Vì sao các đại học lại cần bản chứng nhận kiểm định chất lượng?
Có thể nói, bản chứng nhận kiểm định chất lượng cho các ngành học của mình là hết sức quan trọng với các đại học vì đây chính là giá trị thương hiệu của chính họ nhất là trong bối cảnh tự chủ tài chính. Thương hiệu này sẽ là sức mạnh để công tác tuyển sinh thuận tiện hơn và đương nhiên là nguồn thu từ học phí cũng sẽ đảm bảo hơn.
Cũng cần nói thêm một yếu tố nữa là khi cho chứng nhận kiểm định chất lượng thì nhà trường sẽ thuận lợi hơn để làm việc với các đối tác có nhu cầu hợp tác. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là thứ để khoe thôi chứ theo như một quan chức của Hội Nữ Trí thức Việt Nam thì trong quá trình hợp tác với doanh nghiệp phải quán triệt quan điểm “không bên nào được coi mình là nhất” thì quá trình đó mới diễn ra suôn sẻ và đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Biết rằng chi phí cho một đợt kiểm định chất lượng là hết sức tốn kém mà tác giả bài báo này xin phép không tiết lộ con số cụ thể theo yêu cầu của những người trong cuộc, nhưng các trường vẫn mạnh tay chi tiền. Và tốn kém vì đâu? Vì cả nước hiện chỉ có 7 cơ sở kiểm định trong nước và 2 cơ sở nữa của nước ngoài được cấp phép nên họ không thể có đủ năng lực đáp ứng xuể cho nhu cầu này của hàng trăm đại học ở Việt Nam. Thêm nữa là có cả thực tế của các trường phía Nam phải mời đơn vị kiểm định phía Bắc và ngược lại nên phải tốn thêm chi phí ăn ở, đi lại khá tốn kém cho đội ngũ chuyên gia làm công việc này.
Vậy tại sao không có cơ chế để các trường tự làm việc này cho đỡ tốn kém? Vấn đề là theo văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì hoàn toàn không có quy định nào để tự kiểm định cả. Nếu có tự làm thì việc này cũng chỉ mang tính nội bộ của chính các trường và sau đó phải để một đơn vị độc lập bên ngoài thực hiện cho đảm bảo khách quan.
Thêm nữa là báo cáo 3 công khai (vốn là quy định bắt buộc thực hiện) của các trường cũng đã khác nhau rất nhiều: có trường thực hiện, có trường không, hoặc thực hiện thông tin tại báo cáo 3 công khai chưa đầy đủ, thông tin thiếu chính xác... Vì vậy, nếu giao cho trường tự kiểm định, sẽ rất khó để đảm bảo họ sẽ chấp hành nghiêm túc!
Kiểm định chất lượng là hợp đồng kinh tế
Theo TS Lê Lê Đông Phương – nguyên chuyên viên Viện Khoa học Giáo dục, hiện nay chi phí thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục không chịu sự khống chế của nhà nước; mà đây là hợp đồng kinh tế giữa tổ chức kiểm định với các trường đại học (kinh phí kiểm định chất lượng được tổ chức thông qua hình thức đấu thầu). Như vậy, đây là thỏa thuận giữa trường đại học và tổ chức kiểm định, trường đại học chủ động trong vấn đề lựa chọn mức kinh phí thực hiện.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Lê Đông Phương cũng chia sẻ, hiện nay, chúng ta chưa có định mức hay khung quy định về chi phí kiểm định. Thực tế cũng có tổ chức kiểm định đưa ra chi phí kiểm định rất cao. Do vậy, nếu được thì nhà nước nên cân nhắc có khung khống chế chi phí kiểm định.
Ở một số nước không trực tiếp ký hợp đồng kinh tế, mà cơ sở giáo dục đại học sẽ tham gia vào hội của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và đóng lệ phí thường niên (chi phí hội viên). Theo đó, lệ phí này sẽ được sử dụng để kiểm định chất lượng cho các trường thành viên của hội. Đây cũng là một cách để giảm nhẹ chi phí. Tuy nhiên, ở nước ta để triển khai cách làm này trong tương lai gần là điều khó.
