Lịch sử từ góc nhìn phát triển

Nguyễn Hữu Đổng

25/04/2024 06:05

Theo dõi trên

Lịch sử chưa được giới nghiên cứu làm rõ sự thật. Bằng tư duy phát triển, tác giả lý giải làm sáng tỏ thực chất, hạn chế hiểu biết khái niệm này; đồng thời đề xuất cách nhận thức đúng đắn lịch, sử và lịch sử dân tộc.

dtvh1-1713967353.jpg

Ả Đào (Ca trù) là loại hình nghệ thuật phát triển bậc nhất đầu thế kỷ 20. Ảnh: Phạm Thứ (do tác giả cung cấp).

 

Thực chất lịch sử từ góc nhìn phát triển

Lịch sử từ góc nhìn phát triển gồm các mặt: bản chất chưa thật lịch sử chưa phát triển, tính chất không thật lịch sử không phát triển, thực chất sự thật lịch sử phát triển. Điều đó có nghĩa, lịch sử là sự thật phát triển, tức sự chân thật và phát triển của giống người; lịch sử không tiến hoá mà phát triển (history does not evolve but develops). Nói cách khác, tính chất lịch sử không tiến hoá không phát triển, bản chất lịch sử chưa tạo hoá chưa phát triển, thực chất lịch sử tạo hoá phát triển.Theo đó, không thể có “lịch sử tiến hoá” [1], mà chỉ có thể “tạo hoá”, như tạo hoá cho mỗi người “những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”” [2].

Gắn lịch sử và văn hoá cho thấy rằng, bản chất lịch sử chưa văn hoá chưa phát triển, tính chất lịch sử không văn hoá không phát triển, còn thực chất lịch sử văn hoá là phát triển.Điều đó có nghĩa, lịch sử văn hoá là lịch sử phát triển; lịch sử phát triển lại là lịch sử văn hoá. Nói cách khác, thiếu lịch sử văn hoá là thiếu phát triển; thiếu phát triển thì lịch sử thiếu văn hoá (without development, history lacks culture).

Gắn lịch sử và quốc gia cho thấy rằng, hình thức lịch sử nước nhà không phát triển, bản chất lịch sử nhà nước chưa phát triển; thực chất lịch sử nước hay quốc gia phát triển.Điều đó có nghĩa, loài người không có “lịch sử nước nhà” [3]; không có “Nhà nước Văn Lang” [4] hay “Lịch sử Nhà nước” như nhiều người nghiên cứu lầm tưởng nêu ra [5]. Về thực chất có lịch sử quốc gia; hay có lịch sử cộng đồng các dân tộc (or has a history of ethnic communities).

Gắn lịch sử và thế giới cho thấy rằng, lịch sử không thật thế giới không phát triển, lịch sử chưa thật thế giới chưa phát triển; sự thật lịch sử là thế giới phát triển.Điều đó có nghĩa, thực chất lịch sử thế giới là phát triển; tính chất lịch sử thế giới không phát triển.Nói cách khác, quá khứ lịch sử thế giới thiếu phát triển, tương lai lịch sử thế giới không phát triển, còn hiện thực lịch sử thế giới phát triển. Theo đó, lịch sử thế giới không “tiến hoá” [6], hay không thể có “xu hướng lặp lại” [7], mà lịch sử “thế giới phát triển” - tức thế giới có “sự cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [8].

Gắn lịch sử và đảng chính trị cho thấy rằng, lịch sử không chính trị gắn với đảng phái, đảng không đúng đắn không phát triển; lịch sử chưa chính trị cũng gắn với đảng phái, đảng chưa đúng đắn chưa phát triển; còn lịch sử chính trị gắn với đảng chính trị, đảng vừa đúng đắn vừa phát triển. Điều đó có nghĩa, rất cần phải nhận thức lại cho đúng sử đảng, hay nhận thức lại “lịch sử Đảng Cộng sản” [9]; bởi vì, “cộng sản là thuật ngữ “biểu hiện “cộng đồng không thật” - “cộng đồng tưởng tượng” và “sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc”” [10]. Lịch sử Đảng chỉ là lịch sử của một nhóm, chứ không phải lịch sử của cộng đồng dân tộc (not the history of the national community). Nói cách khác, lịch sử Đảng Cộng sản là sai; lịch sử đảng chính trị phát triển là đúng (the history of political party development is correct).

