Lá dong ngày Tết

Từ xưa, ông cha ta đã có câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”.

la-dong-1642516023.jpg

Ảnh minh họa

 

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối, bánh pháo, bánh chưng là phong vị ngày tết thường có trong mỗi gia đình ngày trước.

Tuy nhiên, cho đến ngày nay, bánh chưng, bánh tét vẫn không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên vào dịp tết.

chuyladong2-1642518571.jpg
Luộc bánh chưng.

 

Từ thời Lang Liêu, dân ta đã biết làm bánh chưng bánh giày để tưởng nhớ cội nguồn, trời, đất. Ngoài thịt lợn, gạo nếp, đỗ xanh thì người làm bánh luôn chú ý tới vỏ bọc bên ngoài đó là lá dong. Tên khoa học: Phrynium parviflorum, họ Hoàng tinh (danh pháp khoa học: Marantaceae). Lá dong là thực vật thân cỏ có chiều cao 1m. Lá có hình trứng thuôn dài, kích thước to, rộng khoảng 12cm, dài 35cm và có 2 mặt nhẵn. Cuống lá dài 22cm, tròn và cứng. Lá mọc chủ yếu ở trên rừng. Có gia đình trồng vài khóm ở nhà để đến tết không phải đi mua.

Cây lá dong sống nhiều ở nhưng nơi đất ẩm, ven khe nước, hoặc ven suối. Lá dong sẽ có màu xanh tươi và to bản hơn những ven rừng hiếm nước. Khi mua, người ta chọn những lá bánh tẻ, gân nhỏ, mềm, có màu xanh tươi. Lá dong rừng thơm hơn lá dong ở nhà trồng. Lá dong của dải đất Hoàng Liên Sơn mềm và xanh, có mùi thơm. Người dân ở thành phố đợi những chuyến tàu, xe chở lá dong mạn ngược về. Không khí tấp nập, đông vui.

Gần tết, người ta bày bán lá dong la liệt ở các chợ quê. Người sành về lá thường chọn lá màu xanh, gân nhỏ, phía sau lá không bị mốc. Bản lá không cần quá to.

chuyladong1-1642518652.jpg
Bánh chưng.

 

Từ chiêu 26, 27 tháng chạp, ở làng quê, mọi nhà lại tất bật chuẩn bị tết cổ truyền, mọi người quây quần bên bếp lửa để gói bánh chưng. Cái không khí ấy nhạt dần ở nơi đông dân vì điều kiện, nhu cầu nên chỉ cần đặt đôi bánh thắp hương là đủ. Có nơi dù là phố nhưng khoảng chục nhà lại tập trung  cùng gói một nồi bánh. Các bà, các chị nhận công việc vo gạo, đãi đỗ còn đàn ông tước lạt. Một không khí thật đầm ấm, xua tan nỗi nhớ quê của những người có tuổi hay hoài niệm.

Lá dong thường được nhân dân sử dụng để gói bánh chưng và bánh tét trong dịp Tết nguyên đán nhưng theo dân gian, với vị ngọt, nhạt, tính hàn, tác dụng lương huyết, thanh nhiệt và giải độc… mà ít người biết đến.

Lá dong xanh bao đời nay vẫn vẹn nguyên giá trị của nó - Hương vị của ngày tết.

 

Tháng chạp năm Tân Sửu.

Theo Chuyện Làng Quê