cho một cô thôn nữ cụ thể nào đó, mà còn cho cả mỗi người đọc chúng ta?”