Và cũng cần nói thêm là theo quy định hiện hành thì giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cho mỗi ngành học của các trường cũng chỉ có giá trị với thời hạn 5 năm. Do đó, cứ “đến hẹn lại lên” thì các trường đương nhiên phải thực hiện lại công việc này với các đối tác được thuê theo “hợp đồng kinh tế” giữa hai bên.
Cũng cần nói thêm là hiện nay ở nước ta chưa có các tổ chức kiểm định chuyên ngành. Và về bản chất, ngay cả kiểm định chương trình hiện nay cũng chưa chính xác, vì đoàn đánh giá ngoài không có đủ các chuyên gia cần thiết thuộc về các ngành/lĩnh vực chuyên môn kiểm định.
Do đó, cần thiết phải thành lập một số tổ chức kiểm định chuyên môn, ví dụ như khối ngành kinh tế - quản lý, nghệ thuật,... Đây mới là vấn đề lớn, nếu có tổ chức kiểm định chuyên ngành thì họ có thể kiểm định rất nhanh.
Đề xuất giải pháp giúp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng giáo dục đại học, TS Lê Đông Phương cho rằng, trước hết cần thay đổi tư duy về kiểm định. Cụ thể là, từ cấp quản lý nhà nước xuống đến cơ sở giáo dục, phải xác định kiểm định không chỉ là hoạt động của chỉ tổ chức kiểm định, mà đây là công việc của cả hệ thống quản lý và cả hệ thống thanh tra. Vì hoạt động quản lý và thanh tra về cơ bản cũng là một dạng thức của kiểm định nên cần phải hợp lý hóa hoạt động này.
Bên cạnh đó, nhà nước cần có chế tài buộc các trường phải minh bạch hơn trong công bố thông tin, mà đơn cử là các nội dung quy định tại báo cáo 3 công khai. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để hỗ trợ cho hoạt động kiểm định, cũng là căn cứ để xã hội giám sát hoạt động của trường đại học.
Có chứng nhận kiểm định nhưng thực tế vẫn khuyết thiếu các môn học đặc thù
Xin được lấy ra một dẫn chứng điển hình là với Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp – môi trường chuyên đào tạo về mỹ thuật ứng dụng chứ không phải là sáng tác nghệ thuật. Vậy mà trong chương trình đào tạo của đại học này không hề tồn tại môn Toán học Ứng dụng chứ chưa nói đến các kiến thức không thể thiếu với chuyên ngành Tạo dáng Công nghiệp như Công nghệ Chế tạo, Công nghệ Vật liệu…
Đã nói đến mỹ thuật công nghiệp là phải hiếu nó thực chất là để làm đẹp cho các sản phẩm được sản xuất hàng loạt và đương nhiên, việc thiết kế ra các sản phẩn này phải làm sao thích ứng với quy trình công nghệ trong sản xuất thực tiễn. Chắc chắn, nếu thiết kế tạo dáng một chiếc ô tô mà nhà thiết kế ra nó lại không hiểu gì về kỹ thuật thì không ai dám bước lên chứ chưa nói đến chuyển bỏ tiền ra để mua.
Và cũng cần nói thêm là tại các trường sư phạm trong cả nước, về cơ bản cũng không tồn tại bộ môn Công thái học (Egornomics). Có thể hiểu một cách thô thiển với Công thái học là Khoa học về Tiện ích Lao động. Không được trang bị kiến thức này trong chương trình học đã dẫn đến một thực tế là nhiều giáo viên sau khi ra trường phải mất đến cả năm trời để khắc phục tình trạng viết bảng bị leo dốc. Trong khi đó, tại Nhật Bản thì người ta đã đưa các kiến thức Công thái học vào chương trình phổ thông để học sinh có thể vẽ vòng tròn và kẻ đường thẳng bằng tay.
Rồi ngay với các ngành Chế tạo máy và Tự động hoá ở nhiều trường đại học hàng đầu cũng không hề tồn tại bộ môn Phỏng Sinh học. Trong khi đó đây là những kiến thức về cơ bản không thể thiếu với ít nhất hai ngành học này vì chế tạo robot thì ít nhất cũng phải hiểu một cách sơ đẳng xem máy móc cần làm gì để học tập cơ chế sinh học tự nhiên. Muốn chế tạo máy bay thì phải nghiên cứu về các loài chim và côn trùng có cánh và muốn làm tàu thuỷ, tàu ngầm thì phải nghiên cứu về động vận dưới nước.
Xong cũng rất nên thông cảm với các trường vì thực tế là ở Việt Nam không thể bói ra giảng viên về Toán học Ứng dụng cho Mỹ thuật, Công thái học và Phỏng Sinh học… Nguyên nhân một phần có lẽ ở tầm vĩ mô đã khuyết thiếu chính sách trong hoạt động du học nước ngoài để có chuyên gia cho các lĩnh vực này. Tuy nhiên, riêng với Toán học Ứng dụng cho Mỹ thuật thì có lẽ hoàn toàn không khó để có được giáo trình vì chỉ cần hệ thống hoá lại chương trình toán học phổ thông và sẽ là lý tưởng nếu tìm ra các chuyên gia toán học đồng thời là hoạ sĩ nghiệp dư.
Nhằm bổ sung các khuyết thiếu nói trên của hệ thống giáo dục đại học, đã có những người đề xuất tổ chức các sinh hoạt chuyên đề cho không chỉ sinh viển mà ngay cả với đội ngũ giảng viên. Rất mừng là các trường đã thiện chí tiếp nhận những đề xuất này. Song điều đáng tiếc là ở nhiều nơi lại không thể chi tiền dù chỉ là tượng trưng cho diễn giả. Vì thế, họ có nhiệt tình đến mấy thì cũng sẽ có những điểm dừng nhất định.
Đôi điều kết luận
Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra hết sức sôi động trên toàn thế giới và ngay cả tại Việt Nam. Đây là cuộc cách mạng đầy thách thức và chắc chắn là không ai đợi ai. Nên chăng, các đại học của chúng ta bên cạnh việc không tiếc tiền để chi cho công tác kiểm định chất lượng thì cần quan tâm thoả đáng tới việc cập nhật một cách chính thức và không chính thức với các kiến thức còn khuyết thiếu. Chỉ khi làm được việc đó thì việc kiểm định chất lượng mới có giá trị thực tiễn chứ không chỉ là tờ giấy để khoe ra.
______________________
Đọc thêm
Việc kiểm định chất lượng đại học tại một số nước phát triển
Việc kiểm định chất lượng đại học là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và cung cấp giáo dục chất lượng ở nhiều quốc gia phát triển trên khắp thế giới. Mục tiêu của quá trình kiểm định chất lượng đại học là đảm bảo rằng các trường đại học đáp ứng các tiêu chuẩn cao cấp và đáng tin cậy trong việc cung cấp giáo dục cho học sinh và sinh viên.
Hệ thống kiểm định
Một số nước phát triển đã thiết lập các hệ thống kiểm định chất lượng đại học hiệu quả để đảm bảo rằng các trường đại học của họ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và địa phương. Các tiêu chuẩn này thường liên quan đến cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng. Các tổ chức kiểm định chất lượng thường đánh giá các trường đại học dựa trên các chỉ số quan trọng như tỷ lệ giảng viên có bằng cấp cao, số lượng nghiên cứu và bài báo xuất bản, khả năng cung cấp cơ hội học tập và sự phát triển cá nhân cho sinh viên, và mức độ tương tác với cộng đồng.
Một ví dụ điển hình là Mỹ, nơi có một hệ thống kiểm định chất lượng đại học phát triển và đa dạng. Cơ quan kiểm định chất lượng như Southern Association of Colleges and Schools (SACS) và Middle States Commission on Higher Education (MSCHE) đảm bảo rằng các trường đại học tại Mỹ tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng giáo dục và quản lý trường học.
Tại châu Âu, EHEA (European Higher Education Area) đã phát triển một hệ thống kiểm định chất lượng chung cho các trường đại học thành viên. Điều này đảm bảo rằng các trường đại học ở châu Âu phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung về chất lượng giáo dục và nghiên cứu.
Việc kiểm định chất lượng đại học ở các nước phát triển không chỉ giúp đảm bảo chất lượng giáo dục mà còn giúp thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh trong giáo dục toàn cầu. Nó cung cấp động lực cho các trường đại học để liên tục nâng cao chất lượng giáo dục và cải thiện dịch vụ cho cộng đồng học thuật và xã hội.
Chi phí cho kiểm định
Việc thu phí cho kiểm định chất lượng đại học có thể thay đổi tùy theo quốc gia, vùng lãnh thổ, hoặc tổ chức kiểm định cụ thể. Dưới đây là một số cách thức thường gặp để thu phí cho kiểm định chất lượng đại học:
- Phí kiểm định trực tiếp từ các trường đại học: Một số trường đại học phải tự trả phí để tham gia quá trình kiểm định chất lượng. Phí này có thể được tính theo kích thước và loại trường đại học, với trường lớn thường phải trả mức phí cao hơn so với trường nhỏ.
- Phí kiểm định từ học phí của sinh viên: Trong một số trường hợp, các trường đại học có thể quyết định chuyển chi phí kiểm định chất lượng lên cho học phí của sinh viên. Điều này có thể dẫn đến tăng giá trị học phí đối với sinh viên.
- Nguồn tài trợ từ ngân hàng, tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ: Một số tổ chức kiểm định chất lượng đại học được tài trợ bằng cách nhận tiền từ nguồn tài trợ bên ngoài, bao gồm ngân hàng, tổ chức phi lợi nhuận và cả chính phủ. Nguồn tài trợ này có thể giúp giảm áp lực thu phí từ trường đại học hoặc sinh viên.
- Sự kết hợp của các nguồn tài trợ: Trong nhiều trường hợp, nguồn tài trợ cho kiểm định chất lượng đại học có thể là một sự kết hợp của các nguồn tài trợ từ trường đại học, học phí sinh viên và các nguồn tài trợ bên ngoài.
- Phí định kỳ hoặc một lần: Phí kiểm định có thể được đóng định kỳ, chẳng hạn như hàng năm, hoặc theo chu kỳ xác định. Có những tổ chức kiểm định chất lượng mà các trường đại học chỉ cần trả phí một lần khi họ tham gia quá trình kiểm định ban đầu.
Mức phí có là gánh nặng cho trường đại học không?
Mức phí kiểm định chất lượng đại học có thể được xem xét là một gánh nặng hoặc một cơ hội, tùy thuộc vào cách trường đại học và hệ thống kiểm định cụ thể xử lý nó. Dưới đây là một số khía cạnh để xem xét:
- Tài chính của trường đại học: Mức phí kiểm định có thể ảnh hưởng đến tài chính của trường đại học. Trường đại học có nguồn tài trợ đủ lớn và ổn định có thể dễ dàng đảm nhận mức phí này mà không tạo áp lực lớn. Tuy nhiên, đối với các trường đại học có tài chính yếu hơn, mức phí kiểm định có thể trở thành một gánh nặng tài chính.
- Sự cải thiện chất lượng giáo dục: Mức phí kiểm định chất lượng có thể được xem xét là một đầu tư để cải thiện chất lượng giáo dục. Những điều kiện và tiêu chuẩn cao cấp từ quá trình kiểm định có thể giúp trường đại học nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng. Điều này có thể tạo ra giá trị dài hạn cho trường đại học và sinh viên.
- Cơ hội nâng cao danh tiếng và hấp dẫn học sinh: Một quá trình kiểm định chất lượng đáng tin cậy và hiệu quả có thể tạo cơ hội cho trường đại học nâng cao danh tiếng và thu hút nhiều học sinh hơn. Điều này có thể tạo ra nguồn thu lớn hơn và giúp trường đại học phát triển.
- Đảm bảo tính độc lập và minh bạch: Quá trình kiểm định chất lượng thường đi kèm với việc đảm bảo tính độc lập và minh bạch của trường đại học. Điều này có thể giúp cải thiện quản lý và giám sát của trường, tạo ra sự tin tưởng từ cộng đồng học thuật và xã hội.
Tóm lại, mức phí kiểm định chất lượng đại học có thể ảnh hưởng đến trường đại học tùy thuộc vào tình hình tài chính và mục tiêu của trường. Tuy nhiên, nó có thể được xem xét là một đầu tư để nâng cao chất lượng giáo dục và danh tiếng của trường đại học trong tương lai.
_______________
Minh họa trong bài: Bing