Gắn lịch sử và cuộc sống con người cho thấy rằng, hình thức sử là cá nhân không phát triển; bản chất lịch là nhóm chưa phát triển; thực chất lịch sử là cộng đồng phát triển, hay cộng đồng dân tộc phát triển. Điều đó có nghĩa, cần phải nhận thức đúng lịch sử dân tộc. Lịch sử dân tộc gắn với cộng đồng phát triển; còn không lịch sử dân tộc gắn với nhóm, hay gắn với đảng phái không phát triển (or associated with undeveloped parties), dạng “đảng dân chủ” hoặc “đảng cộng sản” không phát triển (or the “communist party” does not develop).

Gắn lịch sử và tư tưởng cho thấy rằng, hình thức sử là tư tưởng không phát triển, tư tưởng sai lầm; bản chất lịch là tư tưởng chưa phát triển, tư tưởng chưa đúng đắn; thực chất lịch sử là tư tưởng phát triển, tư tưởng đúng đắn. Điều đó có nghĩa, cần nhận thức đúng tư tưởng phát triển, lịch sử phát triển, dân tộc phát triển; tính chất “tư tưởng sai lầm”, bản chất tư tưởng chưa đúng đắn, còn thực chất là “tư tưởng đúng đắn” [11]. Tức là, lịch sử phát triển thì tư tưởng phát triển, dân tộc phát triển; dân tộc phát triển thì lịch sử phát triển, ngược lại thì “lịch sử tiến hoá” [12] - lịch sử không phát triển, hay dân tộc không thể có phát triển (or the nation cannot develop).

Gắn lịch sử và giới cho thấy rằng, hình thức sử là không phải giới không phát triển; bản chất lịch là chưa phải giới chưa phát triển; thực chất lịch sử là giới phát triển, hay lịch sử và giới đều phát triển. Điều đó có nghĩa, cần nhận thức đúng lịch sử giới phát triển, còn lịch sử “giai cấp” không phát triển. Tức “lịch sử đấu tranh giai cấp” sai [13]; còn không đấu tranh giai cấp, hay đấu tranh đòi bình đẳng giới là đúng (or fighting gender equality is right).

Gắn lịch sử và hoà bình cho thấy rằng, hình thức sử là không hoà bình (có nội chiến chiến tranh) không phát triển, không thắng không thua; bản chất lịch là chưa hoà bình chưa phát triển, chưa thắng chưa thua; thực chất lịch sử là hoà bình và phát triển, có thắng có thua có lẽ phải công lý. Tức là, lịch sử phát triển thì đất nước hoà bình, nhân dân hạnh phúc, có công bằng bình đẳng công lý; còn “lịch sử tiến hoá” - đất nước có “đấu tranh giai cấp” [14], “đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng” [15], nội chiến và chiến tranh gây khổ đau cho dân (civil war and war causing suffering to the people). Nói cách khác, lịch sử tiến hoá là có “bên thắng cuộc” và bên“thua cuộc” [16]; bên thắng có cả “triệu người vui” (the winning side has “millions of happy people), còn bên thua có “hàng triệu người buồn” (and the losing side has “millions of sad people”) [17].

Hạn chế hiểu biết lịch sử trên thế giới và ở Việt Nam

1. Hạn chế trên thế giới:

Lịch sử gắn liền với xã hội loài người.Tuy nhiên, giới nghiên cứu ở nhiều quốc gia hiểu biết lịch sử, góc nhìn, phát triển còn hạn chế. Chẳng hạn, “khi phân tích “lịch sử”, giới nghiên cứu chỉ nhìn bản chất lịch chưa phát triển, tính chất sử không phát triển, chứ không nhìn thực chất lịch sử phát triển (rather than looking at the actual historical development)” [18]; hay khi phân tích “góc nhìn”, giới nghiên cứu chỉ nhìn tính chất nhìn không thật, bản chất góc chưa thật, chứ không nhìn thực chất góc nhìn chân thực (rather than looking at the true perspective).

Hạn chế hiểu biết lịch sử làm cho nhiều người không nhận thức rõ quan hệ giữa lịch sử phát triển và nguồn gốc các loài, nguồn gốc sự sống hay nguồn gốc loài người; nhiều người không nhận thức rõ “sử cá nhân không chân thật nhiều bạo lực, lịch nhóm chưa chân thật ít bạo lực, lịch sử cộng đồng chân thật không bạo lực”, loài người sẽ “không còn chiến tranh khi mỗi cá nhân, nhóm, cộng đồng biết sống chân thật với nhau, tôn trọng sự thực và công lý, đoàn kết cùng nhau xây dựng pháp luật đúng đắn hay pháp luật có văn hoá để ngăn ngừa, ngăn chặn bạo lực, tránh thảm hoạ huỷ diệt sự sống loài vật, loài người trên trái đất” [19].

Đặc biệt, hạn chế hiểu biết lịch sử làm cho nhiều người ở các quốc gia tin vào lịch sử tiến hoá, không hiểu lịch sử phát triển bền vững; “nhiều người không hiểu rõ rằng, người không yêu người không hết chiến tranh, con người độc quyền là nguồn gốc của chiến tranh … làm hại nước hại dân” [20]; hay có người nghiên cứu lầm tưởng khi cho rằng, “Lịch sử loài người đã trải qua các hình thái kinh tế - xã hội kế tiếp nhau: Công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, chủ nghĩa tư bản và cộng sản chủ nghĩa” [21].

2. Hạn chế ở Việt Nam:

Hiểu biết lịch sử của giới nghiên cứu còn nhiều hạn chế; bởi vì, nhiều người chưa nhìn rõ bản chất chưa thật, tính chất không thật, thực chất sự thật lịch sử. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), “lịch sử”chỉ được “nhìn nhận khái quát là quá trình “phát sinh, phát triển” chứ không nhìn nhận cụ thể là sự thật phát triển của thế giới tự nhiên và xã hội loài người” [22].

Hạn chế hiểu biết lịch sử làm cho nhiều người nghiên cứu không hiểu rằng, tính chất lịch sử xã hội không phát triển, bản chất lịch sử xã hội chưa phát triển, thực chất lịch sử “xã hội phát triển” - khái niệm biểu hiện “thực chất sự thật công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh trong quốc gia, xã hội loài người” [23]; một số người nghiên cứu không hiểu rằng, lịch sử không có đấu tranh giai cấp, mà đấu tranh “bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới” [24]; một số người nghiên cứu chưa chú trọng lịch sử chống giặc quan liêu (loại giặc nội xâm), tức “giặc trong lòng” như Hồ Chí Minh từng nêu ra [25]; không phân biệt rõ lịch sử xã hội chủ nghĩa không phát triển, lịch sử chủ nghĩa xã hội chưa phát triển, và lịch sử xã hội không chủ nghĩa phát triển (and non-developmentalist social history); làm cho một số người nghiên cứu không đúng khi cho rằng “đấu tranh giai cấp” gắn liền với “những giai đoạn lịch sử nhất định của sự phát triển xã hội” [26]; làm cho một số người không hiểu sự thật lịch sử không gắn với chiến tranh, mà gắn với hoà bình và phát triển, tình yêu giữa các cá nhân nhóm và cộng đồng trong xã hội loài người (love between individuals, groups and communities in human society).

Hạn chế hiểu biết lịch sử là nguyên nhân dẫn đến lịch sử dân tộc bất cập; chẳng hạn, như: “lâu nay lịch sử Đảng thường bị nhầm lẫn với lịch sử dân tộc từ khi có Đảng; Lịch sử chúng ta rất hào hùng nhưng lại bị thờ ơ…, tức nhiều người không phân biệt rõ mối liên hệ giữa tính chất lịch sử cá nhân không phát triển, bản chất lịch sử nhóm chưa phát triển và thực chất lịch sử cộng đồng phát triển” [27]; hay “môn Sử trở thành nỗi ám ảnh với bao thế hệ học sinh” [28]; v.v..

Cách nhận thức đúng đắn lịch, sử và lịch sử dân tộc

1) Cách nhận thức đúng đắn “lịch”:

Lịch sử gắn liền với thuật ngữ “lịch”.Tuy nhiên, lịch chưa được giới nghiên cứu làm rõ. Lịch gồm các mặt chủ yếu sau: tính chất thật sự lịch không phát triển; bản chất sự thật lịch chưa phát triển; thực chất thật lịch phát triển, dạng mô hình: bản chất lịch chưa phát triển - thực chất lịch phát triển - tính chất lịch không phát triển. Tức để có cách nhận thức đúng đắn lịch đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ mặt bản chất sự thật lịch chưa phát triển, tính chất thật sự lịch không phát triển, thực chất thật lịch phát triển (it’s actually a development schedule).

