Lào Cai: Bát Xát huy động học sinh đến lớp đông đủ là tín hiệu đáng mừng cho năm học này

Theo cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bát Xát (Lào Cai):  Là huyện vùng cao biên giới, Bát Xát còn rất nhiều khó khăn . Đối với các cấp học, mô hình trường học gắn liền với thực tiễn bước đầu có những điều chỉnh phù hợp có hiệu quả.
dt1-83-1635353383.jpg
Học sinh trường Tiểu học thị trấn Bát Xát hái nấm.

 

Ngành giáo dục- đào tào huyện bát Xát đã tập trung phòng chống dịch COVid 19 theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, từng bước nâng cao chất lượng học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học. Phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương thực hiện việc huy động học sinh ra lớp. Sắp xếp lớp học phù hợp theo năng lực học tập của học sinh và đặc điểm của nhà trường, giao chỉ tiêu chất lượng cần đạt cụ thể từng tháng cho mỗi lớp học, đặc biệt là triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.  Các cấp học tổ chức các hoạt động giao lưu cho học sinh, nâng cao các phong trào thi đua, giúp đỡ giáo viên thực hành giảng dạy trên lớp có hiệu quả như trường tiểu học thị trấn Bát Xát.

Công tác huy động học sinh ra lớp, nhất là các trường vùng sâu, vùng xa, biên giới của huyện Bát Xát luôn là vấn đề trọng tâm của cả Ban giám hiệu các trường học và cấp ủy, chính quyền địa phương.  Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát quyết liệt chỉ đạo, tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã triển khai nhiều giải pháp huy động học sinh ra lớp đảm bảo số lượng. Với những thành công bước đầu trong công tác vận động học sinh ra lớp đầu năm học này đạt tỷ lệ cao, là tín hiệu đáng mừng cho một năm học mới kỳ vọng đạt được những kết quả cao của huyện biên giới Bát Xát.

dt2-54-1635353517.jpg
Bữa ăn của học sinh trường PTDTBT THCS Pa Cheo

 

Chúng tôi vừa có dịp đến xã Pa Cheo, một trong các xã đặc biệt khó khăn của huyện Bát Xát, xã có 2 dân tộc anh em cùng sinh sống chủ yếu là đồng bào dân tộc H Mông, đời sống của người dân những năm gần đây được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên so với mặt bằng chung thì vẫn còn nhiều khó khăn. Toàn xã có 3 cấp học với 3 trường: Mầm non,  và 2 trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) tiểu học và trung học cơ sở. Để nâng cao chất lượng giáo dục, các trường đã nỗ lực vào cuộc với nhiều giải pháp thiết thực. Thầy giáo Nông Văn Thiệp - Hiệu Trưởng Trường PTDTBT THCS cho biết: Năm học 2021 – 2022 nhà trường có 8 lớp, 286 học sinh. 100% các em là người dân tộc thiểu số, nhiều em ở bản xa, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, nhất là vào thời điểm mùa vụ, các em phải giúp gia đình. Việc sử dụng tiếng phổ thông của các em còn nhiều hạn chế…ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục.  Bên cạnh khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh đa chiều theo quy định mới, hàng năm nhà trường tổ chức cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng do cấp trên tổ chức. Cán bộ, giáo viên nỗ lực tự học nâng cao trình độ. Thường xuyên thực hiện dự giờ, tổ chức các chuyên đề, thảo luận, rút kinh nghiệm. Đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm thường xuyên gần gũi, động viên, giúp các em sử dụng tiếng Việt tốt hơn. Ngoài giờ lên lớp, tổ chức hướng dẫn các em học và làm bài tập; xây dựng các mô hình đôi bạn giúp nhau học tập; đôi bạn cùng tiến. Lồng ghép, sử dụng hiệu quả các chế độ, chính sách để các em đảm bảo dinh dưỡng trong từng bữa ăn, đảm bảo sức khỏe. Duy trì việc vệ sinh phòng ở, vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh học đường, phòng chống tai nạn thương tích; tổ chức cho các em trồng rau, trồng hoa, nuôi lợn gà… để rèn kỹ năng sống. Nhờ đó,  ngay từ đầu năm học tỷ lệ chuyên cần của nhà trường đạt 99%.

Công tác “dân vận” huy động học sinh ra lớp ở những vùng biên như thế này không phải lúc nào cũng dễ dàng, bởi thực tế đa số các em đều là con nhà nghèo, bố mẹ cũng ít quan tâm đến việc học của con cái, do đó cần phải kiên trì và khéo léo thuyết phục mới mang lại hiệu quả. Cùng với nỗ lực của cán bộ, giáo viên nhà trường, sự chung tay của cán bộ xã và thôn bản động viên cũng góp phần tạo động lực để các em học sinh nơi đây nuôi dưỡng ước mơ học tập. Đứng chân trên địa bàn xã vùng biên còn rất nhiều khó khăn này, cùng với nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới, băng rừng, vượt dốc cao để đến với từng nhà dân, từng điểm trường, phối hợp với cán bộ thôn bản làm công tác tư tưởng cho phụ huynh, học sinh hiểu được ý nghĩa của việc đi học, thầy giáo Vương Khánh Trình, Phó hiệu trưởng Trường PTDTBT tiểu học Pa Cheo chia sẻ thêm.

dt3-42-1635353578.jpg

Giờ học thực tế môn mỹ thuật của học sinh tiểu học thị trấn Bát Xát

Chế độ chính sách của học sinh Mầm non xã Pa Cheo cũng luôn được bảo đảm. Chính vì thế tỷ lệ huy động trẻ ra lớp rất cao đạt trên 98% nhờ có nhiều chế dộ chính sách của Chính phủ cũng như địa phương, 12 nhóm lớp với tổng số 312 học sinh ở các độ tuổi khác nhau, các cháu học sinh từ 3 đến 5 tuổi được hỗ trợ theo nghị định 105 của Chính Phủ hỗ trợ 160 nghìn đồng / tháng tiền ăn trưa, các cháu ở độ tuổi từ 24 đến 36 tháng tuổi được hỗ trợ theo nghị quyết 29 của hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai với mức 160 nghìn đồng/ tháng, ngoài ra các cháu còn được hưởng theo nghị định 81 của Chính phủ về hỗ trợ chi phí học tập, chính vì có những chế độ chính sách hỗ trợ như vậy mà phụ huynh học sinh luôn yên tâm gủi con đến trường ngày từ 6h sáng, cô giáo Trần Thị Thu Hiền, Phó Hiệu trưởng bộc bạch.

Thầy giáo Trần Văn Toàn, Hiệu trưởng nêu rõ: Trường Tiểu học và THCS Bản Xèo năm học 2021 – 2022, có 204 học sinh bán trú  số lượng học sinh bán trú tăng lên hơn so với năm học trước vì có sự điều chỉnh địa giới hành chính khi cắt thôn Pờ Sì Ngài của xã Pa Cheo về Bản Xèo nên tổng số học sinh ở thôn này có đến 120 học sinh thuộc diện đủ điều kiện ở bán trú tại trường và các em được hưởng chế độ theo Nghị định 116 của Chính phủ với mức hỗ trợ 590 nghìn đồng / tháng và 15 kg gạo. Ngoài ra, trường vẫn còn có 84 học sinh hiện đang hưởng chế độ theo Nghị quyết 12 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai với mức 20% của mức lương cơ bản.  Để tổ chức ăn bán trú cùng với các em học sinh hưởng Nghị định 116, trường đã huy động phụ huynh đóng thêm mỗi tháng 200 nghìn đồng để đảm bảo số tiền 500 nghìn đồng/tháng/học sinh và thống nhất với phụ huynh học sinh của các em được hưởng theo Nghị định 116 là điều chỉnh mức ăn xuống 500 nghìn đồng và chi trả lại tiền thừa cho phụ huynh để đảm bảo bữa ăn của các em có hai mức hỗ trợ cùng nhau. Việc làm đó được phụ huynh  ủng hộ và huy động được học sinh ra lớp duy trì tỷ lệ chuyên cần ngay từ đầu năm học.