Lào Cai: Phát triển giáo dục vùng biên giới Mường Khương khởi sắc

Mương Khương là huyện biên giới của tỉnh Lào Cao. Cùng với sự phát triển chung về kinh tế - xã hội thì công tác Giáo dục và Đào tạo nơi đây đã có nhiều khởi sắc. Một trong những thành công rõ rệt nhất là việc vận động học sinh ở vùng sâu, vùng cao, vùng biên giới đến trường. Từ đó chất lượng giáo dục ở các vùng khó ngày càng được nâng cao.
dt1-82-1635243055.jpg
Sinh hoạt góctrường mầm non số 1 thị trấn Mường Khương

 

Chất lượng giáo dục Mầm non đặc biệt được quan tâm, ngành giáo dục huyện Mường Khương  thường tuyên truyền, phối hợp với gia đình và cộng đồng thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ. Huyện  tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Các trường học phối hợp với ngành y tế thực hiện công tác vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp học, đồ dùng, đồ chơi và các yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19.

Đến thăm trường Mầm non số 1 thị trấn Mường Khương luôn có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng bưa ăn bán trú tại trường cho trẻ được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Trường luôn tăng cường công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh sự thay đổi về chế độ chính sách của trẻ mẫu giáo (Chế độ ăn trưa, cấp dưỡng) đối với các đối tượng khác nhau trong đơn vị. Vận động phụ huynh phối hợp với giáo viên tại điểm trường trồng thêm rau xanh bổ sung thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của trẻ. Trường đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, an toàn, xây dựng thực đơn theo tuần phù hợp với  từng độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, nguồn thực phẩm thực tế của địa phương. Trường sử dụng phần mềm Quản lý bếp ăn bán trú để tính khẩu phần ăn cho trẻ hợp lý, cân đối đảm bảo tỉ lệ calo, tỷ lệ dinh dưỡng. Trường phối hợp với phụ huynh trong công tác kiểm tra, giám sát chế độ ăn của trẻ, tìm nhà cung ứng đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý.

Đối với cấp học tiểu học, ngành  giáo dục huyện Mường Khương  tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình T33 về đổi mới các hoạt động trong nhà trường theo hướng tinh giản và tích hợp, giúp học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học nắm bắt sử dụng tiếp phổ thông (tiếng Việt), không để tình trạng học sinh không đạt chuẩn tiếng Việt. Đối với vùng thuận lợi, tăng cường dạy tiếng Anh theo quy định. Tăng cường kiểm soát chất lượng giờ dạy, thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông  2018.

Thầy giáo Sần Quyết Thắng, Hiệu trưởng trường tiểu học số 1 thị trấn Mường Khương chia sẻ: Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới tôi thấy các em học sinh hứng thú hơn trong học tập, hiệu quả cũng cao hơn, các em tự tin, chủ động trong các hoạt động học tập. Cụ thể là kết quả đánh giá sau 1 năm thực hiện có tiến bộ rõ rệt. Không chỉ kiến thức, điều khiến phụ huynh yên tâm hơn là sau hơn một năm thực hiện chương trình mới, học sinh đến trường đã tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập. Từ tâm trạng lo lắng ban đầu, nay giáo viên và phụ huynh đều yên tâm, phấn khởi và có động lực tốt hơn trong việc giảng dạy và tổ chức mọi hoạt động.

dt2-53-1635243104.jpg
Giờ học của cô và trò trường TH số 1 Mường Khương

 

Bên cạnh đó chất lượng giáo dục THCS ở Mường Khương luôn được đảm bảo chất lượng giáo dục thực chất; chú trọng giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng hoạt động xã hội, kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Các trường tiếp tục triển khai có hiệu quả các hoạt động đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng mô hình trường học mới, trường học gắn với thực tiễn gắn với giáo dục hướng nghiệp. Hoạt động trải nghiệm của các trường gắn với hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học; nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; tinh giản nội dung dạy học; đẩy mạnh triển khai giáo dục STEM, nghiên cứu khoa học kỹ thuật; tiếp tục triển khai thực hiện việc dạy học qua internet.

Đến thăm trường THCS thị trấn Mương Khương, có lẽ là một trường đã triển khai đồng bộ nhiều mô hình trường học gắn liên với cuộc sống. Trường học gắn liên với văn hóa địa phương, trường học gắn liền với di sản vùng miền, kết quả nhà trường đã tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong việc thực hiện mô hình. Trường đã xây dựng được cảnh quan trường lớp luôn xanh-sạch-đẹp, gắn liền với văn hóa các dân tộc tại thị trấn mường khương; tạo được môi trường giáo dục trong lành, đảm bảo an ninh trật tự trường học. Cơ sở vật chất của trường đảm bảo theo tiêu chí trường chuẩn Quốc gia; các tiết học gắn với mô hình được dạy trải nghiệm mang lại hiệu quả rõ rệt; học sinh các dân tộc có hiểu biết và tự hào về các nét văn hóa của dân tộc mình và các dân tộc khác; góp phẩn phát huy được văn hóa các dân tộc tại địa phương. Trong hai năm học, mô hình “trường học đa văn hóa” luôn được Phòng giáo dục đào tạo huyện Mường Khương đánh giá cao về sự sáng tạo cũng như hiệu quả trong công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Thấy giáo Nguyễn Văn Vinh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Khương cho biết: Ngành đặc biệt quan tâm, đảm bảo an ninh, an toàn trong các trường PTDTBT, trường có học sinh bán trú. Tập trung xây dựng trường PTDTBT, trường có học sinh bán trú tự quản trở thành trường nòng cốt của giáo dục vùng cao về chất lượng giáo dục, là cái nôi bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc. Duy trì học sinh ở bán trú tại trường trên 98%, tổ chức nuôi ăn cho học sinh đảm bảo chế độ dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, an ninh, an toàn trong quản lý, giáo dục học sinh bán trú.Xây dựng mô hình tự quản. Tập trung phát triển mô hình trường học gắn liên với cuộc sống, trường học gắn liên với văn hóa địa phương… hướng nghiệp, dạy nghề trong các trường PTDTBT, trường có học sinh bán trú; xây dựng trường PTDTBT điển hình.Chỉ đạo 100% các trường PTDTBT, trường có học sinh bán trú đều xây dựng mô hình điểm về tự quản. Xây dựng các trường PTDTBT gắn với hướng nghiệp - dạy nghề  phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương và điều kiện nhà trường.

dt3-41-1635242978.jpg
Giờ thể dục giũa giờ của trường THCS thị trấn Mường Khương

 

Tiếp tục thực hiện tốt công tác vận động học sinh đến trường, nâng cao chất lượng giáo dục tại những vùng khó khăn, ngành giáo dục và đào tạo huyện Mường Khương cần tiếp tục thực hiện tốt hơn chương trình giáo dục đối với các vùng sâu, vùng cao, vùng biên giới; quan tâm đầu tư về mọi mặt đối với các điểm trường học  khó khăn  để duy trì học sinh đến trường đông đỉ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khởi sắc hơn nữa.