2) Cách nhận thức đúng đắn “sử”:

Lịch sử gắn liền với thuật ngữ “sử”.Tuy nhiên, sử chưa được giới nghiên cứu làm rõ. Sử gồm các mặt chủ yếu sau: tính chất sử là sự không sống không phát triển; bản chất sử là sự chưa sống chưa phát triển; thực chất sử là sự sống phát triển, dạng mô hình: bản chất sử là chưa phát triển - thực chất sử là phát triển - hình thức sử là không phát triển. Tức để có cách nhận thức đúng đắn sử đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ mặt bản chất sự thật sử chưa phát triển, tính chất thật sự sử không phát triển, thực chất thật sử phát triển (actually the history of development).

3) Cách nhận thức đúng đắn lịch sử dân tộc:

Lịch sử gắn liền với lịch sử dân tộc.Tuy nhiên, khái niệm này chưa được người dân nhận thức rõ. Lịch sử dân tộc bao hàm các mặt sau: tính chất sử và tộc không phát triển; bản chất lịch và dân chưa phát triển; thực chất lịch sử dân tộc phát triển, dạng mô hình: bản chất lịch sử dân tộc chưa phát triển - thực chất lịch sử dân tộc phát triển - tính chất lịch sử dân tộc không phát triển.Tức để có cách nhận thức đúng đắn lịch sử dân tộc đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ mặt bản chất lịch sử dân tộc chưa phát triển, tính chất lịch sử dân tộc không phát triển, thực chất lịch sử dân tộc phát triển (the essence of the nation’s historical development).

Kết luận

Lịch sử là sự thật văn hoá và phát triển trong xã hội loài người.Hiện nay, lịch sử chưa được người dân hiểu rõ; giới nghiên cứu chưa rõ tính chất, bản chất, thực chất lịch sử, văn hoá và phát triển.Sự bất cập này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sự thật lịch sử chưa được hiểu đúng, lịch sử dân tộc bị phai mờ và lãng quên, thiếu coi trọng trong đời sống xã hội. Do đó, để giữ gìn lịch sử nghìn năm văn hiến, bảo đảm dân tộc trường tồn phát triển bền vững, giới nghiên cứu cần thay tư duy thiếu phát triển chưa phát triển sang tư duy phát triển, có cách nhận thức đúng đắn lịch, sử và lịch sử dân tộc.

………………..

Tài liệu trích dẫn:

[1] Đức Khương, Phụ nữ số, Có một khoảng trống 130.000 năm trong lịch sử tiến hóa của loài người, vậy trong thời kỳ này đã xảy ra chuyện gì?, https://genk.vn/co-mot-khoang-trong-130000-nam-trong-lich-su-tien-hoa-cua-loai-nguoi-vay-trong-thoi-ky-nay-da-xay-ra-chuyen-gi-20231004111147479.chn.

[2] Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập, https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/toa-n-va-n-ba-n-tuye-n-ngo-n-do-c-la-p-771240.html, truy cập ngày 02/09/2021.

[3] Hương Lê, Học Sử để thêm yêu lịch sử nước nhà - Bài 4: Học Sử không chỉ để đi thi, https://daidoanket.vn/hoc-su-de-them-yeu-lich-su-nuoc-nha-bai-4-hoc-su-khong-chi-de-di-thi-10229604.html, ngày 18/08/2022.

[4] N.V.T, Thời đại Hùng Vương (Phần 2): Nhà nước Văn Lang có nghĩa là gì?, https://danviet.vn/thoi-dai-hung-vuong-phan-2-nha-nuoc-van-lang-co-nghia-la-gi-7777758887.htm, ngày 05/04/2017.

[5] Phòng Lịch sử Nhà nước và Pháp luật, https://isl.vass.gov.vn/gioi-thieu/lich-su-phat-trien/Phong-Lich-su-Nha-nuoc-va-Phap-luat-3582.5, ngày 10/11/2008.

[6], [12] Trọng Kha, Lịch sử tiến hóa của loài người 'có thể được viết lại', https://thanhnien.vn/lich-su-tien-hoa-cua-loai-nguoi-co-the-duoc-viet-lai-185387147.htm, ngày 19/10/2013.

[7] Nguyễn Phương Mai, Tại sao lịch sử có xu hướng lặp lại, https://tiasang.com.vn/van-hoa/tai-sao-lich-su-co-xu-huong-lap-lai-26835/, ngày 04/02/2021.

[8] Nguyễn Hữu Đổng, Xây dựng môi trường văn hoá phát triển bền vững ở Việt Nam, https://vanhoavaphattrien.vn/xay-dung-moi-truong-van-hoa-phat-trien-ben-vung-o-viet-nam-a17203.html, ngày 04/01/2023.

[9] rần Thị Thu Hương, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời làm thay đổi mang tính cách mạng trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, https://tuyengiao.vn/dang-cong-san-viet-nam-ra-doi-lam-thay-doi-mang-tinh-cach-mang-trong-tien-trinh-lich-su-dan-toc-viet-nam-131855,  ngày 03/02/2020.

[10] Nguyễn Hữu Đổng, Văn hoá thanh niên thực chất và hiểu biết, https://vanhoavaphattrien.vn/van-hoa-thanh-nien-thuc-chat-va-hieu-biet-a23881.html, ngày 22/03/2024.

[11], [25] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2013, t. 7, tr. 598, 362.

[13] Học thuyết của Marx: Đấu tranh giai cấp, http://triethoc.edu.vn/vi/truong-phai-triet-hoc/chu-nghia-marx/hoc-thuyet-cua-marx-dau-tranh-giai-cap_797.html, ngày 11/04/2018.

[14] Hà Đức Long, Bác bỏ luận điệu phủ nhận lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác, https://www.vietnam.vn/bac-bo-luan-dieu-phu-nhan-ly-luan-giai-cap-va-dau-tranh-giai-cap-cua-chu-nghia-mac/, ngày 13/04/2024.

[15] Nguyễn Viết Thảo, Giữ vững các nguyên tắc cơ bản trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/bai-noi-bat/item/4679-giu-vung-cac-nguyen-tac-co-ban-trong-dau-tranh-bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang-phan-bac-cac-quan-diem-sai-trai-thu-dich.html, ngày 14/12/2022

[16] Anh Trung thực hiện, Đạo diễn Lê Thi: ‘Không có bên thắng cuộc hay phe thua cuộc’, https://vnexpress.net/dao-dien-le-thi-khong-co-ben-thang-cuoc-hay-phe-thua-cuoc-3201665.html, ngày 18/04/2015.

[17] Huy Đức (Theo Sài Gòn tiếp thị), Từ nỗi đau của ông, Võ Văn Kiệt, https://tuoitre.vn/tu-noi-dau-cua-ong-vo-van-kiet-263675.htm , ngày 16/06/2008.

[18], [20], [22] Nguyễn Hữu Đổng, Tâm linh từ góc nhìn lịch sử, https://vanhoavaphattrien.vn/tam-linh-tu-goc-nhin-lich-su-a23153.html, ngày 05/2/2024.

[19] guyễn Hữu Đổng, Sự thật về “chiến tranh và hoà bình”, https://vanhoavaphattrien.vn/su-that-ve-chien-tranh-va-hoa-binh-a19949.html, ngày 21/07/2023.

[21] Nguyễn Trọng Phúc, Con đường xã hội chủ nghĩa - Sự lựa chọn phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/bai-noi-bat/item/4335-con-duong-xa-hoi-chu-nghia-su-lua-chon-phu-hop-voi-quy-luat-tien-hoa-cua-lich-su.html, ngày 05/07/2022.

[23], [27] Nguyễn Hữu Đổng, Lịch sử xã hội phát triển – thực chất, nhận thức trên thế giới và ở Việt Nam https://nghiencuulichsu.com/2023/10/05/lich-su-xa-hoi-phat-trien-thuc-chat-nhan-thuc-tren-the-gioi-va-o-viet-nam/#, ngày 05/10/2023.

[24] Điều 26 Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

[26] Lê Thị Chiên, Cần phản bác những quan điểm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin về đấu tranh giai cấp, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/3148-can-phan-bac-nhung-quan-diem-xuyen-tac-phu-nhan-chu-nghia-mac-lenin-ve-dau-tranh-giai-cap.html, ngày 25/06/2020.

[28] Việt Thành tổng hợp, Để lịch sử không bị bỏ rơi khi thành môn tự chọn, https://vnexpress.net/de-lich-su-khong-bi-bo-roi-khi-thanh-mon-tu-chon-4455679.html, ngày 26/04/2022.

………………..

Ngày 23/04/2024

N.H.Đ

Bạn đang đọc bài viết "Lịch sử từ góc nhìn phát triển" tại chuyên mục Nghiên cứu. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn