Hà Nội - Nỗi nhớ khôn nguôi

Vân Mai Mai (Sưu tầm và tổng hợp)

11/10/2022 14:42

Theo dõi trên

Ngày 10-10-1954 đã trở thành mốc son trong lịch sử Thủ đô oai hùng. Thành phố trong mùa thu mới của độc lập tự do, tưng bừng cờ hoa sau 9 năm trường kỳ kháng chiến.

dvh1qab-1665474081.jpg
Ảnh minh họa do tác giả sưu tầm trên Internet.

 

Những ngày thu lịch sử này, được nghe ca khúc “Sẽ về Thủ đô” của cố nhạc sĩ Huy Du, nhiều người Hà Nội lại rưng rưng bao niềm xúc động.

“Ai về thủ đô tôi gửi vài lời
Tây Hồ mờ xa là nhà tôi đó
Đây chợ Đồng Xuân bên dòng Nhị Hà
Đi học về qua luôn hát vui ca…”

Nhạc sĩ Huy Du nhớ lại: Mùa đông năm 1946, ngày 19/12, vừa tròn 20 tuổi, ông lên đường cầm súng nhập vào đoàn quân vệ quốc đi kháng chiến. Hà Nội lúc ông ra đi lửa khói ngút trời, và phút này đang tạm bị giặc chiếm. Nhưng trong trái tim ông đã cháy bỏng niềm hy vọng, lạc quan về một chiến thắng không xa. Khi ấy, đoàn quân cách mạng sẽ trở về, giành lại Thủ đô yêu dấu. Từ cảm xúc mãnh liệt đó, ông đã viết bài hát “Sẽ về Thủ đô” tại mảnh đất Liên khu Ba (năm 1948).

Lời ca là những cảm xúc thật đẹp, tươi rói trong hoài niệm với những cảnh sắc bình dị, nên thơ và hết sức thân thương. Phải là người Hà Nội mới nhớ Hà Nội đến thế!

“Đô thành kháng chiến, sôi sục phố phường
Sông Hồng kia dâng sóng cùng quê hương
Lên đường kháng chiến tiêu diệt quân thù
Năm cửa ô reo bước quân ca vang”…

Đây có lẽ là lời tâm huyết của những chiến sĩ Trung đoàn Thăng Long gửi gắm Thủ đô khi buộc phải xa đô thành và lòng thầm hẹn sẽ trở về giải phóng Thủ đô yêu dấu.

Một chút lãng tử, gợi nhớ một thời lớp người Hà Nội hào hoa xếp bút nghiên đi kháng chiến: "Cất bước ra đi chiều năm xưa/ Dặm dài kháng chiến quên ngày về". Thế rồi, khi mà "Bụi đường trường chinh pha mái tóc/ Thốt nhớ khi đi ghi lời thề", lúc đó chất lãng tử năm xưa đã chuyển sang sự lạc quan, dưới cái nhìn biện chứng của người trong cuộc: "Ngày mai sẽ về Thủ đô đắp xây chốn xưa"...

Tình yêu Thủ đô mãnh liệt, cháy bỏng, dù gian khổ của thời kỳ “phòng ngự”, nhưng những người lính Hà Nội vẫn quyết tâm kháng chiến thắng lợi để mong một ngày gần nhất “Sẽ về Thủ đô”, như nhạc sĩ chia sẻ: “Ngày ấy, chúng mình là lính Hà Nội... Hát với nhau để nhớ Hà Nội, yêu Hà Nội và rồi đánh nhau cũng phải cho ra người Hà Nội”.

Và lời thề son sắt năm xưa đã trở thành sự thực. Ngày 10-10-1954, nhạc sĩ Huy Du và những người con của Thủ đô yêu quý đã có mặt trong đoàn quân chiến thắng trở về Hà Nội giữa rừng cờ hoa tưng bừng chào đón.

Trái tim người lính

Bạn đang đọc bài viết "Hà Nội - Nỗi nhớ khôn nguôi" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn