Nghệ thuật và Khoa học về Thiền (Kỳ 19- KỲ CUỐI)

18/02/2022 06:04

Theo dõi trên

Trân trọng giới thiệu tiếp nội dung cuốn sách " Nghệ thuật và Khoa học về Thiền" của Tiến sĩ Newton Kondaveti, M.D Chitra Jha, được ấp ủ và hình thành bởi Tiến sĩ Newton Kondaveti, M.D do TS Nguyễn Hoàng Điệp hiệu đính sửa chữa bản tiếng Việt lần cuối và Nhà xuất bản Dân Trí ấn hành

Chương 18

Một số lưu ý dành cho Thiền sinh

Thành ngữ có câu “đường dài mới biết ngựa hay”, thì ngồi Thiền mới biết nó hay thế nào. Thành tâm thực hành là cách duy nhất để đạt lợi ích tối đa.

Thiền làm nền tảng

Mỗi toà nhà đều có nền móng. Nhà nhỏ thì có móng nhỏ, nhà to lớn hơn cần móng chắc khỏe. Thực tế, nhà càng lớn, móng nhà phải chắc, khỏe! Ngay khi tòa nhà xây xong hoàn chỉnh, móng nhà không thể thấy được nữa. Nó ẩn giấu khỏi tầm mắt, được chôn sâu dưới đất. Nhưng khi chúng ta nhìn vào tòa nhà, chúng ta có thể đoán được kích cỡ móng nhà của nó.

chuythienf1b-1645108986.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

 

Tương tự, cây khỏe có rễ sâu. Cây trên mặt đất có hệ thống rễ tương ứng ăn sâu vào lòng đất. Cái cây như vậy có thể chống chọi mọi điều kiện thời tiết.Thiền định thường xuyên giúp chúng ta tái kết nối với nền móng của mình, hệ thống gốc rễ của mình, bằng cách khiến chúng ta đào sâu vào bên trong. Việc khám phá bản thân này dẫn đến việc thấu hiểu chính mình và cuối cùng dẫn tới một cuộc sống an lạc.

Tâm và đường viền

Mỗi chúng ta đều có một tâm điểm và một đường viền. Đường viền nằm nơi tâm trí, khi đótâm điểm lại nằm ở nơi không tâm trí. Ở đường viền, chúng ta sống ở thế giới của tâm trí, ước mơ, ham muốn, lo lắng và các trò chơi tâm trí. Ở tâm điểm, chúng ta sống trong thế giới của niềm vui, bình an, hiểu biết và trí tuệ. Paramhansa Yoganada từng nói: “Thượng Đế là một vòng tròn mà tâm điểm ở khắp mọi nơi và đường viền không ở nơi nào cả”. Là những người Thiền định, chúng ta hiểu rằng “con người” được sinh ra để sống thuộc hai thái cực này bởi vì chúng ta chứa đựng cả hai:Tâm điểm và đường viền.Khi chúng ta chỉ sống trên đường viền, chúng ta luôn bất hạnh, căng thẳng, lo lắng và sợ hãi. Thực hành Thiền định hằng ngày giúp chúng ta di chuyển từ đường viền về với tâm điểm. Khi ngừng Thiền, chúng ta quay trở lại với đường viền, mặc dù vẫn mang theo một chút tinh túy cốt lõi với ta. Dần dần, chúng ta thành thạo qua việc chuyển từ đường viền về tâm và từ tâm về đường viền một cách dễ dàng hoàn hảo, ở mọi thời điểm. Nó trở nên đơn giản như đi vào và đi ra khỏi nhà.Nó giống như đi chợ mua đồ. Chúng ta tận hưởng trải nghiệm một lúc, nhưng sau đó thấy mệt và muốn trở về nhà. Tương tự, khi cuộc sống ở thế giới bên ngoài áp đảo chúng ta, chúng ta muốn trở về với cái tâm của mình.

Đường viền và tâm điểm là hai cánh của chúng ta.Chúng làm việc đồng bộ để giúp chúng ta cất cánh, bay lượn và hạ cánh an toàn. Hai cánh này được đặt ở  hướng đối lập nhưng chúng không chống lại nhau. Chúng ta không thể bay khi cả hai cánh ở cùng một hướng; chúng ta cũng không thể bay với chỉ một cánh. Chúng ta cần hai cánh cân bằng ở hai hướng đối lập để có thể bay.

Tâm trí thích bám vào một bên ưa thích hơn; nhưng một người Thiền tập phát triển đủ sự hiểu biết và nhận thức để không bị cố định ở đường viền hoặc ở tâm điểm.

Trò chơi tâm trí

Một số thành viên gia đình và bạn bè của chúng ta thích hướng ra thế giới bên ngoài. Họ bám vào những thứ bên ngoài và tin chắc rằng họ không thể Thiền. Họ thấy rằng họ quá hướng ngoại và quan tâm vật chất để có thể thực hành Thiền và đi vào bên trong. Họ vận hành cuộc sống chỉ với một cánh và luôn giận dữ với mọi nỗ lực để bay của họ.Nếu ở cạnh những người như vậy, chúng ta phải nói họ biết về Thiền nhưng không thúc ép họ thực hành. Phải luôn nhớ rằng mỗi người đều đang đi theo sự thật của riêng mình và chúng ta không có quyền can dự vào con đường mà họ đã chọn. Nhiệm vụ của chúng ta không phải là dẫn họ đến với con đường của chúng ta; mà phải tôn trọng con đường của họ đang đi như là con đường phù hợp cho họ. Điều này chỉ có thể thực hiện khi chúng ta phát triển tình yêu vô điều kiện.

Thế tiến thoái lưỡng nan của người thiền tập

Có một số Thiền sinh trở nên nghiện cảm giác phúc lạc khi Thiền nên họ muốn trốn luôn khỏi Thế giới. Họ tham gia vào các tu viện, trở thành thầy tu, tới dãy Himalayas, và chọn sanyas (con đường tu tập). Họ thích sống một mình và hướng nội. Họ không chỉ nhắm mắt khi Thiền mà còn đóng lại cánh cửa với Thế giới. Chúng ta phải ghi nhớ để không ngã vào cái bẫy tâm linh này.Những người như vậy luôn bất hạnh, mệt mỏi và giận dữ vì họ đang cố gắng bay bằng một cánh.Một số người lại sống hoàn toàn cuộc sống vật chất, và khi họ tức giận, bất hạnh và buồn chán, họ thay đổi và bắt đầu sống hoàn toàn đời sống tâm linh, chỉ để đối diện với một chuỗi tức giận, buồn khổ và tẻ nhạt khác.Nếu ta vẫn còn chọn một trong hai cánh, cuộc sống của chúng ta sẽ tiếp tục bấp bênh. Chúng ta cần tích hợp hai khía cạnh này vào cuộc sống của chúng ta.

Một cuộc sống cân bằng

Một cuộc sống cân bằng bao gồm cả “sansar” và “sanyas”. Nó là cả hướng ngoại và hướng nội. Đó là lý do vì sao những người Thiền tập được biết đến là tồn tại ở Thế giới nhưng không thuộc về nó.Một cuộc sống cân bằng nâng niu cả hai khía cạnh vật chất và tinh thần. Nó đem đến tầm quan trọng bình đẳng cho tu viện và hộ gia đình. Một cuộc sống cân bằng không bao giờ phải chia đôi.Người Thiền tập hiểu rõ nghịch lý rõ ràng của nhị nguyên. Anh ta hiểu rằng hai cánh đối lập nhau phục vụ lợi ích của chúng ta và cần thiết cho hạnh phúc của chúng ta. Anh ta biết rằng thế giới bên trong và thế giới bên ngoài là quan trọng như nhau. Anh ta hoàn thiện nghệ thuật sống của Thế giới này nhưng không phụ thuộc vào nó.

Người Thiền tập biết rằng mục đích của các hóa thân của chúng ta không phải để thoát khỏi các cơ thể vật lý, cơ thể cảm xúc và cơ thể tinh thần, kết thúc ở trạng thái phúc lạc, hoàn toàn không liên hệ với thế giới. Mục đích hoá thân của chúng ta là để sống với tư cách là một con người bằng tình yêu, trí tuệ và kỹ năng nhiều nhất có thể; và tạo nên thiên đường hạ giới.

Mục đích và phương tiện

Thiền định mở ra nhiều kết quả tối ưu nhất khi nó được coi là đích đến của chính nó. Khi chúng ta không coi Thiền là phương tiện để đạt mục đích gì đó, không có mục tiêu cần đạt, khi chúng ta chỉ Thiền vì niềm yêu thích thiền, Thiền mới thực sự trở thành Thiền. Khi đích đến và phương tiện hòa làm một, chúng ta đích thực là Thiền.Đối với một người Thiền tập, phương tiện là mục đích, mục đích là phương tiện, khởi đầu là kết thúc, kết thúc là khởi đầu.Bước đầu tiên tập Thiền là bước cuối cùng và bước cuối cùng là bước đầu tiên, sinh là tử và tử là sinh, gặp gỡ là chia xa và chia xa là gặp gỡ. Người Thiền tập biết rằng hai cặp này là hai Thái cực của một tổng thể duy nhất; khi chúng trở thành một, cuộc sống trở thành một trò chơi, một leela.Khi một người Thiền tập bắt đầu sống ở khoảnh khắc hiện tại không bận tâm về bất kỳ mục đích sống nào, anh ta trở thành một yogi.

Lời khuyên

Một số người Thiền tập cảm thấy bực tực vì họ tiến bộ chậm. Nếu hành trình nội tâm của bạn diễn ra chậm, ta không nên nản chí. Bạn đã thực hiện một cuộc hành trình quan trọng nhưng đầy khó khăn, vì vậy đừng mong đợi kết quả nhanh chóng. Kết quả xứng đáng cần thực hành và kiên nhẫn.Ngạn ngữ Trung Hoa có câu, “Không sợ đi chậm, chỉ sợ đứng yên”. Khi đã bắt đầu hành trình này, hãy tin tưởng rằng bạn đang tiến về phía trước.

Việc của bạn là kiên trì và thực hành. Phúc lạc trường tồn chỉ đến thông qua Ân Sủng. Nó chỉ diễn ra đúng thời điểm. Bạn không thể cưỡng cầu để có được nó.

Thiền nghiêm túc nhưng đừng biến nó thành nghiêm trọng. Coi Thiền và cuộc sống giống như một trò chơi. Hãy chơi trò chơi này vì niềm vui. Hãy như một đứa trẻ. Chơi với Thiền. Chơi với cuộc sống. Chơi với sự tồn tại. Đừng có lúc nào cũng chỉ làm việc, hãy cho phép mình được thư giãn, vui đùa. Hãy nhớ rằng Giác Ngộ chỉ diễn ra trong khoảnh khắc vui tươi.

Suy ngẫm

Thiền giúp bạn khám phá ra con người đích thực của bạn. Ngày mà bạn khám phá ra nó, bạn thực sự chuyển hoá. Sự chuyển hoá này đưa bạn từ trạng thái tách biệt về trạng thái “hợp nhất” với muôn loài.

Khám phá và trải nghiệm tinh túy bên trong bạn là mục đích chính của bạn. Nó đảm bảo niềm vui đích thực, bình an, tình yêu và sự hòa hợp nơi cuộc sống của bạn.

Tinh túy bên trong bạn vốn thuần khiết, nhẹ nhàng, yêu thương và tử tế. Bạn sinh ra đã có sẵn điều đó.

Khám phá bản thân không biến bạn thành người tốt đẹp hơn hay quan trọng hơn người khác, nhưng nhất định giải phóng bạn khỏi tất cả mọi giả dối.

Thiền sẽ vô ích nếu bạn không hành động theo tiếng nói bên trong. Ý định, tập trung và Thiền cần được đi cùng với hành động.

Mỗi khoảnh khắc của cuộc sống vật lý của bạn đều quý giá. Hãy quý trọng thời gian của bạn và sử dụng nó một cách tốt nhất. Nắm bắt từng khoảnh khắc. Sống trọn từng phút giây vì khoảnh khắc nào cũng có thể là khoảnh khắc của sự giác ngộ.

Làm chủ cuộc đời đòi hỏi bạn hành động. Trí tuệ ẩn giấu bên trong bạn nhưng bạn cần hành động để làm sáng tỏ nó. Hãy nhớ rằng bạn không thể đặt một cuốn sách dưới gối, ngủ trên nó và hy vọng sẽ nhớ tất cả mọi ngôn từ vào sáng hôm sau. Giống như sách cần được đọc và được hiểu từng trang một tại một thời điểm, thì cuộc sống cần được sống trọn từng khoảnh khắc tại một thời điểm.

Mỗi cá nhân có một con đường độc đáo đi đến sự thật. Vậy nên, đừng đi theo người khác. Hãy tạo ra con đường của riêng bạn và bước đi. Và cũng không có lối tắt nào trong cuộc sống.

Hãy cởi mở với mọi thứ, đặc biệt là với những điều chưa biết. Hãy chấp nhận mọi thứ như chúng vốn là.

Cuộc sống nhiều khi không thể đoán trước. Hãy chào đón nó một cách vô điều kiện. Luôn nói Yes với cuộc đời.

Hãy để mọi thứ xảy ra vào đúng thời điểm của chúng, theo cách riêng của chúng.

Luôn tỉnh thức trước mọi việc đang xảy ra, bởi vì bạn không biết sự thức tỉnh có thể diễn ra như thế nào.

Cuộc sống là Thiêng Liêng. Bản thân cuộc sống chính là Thượng Đế. Không có gì không là một phần của sự tồn tại vậy nên không có gì là không thiêng liêng.

Đừng chỉ đọc các câu truyện và giáo lý từ thánh thư, hãy tự mình trực tiếp trải nghiệm Thượng Đế.

Hãy trở thành một tấm gương sống về Ánh Sáng của chính bạn.

Tóm lược

Thiền định thường xuyên giúp tái kết nối với nền móng của chúng ta, hệ thống gốc rễ của chúng ta bằng cách khiến chúng ta đào sâu vào bên trong.

Mỗi chúng ta đều có một tâm điểm và đường viền.

Ở đường viền, chúng ta sống trong thế giới của tâm trí, ước mơ, ham muốn, lo lắng và các trò chơi tâm trí.

Ở tâm điểm, chúng ta sống trong thế giới của niềm vui, bình an, hiểu biết và trí tuệ.

Khi chúng ta chỉ sống ở đường viền, chúng ta luôn bất hạnh, căng thẳng, lo lắng và sợ hãi.

Đường viền và tâm điểm là hai cánh của chúng ta, làm việc đồng bộ để giúp chúng ta cất cánh, bay lượn và hạ cánh an toàn.

Một người Thiền tập phát triển đủ sự hiểu biết và tỉnh thức để không bị cố định vào đường viền hay ở tâm điểm.

Nhiệm vụ của chúng ta không phải là ép người khác đi theo con đường đúng; mà nhiệm vụ của chúng ta là tôn trọng con đường của họ như là con đường đúng dành cho họ.

Một cuộc sống cân bằng nâng niu cả thế giới vật chất và thế giới tinh thần.

Người Thiền tập hiểu rõ nghịch lý rõ ràng của nhị nguyên.

Thiền đem lại kết quả tối ưu khi nó được xem như là đích đến trong nó, mà không cố gắng đạt được gì đó bằng nó hay thông qua nó.

Khi người Thiền tập bắt đầu sống vào khoảnh khắc hiện tại không bận tâm về các mục đích sống, anh ta trở thành một yogi.

Đừng mong đợi bất cứđiều gì từ Thiền và cuộc sống của bạn.

Đừng so sánh những trải nghiệm của bạn với của người khác, từ Thiền và trong cuộc sống.

Hãy luôn cởi mở với bất cứ điều gì có thể xảy ra từ Thiền và cuộc sống.

Buông bỏ các định kiến của bạn về Thiền và về cuộc sống.

Hãy nhớ rằng Giác Ngộ chỉ diễn ra trong khoảnh khắc vui tươi.

Đại Học Cuộc Đời

Con người chúng ta là sinh vật tiến bộ nhất trên Trái đất với tiềm năng rộng lớn.

Song, chúng ta chỉ mới sử dụng một phần rất nhỏ của tiềm năng đầy đủ của mình.

Hãy tưởng tượng chúng ta sẽ thế nào nếu chúng ta sử dụng hết tiềm năng của mình!

Bạn có muốn nhận diện hết toàn bộ tiềm năng của bạn không?Nếu câu trả lời của bạn là có, xin mời đọc tiếp.

Thông qua trải nghiệm siêu hình của chính mình, Tiến sĩ Newton Kondaveti, M.D., đã nhận ra mỗi một con người đều có Trí Tuệ Bẩm Sinh, đó là kết nối của chúng ta với nguồn tiềm năng vô hạn của chúng ta. Chúng ta càng kết nối với Trí Tuệ này, chúng ta càng có thể tận dụng tiềm năng của mình; và càng ít kết nối, chúng ta càng ít có khả năng tận dụng tiềm năng của mình. Thầy cũng khám phá ra hai lý do vì sao chúng ta lại không sử dụng hết toàn bộ tiềm năng của mình. Đó là:

Đầu tiên, chúng ta không thể nhận ra tiềm năng đích thực của mình do những niềm tin giới hạn ta mang theo bên mình qua nhiều năm của cuộc đời này và từ nhiều kiếp sống trước kia.

Thứ hai, mặc dù chúng ta vốn dĩ đầy quyền năng và là những đấng sáng tạo thực sự tuyệt vời với tiềm năng vô hạn, nhưng chúng ta có một nhận thức rất giới hạn về “Bản thể” của mình. Đã không nhận ra rằng chính chúng ta là những sinh vật đa chiều và có nhiều chiều không gian trong thực tại của chúng ta.Niềm tin là suy nghĩ mà chúng ta lặp đi lặp lại trong tâm trí. Nhận thức là niềm tin cắm rễ rất sâu đến mức chúng ta chấp nhận nó là sự thật tuyệt đối. Trí tuệ tâm linh đã giải thích rất rõ ràng mối quan hệ giữa Tâm Thức, Suy Nghĩ và Sáng Tạo.Sri Krishna đã nói, “Yad Bhavam, Tad Bhavati” (Ý nghĩ thế nào, sẽ tạo ra thế ấy). Đức Phật nói, “Chúng ta là những gì chúng ta nghĩ. Tất cả chúng ta đang là đều khởi lên cùng với suy nghĩ của chúng ta. Bằng suy nghĩ của mình, chúng ta tạo ra Thế giới.”Ngày nay, hiểu biết của chúng ta về Vật Lý Hiện Đại và Cơ Học Lượng Tử cũng chỉ  ra rằng Tâm Thức là cơ sở của Vũ Trụ, và suy nghĩ tạo nên thực tại của chúng ta. Vì vậy, khi chúng ta có niềm tin và nhận thức giới hạn, chúng ta không thể nhận ra tiềm năng trọn vẹn của mình. Bằng cách chuyển hoá các niềm tin và thay đổi nhận thức về thực tại của chúng ta, chúng ta có thể trao quyền cho chính mình và nhận ra tiềm năng đầy đủ của chúng ta.

Đại Học Cuộc Đờiđang mang đến sự chuyển hoá này, thông qua các chuỗi hoạt động sau:

Chúng tôi đang thực hiện nhiệm vụ phổ biến thông tin có hệ thống qua thuyết trình, ấn phẩm và đúc kết các trải nghiệm thực tế của những khoá học được thiết kế đặc biệt để giúp mọi người tìm về bản chất đích thực của thực tại con người.

Hiểu biết này dẫn đến sức mạnh tự thân, nâng cao nhận thức rằng mỗi chúng ta đều vốn dĩ đã kết nối tới nguồn sức mạnh và tiềm năng vô tận của Vũ trụ, và chúng ta có thể kiến tạo tất cả trải nghiệm từ thực tại của chúng ta theo chủ đích.

Kết quả là chúng ta không còn đổ lỗi cho người khác về hoàn cảnh và tình huống của chúng ta và bắt đầu nhận trách nhiệm bản thân cho việc tạo ra những thay đổi mong muốn của cuộc sống.

Nhận trách nhiệm bản thân nghĩa là nhìn vào “bên trong” để xác định những điểm cần sửa chữa và tạo ra các thay đổi cần thiết “bên trong” một người.

Đi vào bên trong là cách duy nhất để nhận ra mối liên hệ vốn có của chúng ta với nguồn sức mạnh và tiềm năng vô tận của Vũ trụ.

Thông qua mối liên hệ này chúng ta nhận ra mọi người khác đều được kết nối với cùng một nguồn.

Sự giác ngộ này đưa chúng ta đến với cảm giác hợp nhất mà nó tạo nên trạng thái bình an và phước lạc.

Việc thực hành quan trọng duy nhất để đạt được sức mạnh tự thân này chính là Thiền. Khoa học về Thiền là môn khoa học cơ bản nhất, và rất cần thiết cho toàn bộ loài người.

Đại Học Cuộc Đời có “18 Trường Học Trí Tuệ” để dạy chúng ta về các khía cạnh khác nhau về thực tại của chúng ta, do đó giúp nhận ra bản chất đa chiều của chúng ta. Chúng ta giống như những viên kim cương và 18 trường học này giúp chúng ta khám phá và đánh bóng chúng, nhờ đó hé lộ nhiều khía cạnh và sự tỏa sáng thật sự của chúng.

18 trường học đó là:

Jnana Peetha về Khoa Học Tâm Linh

Jnana Peetha về Khoa học xuyên nhân cách

Jnana Peetha về Khoa học cuộc sống

  • Thiền định
  • Luân hồi
  • Kundalini
  • Chữa lành
  • Khám phá lại thánh thư
  • Khai sáng
  • Hào quang
  • Con mắt thứ ba
  • Du hành thể vía
  • Psychokinesis
  • Giao tiếp linh hồn và dẫn kênh
  • Giấc mơ
  • Nghệ thuật tâm linh
  • Nông nghiệp tâm linh
  • Phúc lợi động vật
  • Lãnh đạo tâm linh
  • Nuôi dạy con tâm linh
  • Giáo dục tâm linh trong tất cả các tầng lớp cuộc sống

 

Đại Học Cuộc Đời dạy mọi người “làm thế nào để sống cuộc sống trong tổng thể của nó” trái ngược với thực hành thông thường chỉ giảng dạy “làm thế nào để kiếm sống”.

Đại Học Cuộc Đờicòn hơn cả một viện giáo dục đơn thuần. Nó là cộng đồng Tâm Linh, bao gồm những người hiểu biết Tâm Linh, thực hành nó và sống trong “Tâm Thức Hợp Nhất”. Nó là một đội ngũ các light-workers đang kiến tạo nên “Thiên đường hạ giới”.

Đại Học Cuộc Đời chính là tầm nhìn của Tiến Sĩ Newton Kondaveti, M.D., Một bậc Thầy đương đại và là đấng thức tỉnh. Thật thú vị là cảm hứng cho Tầm nhìn kinh ngạc này đến từ các ký ức tiền kiếp của Thầy nơi Thầy thấy chính mình là một “Acharya” đang giảng dạy Trí Tuệ của Phật, với sự nhấn mạnh đặc biệt về Luân Hồi và Nghiệp quả, ở trường Đại học cổ xưa Takshashila.

Đại Học Cuộc Đời tiếp sức mạnh cho từng cá nhân bằng cách “Đánh thức Trí Tuệ bên trong”. Mục đích tối cao nhất của nó là vượt qua tất cả những gì từng đạt được cho tới hôm nay, và trở thành một chất xúc tác của sự chuyển hoá toàn cầu bằng cách đóng vai như một hình mẫu mà có thể dễ dàng nhân bản trên khắp Thế giới.

