Kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Bác Hồ - Người phất cờ chiến thắng mang hồn nước

Nguyễn Văn Trường  

31/08/2021 05:53

Theo dõi trên

 Người ta khuyên nhau “ Lão giả an chi “ . Nghĩ rằng chẳng thể an chi nổi khi đất nước đau thương, quằn quai gồng mình lên chống dịch đại họa .

Những ngày này đang ở thời điểm lịch sử của đất nước ! Chúng ta kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám   (19-8 1945 ), Ngày Quốc khánh (2-9-1945 ), Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ( 3-9-1969) . Tôi cứ suy nghĩ hoài sao 3 ngày đó gắn liền nhau máu thịt đến vậy 3 ngày ghi dấu son chói lọi thời đại Hồ Chí Minh trong lịch sử 4.000 năm đất nước con cháu Rồng Tiên  ?

Bỏ mặc nghe đài , đọc báo , tôi bị cuốn theo dòng suy nghĩ mung lung …

19-8-1945. Thị xã Phú Thọ bên  Sông Thao trên bến dưới thuyền bừng tỉnh , bật dạy trong tiếng hát giục giã “ 19-8 khi quốc dân căm hờn kêu thét Đứng đều lên cùng hô mau diệt tan hết quân thù chung …”    Trên đê suốt từ Dốc Nhà đoan , qua “ ba toa “ lò mổ lợn  vào đến miền quê Hà Thạch …rợp bóng cờ đỏ sao vàng  . Tiếng hát  “ Cờ in máu chiến thắng mang hồn nươc . Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca  “ . Tiếng trống hộ đê – nước lũ đang tràn đê   - Tiếng loa hò  nhau đi phá kho thóc chống đói … Khí thế cách mạng ngày Tổng khởi nghĩa in đậm trong tâm trí tôi , một cậu  bé mới qua tuổi lên mười cho đến nay tuổi ngót chín mươi .

Nhật đầu hàng Đồng minh . Các Nhà buôn sơn ta  người Nhật Bản bỏ chạy về nước . Hiệu sơn Vĩnh Trường ở cái thị xã bé nhỏ miền Trung này phá sản . Bố bầm tôi đành xin cho hai anh em tôi tuổi chín mười vào Trại  thiếu Nhi Nhà nước Cách mạng mới mỏ cưu mang trẻ em nghèo, mồ côi . Từ đấy anh em xa vòng tay ấm gia đình . Trai trường Thiếu nhi tá túc mãi  tận Sơn Đô, thượng nguồn sông Gâm Tuyên Quang .

bac-ho-1630338150.jpg
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình -Hà Nội
ngày 2-9-1945. (Ảnh tư liệu).

 

Cách mạng đã thay đổi cuộc đời , số phận mỗi chúng ta ?

2-9-1945 . Ba Đình trong nắng thu ,  Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc Lập chấm dứt  80 năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, dân ta sống đọa đầy  kiếp nô lệ Trên kỳ đài Người dõng dạc tuyên bố  khai  sinh  nước “ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA” và điều trước tiên Người nói với quốc dân đồng   bào  mọi người sinh ra  đều có “ QUYỀN ĐƯỢC SỐNG , QUYỀN  ĐƯỢC TỰ DO và QUYỀN ĐƯỢC MƯU CẦU HẠNH PHÚC  “ .

Người hỏi “ Tôi nói đồng bào nghe rõ không ? “ …

Tư tưởng của Người xuyên suốt 3 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc    Định lý mà cũng là chân lý lời Người kêu gọi toàn dân kháng chiến :“ KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO “ .

Người dạy bộ đội “ TRUNG VỚI NƯỚC HIẾU VỚI DÂN” .   Đảng ta là Đảng Mác Lê nin. Quân đội trung  với Đảng, thế còn với nước, với dân   thì sao?

Là Đảng viên 55 tuổi Đảng tôi trung  với Đảng  - điểu đó đúng .   

nguyen-van-truong-1630338592.jpg
Cựu Trưởng Ban biên tập Tin Trong nước TTXVN Nguyễn Văn Trường U90.

Với dân , quân đội ta từ nhân dân mà ra . Vì nhân dân quên mình .Vì nhân dân hy sinh .

 Có NƯỚC có DÂN mới có ĐẢNG .  Đảng chẳng đã từng nói và viết trong các văn kiện  : Đảng do dân , vì dân. Cán bộ  là đầy tớ của dân …đó sao ? Thế nên tôi thiển nghĩ tư tưởng Hồ Chí Minh bộ đội “ Trung với nước , hiếu với dân “  là rất chuẩn , thể hiện cái tâm của của lãnh tụ Cách mạng . Tư tưởng ấy có sức thuyết phục cao toàn dân – trong nước cũng như người VN ở nước ngoài ,  nhất là đối với chính sách hòa họp dân tôc , đại đoàn kết toàn  dân của Đảng ; đặc biệt ở vào thời điểm này ? Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vừa kêu gọi nhân dân ( trong , ngoài nước ) đã đoàn kết ; đoàn kết hơn nữa để thăng dịch họa xây dựng và phát triển đất nước .

Quảng trưởng Ba Đình  24 năm trước Chủ tịch Hồ Chí Minh  đọc Tuyên ngôn Độc Lâp . Quảng trường Ba Đình 24 năm sau ,  đồng bào   tử miền Nam đang chiến tranh  bảo vệ Tổ quốc, cùng đông bào cả nước   hướng về mảnh đất lịch sử này; lặng nghe Di chúc cùa Người. Cả nước đau thương tiễn đưa Người về với Tổ Tiên .

Nhớ khi Bác mất tôi đang làm phóng viên TTXVN thường trú Thành phố Hải Phòng được Tổng giám đốc điều động về Tổng xã tham gia tổ phóng viên biệt phái viết tin, bài Tang lễ Bác . Để tiện cho nghiệp vụ, Phó TGĐ Lê Chân cùng nhóm phóng viên tin- ảnh ăn ngủ tập trung ở tầng 2 Ban Tuyên Giáo Trung ương , cạnh Hội trường Ba Đình .Tôi và Nguyễn Đình Soạn được phân công chấp bút bài tường thuật Lễ truy điệu Chủ tich Hồ Chí Minh . Anh Lê Chân căn dặn hai đứa tôi các cậu viết sao thể hiện tình cảm nhân dân đối với Bác, đau thương mà không bi lụy , biến đau thương thành sức mạnh thực hiện lời dạy của Bác trong chiến đấu cũng như trong sản xuất … Cái khó của chúng tôi là làm sao chọn được những chi tiết đắt nhất “ đau thương mà không bi lụy”   bời tình cảm của tôi , cây viết của tôi cứ quấn theo , hút chặt   những chi tiết đau buồn nhất và như vậy không thể tránh khỏi bi lụy ? .

Có một chuyện không bao giờ quên . Anh C.Q. lúc ấy Trưởng ban biên tập duyệt , sửa bài ghi nhanh tường thuât Lễ truy điệu Bác Hồ;  thế nào bỏ mất một lời thề trong Điếu văn  vĩnh biệt Bác do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng đọc . May, khâu duyệt cuối cùng phát hiện lỗi … Đấy là kỷ niệm   về nghề nghiêp.

Ấn tượng nhất với tôi là suốt mấy hôm tang lễ Bác trời mưa sụt sùi . Đúng như câu thơ của nhà thơ Tố Hữu “ Người tuôn nước mắt trời tuôn mưa” . Trời u ám . Mầu đen tang tóc  phủ kín quảng  trường  Ba Đình . Hàng vạn con dân ;  người ngấn  lệ , người nức nở , người thảng thốt tiếng kêu gào gọi Bác …Tiếng trầm ấm , đôi lúc nghẹn ngào của đồng chí Lê Duẩn đọc điếu văn từ biệt Bác. Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong tang phục , gương mặt  Ông vốn khắc khổ : khổ đau cúi xuống vỗ về một cháu nhỏ nép vào lòng , cả hai ông cháu cùng khóc (có ảnh ghi lại)

Tôi lắng nghe Di chúc của Bác để lại muôn vàn tình thương cho con cháu . Từ những cảm nhận đầu tiên, sau này  có những dịp đọc lại, nghiền ngẫm tôi càng thấm thía  TƯ TƯỞNG HỒ CHI MINH là sao ?

                                                            &

Nhận thức là một quá trình và qua phương pháp tư tưởng của mỗi người. Với tôi , sợi chỉ đỏ - nói theo các “ thầy chính trị” –   xuyên suốt TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH là THƯƠNG DÂN , TIN DÂN , DỰA VÀO DÂN ,   dù “ gian khó vạn lần dân liệu cũng xong” .  

Chiến tranh kéo dài , đất nươc nghèo kiệt , Bác Hồ mong muốn đồng bào ai cũng được ăn no mặc ấm , có thuốc chữa bênh ,  các cháu được học hành tử tế . Tình thương ấy , trong Di chúc Bác căn dặn khi Bác mất chớ tổ chức  phúng viếng linh đình , lãng phí thì giờ , tiền bạc của   dân …  Người để lại trong Di chúc : “ Điều mong muốn tột cùng của tôi là nước nhà được hòa bình , thống nhất , độc lập dân chủ và giàu mạnh” .

Tôi nhớ tới câu thơ của nhà thơ Tố Hữu :   “Mong manh áo vải   hồn muôn trượng” và  suy rộng ra : Sao Bác không nói  “ điều mong muốn cuối cùng của tôi là xây dựng một nước Việt Nam XHCN giàu mạnh … ? “  Phải chăng  tình thương ấy Bác dành cho cả đồng bào  miền Nam ruột thịt đang chiến tranh ,  những người   theo Đảng , những đồng bào  chưa theo  Đảng , trong nước và ngoài nước –Việt Nam cũng là Tổ quốc thân yêu của họ .

Tin dân , dựa vào dân. Tư duy cách mạng Vua  Quan cũng là dân , Trí thức cũng là dân  Nước nhà độc lập .  Chủ tịch nước Hồ Chí Minh  mời Vua Bảo Đại làm cố vấn tối cao ,   giao cho một trí thức ngoài Đảng – Cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Quyền Chủ tịch nước trong thời gian Người sang thăm nước Pháp ,  dự Hội nghị đàm phán với Chính phủ Pháp

. Ta hãy đọc Bác , nghe Bác  từ thủa xa nước sang Pháp  tìm đường Cách mạng rồi  

những chặng đường Cách mạng đã trải qua cho tới ngày Bác ngồi viết  Di chúc; tư tưởng của Bác trong thực tiễn được “ ứng vạn biến” bằng phương pháp tư tưởng biện chứng – rất là Mác.

Nhớ lại bối cảnh lịch sủ Việt Nam năm 1945-1946  

Sau CM Tháng Tám giành độc lập , nước VNDCCH ra đờì còn trứng nước .

Phía Bắc vào đến vĩ tuyến 16 ,    180.000 quân Tầu ô – Tưởng Giới Thạch , với  danh nghĩa quân đồng minh giải giáp vũ khí  quân đội Nhật đầu hàng – ào ạt đổ vào nước ta . Gọi là Tầu ô vì nó ô hợp . Tầu Tưởng  âm mưu nằm lỳ xâm chiếm nước ta .

 Miềm Nam , núp dưới bóng quân Anh , thực dân Pháp gây hấn  nổ súng âm mưu xâm chiếm lại VN .

23 -9-1945  Trường kỳ Kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Một lúc hai kẻ thù .

 “ Hai đánh một chẳng chột cũng què”.  Nước VNDCCH vừa mới chào đời , thù trong giặc ngoài lại phải diệt giặc đói , giặc dốt. Có thể nói nền độc lập nước nhà khi ấy “ngàn cân treo sợi tóc “.       

Trước tình thế ây , Bác Hồ chủ trương  ký với Pháp  Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 .

 Hiệp định sơ bộ 6-3-1946  - có thể coi là  một điều ước quốc tế song phương đầu tiên  giữã Việt Nam và Pháp . Nội dung hiệp định công nhận VN LÀ MỘT NƯỚC TỰ ĐO TRONG LIÊN HIỆP PHÁP, LIÊN BANG ĐÔNG DƯƠNG có Quốc hội , Chính phủ , Quân đội và nền kinh tế -tài chính riêng …

Hiệp định sơ bộ 6-3 mà báo chí chơi chữ bình luận người “ Mác xít” ký Hiệp định “ Xít March” !  ( người theo Chủ nghĩa Mác. Ngày 6 tháng 3 )

 Lực lượng chống đối cách mạng tung tin Ông Hồ Chí Minh bán nước  !

Ông Hồ không bán nước mà Ông Hồ “ ứng vạn biến” trước tình thế hai   kẻ thù , Chính quyền Cách mạng chưa mạnh , tam hòa hoãn với thực dân Pháp để tống cổ quân Tàu ô ra khỏi đất nước , giữ cho được NỀN TẢNG của một nước Độc lập như nội dung Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 . Vì thế mới gọi là  SƠ BỘ, có nghĩa tạm thế đã .  

Theo lời mời của Tổng thống Pháp

Ngày 22-6-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Paris mở đầu chuyến thăm chính thức nước Pháp  trong nghi lễ  đón tiếp  long trọng  của Nhà nước Pháp dành cho một Nguyên thủ Quốc gia – Chủ tịch Hồ Chí Minh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa .

Bác Hồ ở lại dự Hội nghị Fontainebleau cùng với  Thủ tướng Pham Văn Đồng , tiếp tục đàm phán với Pháp . Hội nghị thất bại vì Chính quyền thực dân Pháp vẫn rắp tâm tiến hành chiến tranh xâm chiếm nước ta một lần nữa. Ngày 5-3-1946, trước ngày ký Hiệp định sơ bộ một ngày, Hạm đội Pháp vẫn đổ bộ vào Sài Gòn . Pháp vẫn dựng lên Chính phủ bù nhìn ở miền Nam ...

Sau 4 tháng trời làm việc căng thẳng ở Pháp, Bác trờ về Tổ quốc bằng chuyên tầu biển. Nhân dân thành phố Cảng Hải Phòng, nhân dân Hà Nội mít tinh đón Bác – trong tình cảm  người cha già xa nhà lâu ngày .

 Nói với đồng bào , Bác ví mình như người được giao cầm lái con thuyền vượt sóng dữ ; phải chèo chống thế nào   để đưa con thuyền đến bến bờ ĐỘC LẬP TỰ DO ( ý chính,  tôi nghe qua phim tài liệu trên Tivi).

Ý chí , niềm tin sắt đá của Bác: Kháng chiến nhất định thắng lợi , nước nhà nhất định thống nhất  và cái quý nhất trên đời này là ĐỘC LẬP TỰ DO nhất định sẽ giành được .

Niềm tin sắt đá ấy trên cơ sở  quyết tâm của toàn dân ĐOÀN KẾT, ĐẠI ĐOÀN KẾT . Bác nói với đồng bào  “ Ta càng nhân nhượng thì chúng càng lấn tới” (quân độị  thực dân Pháp) ,  “ Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ  không chịu làm nô lệ”, “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC  LẬP , TỰ DO” … Bác kêu gọi toàn thể dồng bào ai có gươm dùng gươm, có súng dùng súng kể cả giáo mác gậy gốc nhất tề xông lên đánh giặc ngoại xâm cứu nhà , cứu nước … Với quyết tâm dù phải đốt cháy Trường Sơn; dù  Hà Nội, Hải Phòng  bị tàn phá nặng nề  … thắng lợi ta sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn , tươi đẹp hơn .

 Tôi đếm trong Di chúc  8 lần Bác nhắc đến hai chữ ĐOÀN KẾT và Bác căn dặn những người lãnh đạo phải giữ vững đoàn kết như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Bác nói Đại đoàn kết , đại thành công . Tôi nghĩ đó là tư tưởng lớn của Bác Hồ .  Đoàn kết   là nhân tố số một quyết định Cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác .   Thời điểm, hoàn cảnh đất nước ta hiện nay tư tưởng  ĐOÀN KÊT của Bác Hồ; đồng thuận , hòa hợp dân  tộc trong – ngoài nước, đại đoàn kết toàn  dân mới tạo được sức mạnh tổng hợp thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đai hội Đang XIII ?

Tư tưởng ĐẠI ĐOÀN KẾT , TIN DÂN , DỰA VÀO DÂN của Bác Hồ khiến các nhà trí thức lớn yêu nước từ bỏ công danh, phú quý  theo Bác từ Paris hoa lệ về nước tham gia ngay từ đầu cuộc Trường kỳ kháng chiến. Đó là Giáo sư Trần Đại Nghĩa , GS , BSTrần Hữu Tước, Nhà triết học Trần Đức Thảo , Kỹ sư Võ Quý Huân …

Viết đến đây bỗng dưng tôi nhớ câu thơ của ai đó: “ Bác bảo đi là đi . Bác bảo thắng là thắng “ . Đúng vậy , Bác Hồ - một nhà tiên tri , lời Bác như sấm Trạng:
“Năm qua thắng lợi vẻ vang

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to

Vì độc lập, vì tự do

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào

Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào.

Bắc – Nam sum họp xuân nào vui hơn”.
(Thơ chúc Tết xuân Kỷ Dậu - 1969).         

Như một phù thủy ngôn ngữ, chỉ bằng mấy vần thơ ngắn mà đúc gọn lại – rất dễ thuộc - cả chiến lược, chiến thuật ;  khẳng định trước thời điểm cuộc chiến tranh kết thúc , toàn thắng . Nếu tôi nhớ không nhầm , thơ chúc Tết, mùa xuân cuối cùng trước ngày Bác về cõi tạm ?

Một chuyện khác, tôi ngẫm thấy đúng. Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu từng nhiều năm Chính ủy Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng Không – Không quân, láng giềng của tôi kể lại: Những ngày không quân Mỹ đánh phá  ác liệt Hà Nội, Hải Phòng, Bác Hồ thăm Bộ đội Phòng  không – Không quân. Bác chỉ thị các chú phải thắng được B52 thần tượng của không lực Hoa Kỳ nó mới chịu ký Hiệp đinh Paris . Đúng là tiên tri ! Chiến dich Điên Biên Phủ trên không thắng ,thì ngay sau đó Mỹ mới chịu ký Hiệp định Paris.