Kỳ 44
2 . Thời kỳ 1986-2007: Xây dựng đất nước theo con đường đổi mới
Khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội thế giới và khủng hoảng trong nước đặt ra vấn đề đổi mới ở nước ta vô cùng bức thiết vì nó quyết định sự tồn vong của chủ nghĩa xã hội ở nước ta .
Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986 đúc rút kinh nghiệm nhiều thập niên của chủ nghĩa xã hội thế giới và Việt Nam đã rút ra kết luận rằng đi lên chủ nghĩa xã hội không thể chủ quan, nóng vội, duy ý chí, đốt cháy giai đoạn mà phải tuân theo qui luật khách quan, trải qua nhiều bước quá độ. Từ kết luận đó, Đại hội VI chủ trương đổi mới toàn diện và sâu sắc trong đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tư tưởng chỉ đạo kế hoạch xây dựng kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, sử dụng và caỉ tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Về giải pháp cụ thể phải tập trung sức người, sức của thực hiện 3 chương trình, 3 mục tiêu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu .
Đại hội VI được ghi nhận mở đầu công cuộc đổi mới toàn diện sâu sắc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Từ giữa 1988 đến 1990, chính sách đổi mới đã phát huy tác dụng tích cực. Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất lương thực, thực phẩm, nhờ đổi mới cơ chế quản lý theo chỉ thị 10 của Bộ chính trị, lương thực tăng không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn dự trữ được và có một phần để xuất khẩu. Đất nước đã hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước. Từ cơ chế quan liêu, bao cấp, hành chính mệnh lệnh chủ quan duy ý chí chuyển sang cơ chế hạch toán kinh tế. Lạm phát được kiềm chế .
Đại hội VII (6-1991 ) đã phát triển tư duy kinh tế của Đại hội VI. Đại hội VII chủ trương phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển nông nghiệp toàn diện. Từng bước xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, từng bước thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp lên cao với sự đa dạng của các hình thức sở hữu, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng chủ nghĩa xã hội vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước .
Đường lối đổi mới của Đại hội VI-VII đã đi đúng qui luật khách quan, giải phóng lực lượng sản xuất, cho nên từ năm 1986 đến năm 2007, ta đã đạt được những thành tựư to lớn, đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội. Trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển biến mạnh mẽ, một số vùng nông thôn từ kinh tế tự túc tự cấp bước đầu chuyển sang nền kinh tế hàng hoá thị trường. Nông nghiệp và nông thôn phát triển theo xu hướng đa dạng hoá ngành nghề, phá thế độc canh, tạo sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Diện tích đất đai canh tác nông nghiệp tăng từ 7 triệu ha lên 9,4 triệu ha sau 20 năm đổi mới, chiếm 28,4 % tổng diện tích cả nước. Từ 1988 đến 2004, sản lượng lúa hàng năm đạt trung bình 25,3 triệu tấn, lương thực bình quân đầu người tăng qua các năm, 1993 :359 kg, 1997: 398, năm 2000 435 kg (NCLS số 6-2004). Từ chỗ thiếu lương thực, đến năm 1998, ta đã đủ gạo cho nhu cầu cả nước và sau đó đã có thừa để xuất khẩu. Năm 1990, ta xuất khẩu 4 triệu tấn gạo, đứng thứ hai thế giới, sau Thái Lan. Dự tính vào năm 2008, ta xuất khẩu 38 triệu tấn lúa .
Trong nông nghiệp, ta đã tận dụng thế mạnh của từng vùng trồng cây công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu như cà phê, hạt điều, cao su, hạt tiêu. Sản lượng cà phê năm 2000 tăng 5,4 % so với năm 1990, cao su mủ khô tăng 4,5 lần, chè tăng gấp 2 lần, mía gấp 3 lần, bông tăng 8,1 lần. Chăn nuôi thuỷ, hải sản phát triển, chiếm 10-12 % giá trị sản lượng nông -lâm- ngư nghiệp. Sản lượng thuỷ sản năm 2000 đạt 1,9 triệu tấn, gấp 2,1 lần so với năm 1990. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ hải sản tăng bình quân 17,7 % năm, chiếm 8-9 % kim ngạch xuất khẩu cả nước. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh, chiếm 13-14 % giá trị toàn ngành nông -lâm -ngư nghiệp, tăng bình quân 5,4 %. Sản lượng thịt hơi các loại năm 2000 đạt trên 1,7 triệu tấn, gấp 1, 9 lần so với 1990. Trồng rừng có kết quả. Độ che phủ của rừng năm 1995 chỉ là 28, 2%, đến năm 2000 che phủ được 33 % diện tích đất rừng. Xuất khẩu nông- lâm- thuỷ sản năm 2000 đạt 4 tỉ USD, bình quân hàng năm chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Xuất khẩu nông nghiệp năm 2007 đạt 12 tỉ USD. Một số mặt hàng đóng vai trò chủ lực như gạo thứ 2 thế giới, cà phê, hạt tiêu thứ 3. Năm 2007, xuất khẩu cà phê đạt 1,8 tỉ USD, đánh bắt thuỷ hải sản phát triển. Năm 2007, ta có 95000 tàu thuyền đánh bắt cá trên biển .
Hệ thống thuỷ nông phát triển. Ta đã xây dựng được hàng nghìn hồ, đập, công trình tưới tiêu, hàng vạn trạm bơm với tổng công suất 24,8 triệu m3/giờ, tưới cho 3,7 triệu ha, tiêu úng cho 1,6 triệu ha, ngăn mặn 80 vạn ha, cấp nước sạch 1, 2m3 /ngày cho 60 % cư dân .
Trong lĩnh vực công nghiệp, các năm 1991-1995 giá trị sản lượng công nghiệp đạt 13,7 %. Đường lối Đại hội IX và Đại Hội X khẳng định đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trước tiên từ 1996 đến 2000 thực hiện đồng thời 3 mục tiêu về kinh tế là tăng trửơng cao, bền vững và hiệu quả, ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, chuẩn bị cho bước phát triển sau năm 2000 về cơ sở hạ tầng, về công nghệ, nhân lực và hoàn thiện thể chế. Công nghiệp năm 1991-1995 tăng 13,7%, 1991-2000 đạt 12,9 %, năm 2006 tăng 16,7 % so với năm 2005. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2007 tăng 17,1 %, cao hơn mức kế hoạch .
Năm 2000 so với năm 1990, sản lượng dầu thô tăng 6,1 lần , điện gấp 3 lần, than sạch đạt 10 triệu tấn, thép cán gấp 3,9 lần, xi măng 4,6 lần, phân bón 2,6 lần, giấy các loại tăng 3,8 lần. Nhiều nhà máy thuỷ điện vận hành vào năm 2007. Nhu cầu điện năm 2007 tăng 20% so với 2006 .
Ngành dệt may xuất khẩu năm 2007 đạt 7,8 tỉ USD. Từ 1996 đến năm 2000 các ngành dịch vụ tăng 6.4%, riêng năm 2000 giá trị các ngành dịch vụ tăng 8,2 % .
Thương nghiệp thương mại phát triển. Tổng mức hàng hoá bán lẻ tăng bình quân 6,8 % năm 2000 so với năm 1990. Tổng mức bán lẻ năm 2006 tăng 20,7 % so với năm 2005, chỉ số giá tiêu dùng tăng 7, 6% so với năm 2005 . Kim ngạch xuất khẩu tăng 20 % trong các năm 1991-1995. Từ tình trạng thiếu thốn hàng hoá thời bao cấp ta đã bảo đảm đầy đủ liương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng. Còn có dự trữ và xuất khẩu, cung cấp đầy đủ năng lượng và vật liệu xây dựng. Trong lĩnh vực ngoại thương xuất khẩu, từ 1991 đến năm 2000 đạt 67,3 tỉ USD, bình quân hàng năm tăng 18, 2 % , tăng gấp 6 lần so với năm 1990. Tổng kim ngạch xuất khẩu từ 1991-2000 đạt 82 tỉ USD, kim ngạch xúât khẩu năm 2006 tăng 21,4 % so với 1995. Tỉ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng năm 1990 là 14 %, đến năm 2000 giảm còn 4,5 %.Chênh lệch giữa kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu từ 1995 là 49,6%, đến năm 2000 giảm còn vài phần trăm .
Giao thông vận tải phát triển, nâng cấp, mở rộng hệ thống đường quốc lộ các tuyến Bắc –Nam, các tuyền từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đi các khu công nghiệp, các vùng kinh tế quan trọng, các tuyến đường đi Tây Nguyên, miền núi, các tuyến đường trong vùng kinh tế trọng điểm. Đã làm được 2440 km đường mới, mở rộng 26070 km đường, xây mới, khôi phục 32 cầu, nâng cấp 450 km đường sắt, mở rộng, hiện đại hoá một số bến cảng, nâng tổng năng lực cảng biển lên 45 triệu tấn/năm, nâng cấp xây dựng 26 cảng, sửa chữa, nâng cấp sân bay, nâng tổng năng lực hệ thống sân bay lên 6, 5 triệu hành khách /năm. Mười năm qua (1997-2007) lưu lượng bốc dỡ công ten nơ tăng 20 % mỗi năm, trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm 70% khối lượng. Năm 2007 với việc con tàu Rickmers seoul trọng tải 30.000 tấn của Việt Nam chở rau quả cập cảng Vegeport (Mỹ ) nói lên Việt Nam đã đẩy mạnh thương mại quốc tế và khả năng sớm trở thành cường quốc vận tải biển .
Trong lĩnh vực tài chính, nguồn thu cho tổng ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Năm 1990, thu trong nước chiếm hơn 75 % cho ngân sách nhà nuớc, năm 2000 tăng hơn 97 % . Đã đổi mới hệ thống thuế. Chi ngân sách theo hướng xoá bỏ bao cấp, tăng tỉ trọng cho đầu tư phát triển. Bội chi ngân sách được khống chế. Suốt 10 năm (1990-2000 ) bội chi ngân sách dưới mức 5 % GDP. Đổi mới hệ thống ngân hàng, phát triển hệ thống tín dụng, hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối, hình thành thị trường tiền tệ ngân hàng chứng khoán. Năm 2007 vốn cho thị trường chứng khoán tăng 90. 000 tỉ đồng Việt Nam, tăng dự trữ ngoại tệ. Tăng vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội . Từ 1990 đến 2000 đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội lên 632 nghìn tỉ đồng (khoảng 57 tỉ USD ), tăng bình quân hàng năm hơn 17 % so với GDP, từ hơn 11 % năm 1990 tăng lên 30 % năm 2000. Lạm phát được kìm hãm, từ hơn 67 % năm 1990, đến 1995 giảm còn 2,7%. Vốn đầu tư nước ngoài tăng, số dự án năm 2004 đạt hơn 13 % thì đến năm 2005 tăng hơn 71 % . Trong 10 năm từ 1990 đến năm 2000 vốn đầu tư nước ngoài khoảng 15 tỉ USD. Chỉ trong tháng 11 năm 2006 đầu tư nước ngoài đạt 960 triệu USD, tăng 47 % cùng kỳ năm 2005, năm 2007 đầu tư nước ngoài đạt 20 tỉ USD với khoảng 9500 dự án. Năm 2000 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo khoảng 34 % giá trị toàn doanh nghiệp, 22 % kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 10 % GDP của Việt Nam. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA tăng. Từ 1996 đến năm 2000, ODA đã đưa 6 tỉ USD vào Việt Nam. Năm 2007 vốn đầu tư ngước ngoài trực tiếp (FDI )vào ta đạt 19 tỉ USD, vốn ODA (vốn viện trợ phát triển chính thức ) đạt mức cao kỷ lục, hơn 5, 5 tỉ USD (Nhân dân -29-12-2007). Vốn ODA dùng để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, trồng rừng phủ xanh đồi trọc, phát triển kinh tế nông thôn, xoá đói giảm nghèo, phát triển y tế, văn hoá giáo dục. Bước đầu giải quyết được mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng .
(Còn nữa)
CVL