Về tác giả

Chitra Jha, một nhân cách thực sự đa chiều,  đảm nhận nhiều vai trò một lúc. Cô ấy từng là một nhân viên y tá chuyên khoa trong Quân Đội Ấn Độ. Cô còn là một nhà tư vấn vi lượng đồng căn, hôn nhân và tiền hôn nhân. Ngoài ra, cô là nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khuyến nghị và phòng ngừa, nhà quản lý phong cách sống và stress, nhà đào tạo kỹ năng mềm và kỹ năng sống, nhà giáo dục nói bằng Tiếng Anh, người hướng dẫn khả năng nói cho CAT và GMAT, huấn luyện viên nuôi dạy con cái, diễn giả truyền động lực, bậc thầy Reiki, nhà trị liệu quy hồi tiền kiếp, người phụ trách “công việc em bé bên trong”, nhà trị liệu “re-birthing breath work”, nhà khoa học tâm linh và là một nhà văn sáng tác nhiều tác phẩm. Cô ấy cũng là tác giả cuốn sách Đạt đến Tiềm năng cao nhất của bạn cho nhà xuất bản Penguin Ấn Độ.

Chitra đã thực hành Thiền từ năm 1999. Cô ấy tin tưởng chắc chắn rằng mỗi con người đều sở hữu tiềm năng vô tận, đang chờ để được khám phá và khai thác. Câu nói yêu thích của cô ấy là “Hỡi người y sĩ, hãy tự chữa lành” và “Nói đi đôi với làm.”

Tiến sĩ Newton Kondaveti, M.D., là một Bác sĩ y khoa, bậc Thầy trong việcTự Nhận thức, nhà Khoa học tâm linh, nhà trị liệu quy hồi tiền kiếp, nhà chữa lành và giảng viên.Ông còn là Thầy nghiên cứu các hiện tượng ESP và thực hành “Chữa lành và chuyển hoá thông qua hiểu biết và sức mạnh tự thân”. Thầy là người đi tiên phong của lĩnh vực Quy Hồi Tiền Kiếp và đi khắp nơi trên Thế giới để giảng dạy về Thiền, thực hiện các khoá Tự khám phá bản thân và sức mạnh tự thân, đào tạo các nhà trị liệu Quy Hồi Tiền Kiếp và lan toả thông điệp về ăn chay.

Tiến sĩ Newtonđã sáng lập nên Đại Học Cuộc Đời, một Trung tâm Toàn Cầu về học tập Khoa Học Tâm Linh, được mô hình hoá theo “Đại Học Takshashila” và “Đại Học Nalanda”. Mục đích duy nhất của Đại Học Cuộc Đời là “Đánh thức Trí Tuệ bên trong” và là một ngọn hải đăng ánh sáng đối với nhân loại mở ra một cách sống mới dựa trên việc đánh thức Trí Tuệ bẩm sinh, lòng từ bi, bình an và niềm vui. Thầy tin rằng các bậc Thầy nên mở ra nhiều lớp các bậc Thầy, chứ không phải người đi theo. Thầy đã đào tạo hàng ngàn người trở thành bậc Thầy về Thiền và nhiều chuyên gia về Quy Hồi Tiền Kiếp, Chữa lành em bé bên trong và Rebirthing Breathwork.

Thông điệp từ nhà bảo trợ chính và tài trợ của cuốn sách

“Hãy là một người Thiền tập…Hãy trở thành người kiến tạo tỉnh thức cuộc sống của bạn”

Mahesh Maloo

Chủ tịch, Xã Hội Tâm Linh Kim Tự Tháp Nagpur và Giám Đốc Điều Hành, Murali Industries Ltd. Wardhman Nagar, Nagpur.

(HẾT)

Bạn đang đọc bài viết "Nghệ thuật và Khoa học về Thiền (Kỳ 19- KỲ CUỐI)" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn