Giải mã bí ẩn chữ số tự nhiên, sự sống, luật phát triển

Học trong chương trình phổ thông, mỗi công dân đều phải giải đáp các phép tính gắn với chữ số. Chữ số tự nhiên có nhiều điều bí ẩn; chúng gắn liền với tri thức văn hoá, sự sống, luật phát triển.
chu-so-1669890871.jfif
 

Bằng tư duy sáng tạo, tác giả bài viết phân tích làm sáng tỏ tính chất hình thức, bản chất nội dung, thực chất nguyên lý của chữ số từ 1 đến 10, mối liên hệ giữa chúng theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của thiên nhiên và xã hội loài người.

Thực chất chữ số không, một, ba, bốn, sáu, bảy, chín

Về thực chất, chữ số “một” (1) cộng với chữ số “hai” (2) tạo thành chữ số “ba” (3). Theo đó, số 3 cộng với “bốn” (4) tạo thành “bảy” (7); số 7 cộng với 8 tạo thành “mười lăm” (15) và số đối lập với nó là “âm mười lăm” (-15), dạng mô hình: (-15.0.15); số 1 cộng với 5 tạo thành “sáu” (6); số 6 cộng với 7 tạo thành “mười ba” (13) và số đối lập với nó là “âm mười ba” (-13), dạng mô hình: (-13.0.13); số 1 cộng với 3 tạo thành 4; số 4 cộng với 5 tạo thành 9; số 9 cộng với 10 tạo thành “mười chín” (19) và số đối lập với nó là “âm mười chín” (-19), dạng mô hình (-19.0.19); số 1 cộng với 9 tạo thành “mười” (10) và số đối lập với nó là “âm mười” (-10), dạng mô hình (-10.0.10); số 1 cộng với 0 tạo thành một và số đối lập với nó là “âm một”, dạng mô hình (-1.0.1). Tức là, số tự nhiên có các mặt đối lập với nhau; đặc biệt là số 3 đối lập với 7 tạo thành 37℃ (thân nhiệt trung bình) duy trì sự sống con người, số không (0) tồn tại ở giữa các mặt đối lập.

So sánh số 1 với số tự nhiên “âm” (-), “dương” (+), và “không” (0) của toán học cho thấy rằng, “dương một” (1) biểu hiện dấu dương (tính chất hình thức ngoại diên) ở bên ngoài; “âm một” (-1) biểu hiện dấu âm (bản chất nội dung nội hàm) ở bên trong; còn “số không” (0) biểu hiện số “thực” (thực chất nguyên lý toàn diện) tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong, dạng mô hình: (-0+).

Thực chất chữ số hai, năm

Tương tự như phân tích ở trên cho thấy rằng, số “hai” (2) cộng với “ba” (3) tạo thành “năm” (5); số 5 cộng với 6 tạo thành 11 và số đối lập với nó là “âm mười một”, dạng mô hình: (-11.0.11); số 1 cộng với 1 tạo thành 2; số 2 cộng với 3 tạo thành 5; số 5 cộng với 6 tạo thành 11 và số đối lập với nó là âm mười một, dạng mô hình: (-11.0.11); số 1 cộng với 1 tạo thành 2;v.v.. Tức là, số 2 và 5 là chữ số tự nhiên lặp đi, lặp lại và đối lập với nhau.

Thực chất chữ số tám

Tương tự như phân tích ở trên cũng cho thấy rằng, số “tám” (8) cộng với “chín” (9) tạo thành 17 và số đối lập với nó là “âm mười bảy”, dạng mô hình: (-17.0.17); số 1 cộng với 7 tạo thành 8; số 8 cộng với 9 tạo thành 17 và số đối lập với nó là âm mười bảy, dạng mô hình: (-17.0.17); số 1 cộng với 7 tạo thành 8; số 8 cộng với 9 tạo thành 17 và số đối lập với nó là âm mười bảy, dạng mô hình: (-17.0.17); số 1 cộng với 7 tạo thành 8;v.v.. Tức là, số 8 không đối lập với số tự nhiên khác; bởi vì, vũ trụ được coi là “Chúa” tạo ra “số 8” (số vô cùng). Do vậy, số 8 là số “bí ẩn” nhất; nó là số duy nhất tạo ra tất cả các số khác trong dãy chữ số tự nhiên. Số 8 còn được coi là số “may mắn” (hạnh phúc) nhất trong cuộc sống con người tồn tại trên trái đất thuộc vũ trụ hệ mặt trời. Nói cách khác, số 8 tương tự như bộ genk (AND) di truyền của sự sống tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới.

So sánh số 8 với phân số trong toán học cho thấy rằng, số 8 tương tự như “cái gạch ngăn” (số vô cùng) tồn tại ở giữa “tử số” (số dương) và “mẫu số” (số âm), dạng mô hình: (-\+) [1].

So sánh số 8 với vũ trụ bao la rộng lớn cho thấy rằng, số 8 tương tự như “thế gian” (trái đất tự quay vòng xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời) tồn tại ở giữa “không gian” (các hành tinh, vệ tinh, thiên thạch tự quay vòng xung quanh mặt trời) ở bên ngoài và “thời gian” (mặt trời tự quay vòng xung quanh nó) ở bên trong, dạng mô hình: thời gian ở bên trong vũ trụ – thế gian ở giữa bên ngoài, bên trong vũ trụ – không gian ở bên ngoài vũ trụ. Mô hình này có thể được coi là con đường của vũ trụ, hay “đạo vũ trụ” như Albert Einstein đã từng nêu ra.

So sánh chữ số tự nhiên với sự sống, luật phát triển

Chữ số tự nhiên gắn liền với quy luật phát triển của thiên nhiên và xã hội, hay “luật phát triển của thiên nhiên” và “luật phát triển của xã hội” [2]. Tức là, các chữ số tự nhiên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau đúng với quy luật, hiện thực phát triển khách quan.

So sánh chữ số tự nhiên với sự sống cho thấy rằng, chữ số 2 (bản chất nội dung) tương tự như sự chưa sống ở bên trong thế giới; chữ số 1 (tính chất hình thức) tương tự như sự không sống ở bên ngoài thế giới; chữ số 3 (thực chất nguyên lý) tương tự như sự sống tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới, dạng mô hình sự sống như sau: sự chưa sống (2) – sự sống (3) – sự không sống (1). Tức là, chữ số tự nhiên biểu hiện “mối liên hệ giữa “sự không sống” (không đúng thật sự) ở bên ngoài thế giới, “sự chưa sống” (chưa đúng sự thật) ở bên trong thế giới, và “sự sống” (đúng thật) tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới” [3].

Sự chưa sống tương tự như “số lùi” (nội dung, phương pháp thực hiện mục tiêu); sự không sống tương tự như “số tiến” (hình thức, mục tiêu); còn sự sống tương tự như “số mo” (nguyên lý, nguyên tắc thực hiện mục tiêu). Tức là, sự sống biểu hiện thực chất sự thật về mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời giữa các chữ số tự nhiên với nhau. Không có chữ số 1 thì không thể có chữ số 2, không có chữ số 2 thì không thể có chữ số 3 và các chữ số khác, hay không thể có sự sống tồn tại trong vũ trụ.

So sánh chữ số tự nhiên với luật phát triển cho thấy rằng, chữ số 2 tương tự như vật chất chưa thật, luật chưa phát triển; chữ số 1 tương tự như tinh thần không thật, luật không phát triển; chữ số 3 tương tự như ý thức chân thật, luật phát triển, dạng mô hình: bản chất luật chưa phát triển thực chất luật phát triển tính chất luật không phát triển. Tức là, luật phát triển gắn liền với ý thức sống chân thật của con người; các công dân làm việc trong chính quyền không có ý thức sống chân thật (sống không liêm khiết) thì không thể có luật phát triển.

Trong quốc gia, luật chưa phát triển thì kinh tế, văn hoá, xã hội chưa phát triển, cuộc sống của nhân dân chưa hạnh phúc; luật không phát triển thì kinh tế, văn hoá, xã hội không phát triển, cuộc sống của nhân dân không hạnh phúc; còn luật phát triển thì kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển, cuộc sống của nhân dân hạnh phúc.

Thay lời kết

Từ các phân tích cho thấy rằng, chữ số tự nhiên từ 1 đến 10 có nhiều điều bí ẩn; chúng gắn liền với tri thức văn hoá, sự sống, luật phát triển. Không có luật phát triển thì các quốc gia không thể bảo vệ được môi trường sống, quyền con người, cuộc sống hạnh phúc của nhân dân. Do đó, để duy trì, bảo vệ sự sống của thế giới tự nhiên, xã hội loài người, mỗi công dân cần phải có ý thức sống chân thật, chính quyền cần phải xây dựng, thực hiện luật phát triển, bảo đảm sự phát triển bền vững, tức là bảo đảm “sự cân đối, cân bằng, hài hoà lâu bền về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý vững chắc về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [4].

Tài liệu trích dẫn:

[1] Nguyễn Hữu Đổng, Vì sao số 0 được ký hiệu bằng hình tròn huyền bí? https://kienthuc.net.vn/giai-ma/vi-sao-so-0-duoc-ky-hieu-bang-hinh-tron-huyen-bi-673093.html,  ngày 27/4/2016.

[2] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, t. 6, tr. 530.

[3]  Nguyễn Hữu Đổng, Vài ý kiến về vấn đề “tâm linh” và đời sống xã hội hiện nay,  http://tapchimattran.vn/van-hoa-xa-hoi/vai-y-kien-ve-van-de-tam-linh-va-doi-song-xa-hoi-hien-nay-44735.html, ngày 18/04/2022.

[4] Nguyễn Hữu Đổng, Bàn thêm về khái niệm “nhà nước pháp quyền”, https://lsvn.vn/ban-them-ve-khai-niem-nha-nuoc-phap-quyen1662130587.html, ngày 02/09/2022.

__________________

* Nguyên giảng viên cao cấp, Học viện CTQG HCM