Luận về “văn hoá thời gian”

Văn hoá thời gian là gì? Đây là câu hỏi chưa được giới nghiên cứu giải đáp thoả đáng về nguyên lý. Bằng cách tư duy thật, tác giả bài viết phân tích, nêu rõ thực chất, hình thức biểu hiện, hạn chế, nguyên nhân hạn chế nhận thức,đồng thời đề xuất giải pháp nhận thức đúng đắn khái niệm này, cách sử dụng thời gian có văn hoá ở Việt Nam.

Thời gian là gì?

Thời gian là khái niệm bao hàm các thuật ngữ “thời” và “gian”. Thời gắn với sự vật, vật chất trong thế giới tự nhiên; gian gắn với hiện tượng, tinh thần trong xã hội loài người; còn thời gian gắn với hiện thực, ý thức tồn tại trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người.

Vật chất biểu hiện bản chất sự thật về sự sống của nhóm (tập thể); tinh thần biểu hiện tính chất thật sự về sức sống của cá nhân (cá thể); ý thức biểu hiện thực chất thật về cuộc sống của cá nhân, nhóm, cộng đồng (xã hội).

Tức là, thời gian biểu hiện thực chất cuộc sống của cá nhân, nhóm, cộng đồng trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Thời gian gắn liền với cuộc sống của các loài vật trong đó có loài người; thời gian và cuộc sống không thể tồn tại ở bên ngoài thế giới, hay không thể “treo lơ lửng bên ngoài thế giới, cũng như bộ óc không tồn tại bên ngoài con người” [1].

Thời gian biểu hiện các mặt chủ yếu của cuộc sống như sau: tính chất hình thức sức sống hữu hạn, bản chất nội dung sự sống chưa vô hạn,thực chất nguyên lý cuộc sống vô hạn tồn tại ở giữa; sức sống hữu hạn gắn với thời gian không vô tận (vô cùng) của cá thể loài vật,sự sống chưa vô hạn gắn với thời gian chưa vô tận của tập thể loài vật, cuộc sống vô hạn gắn với thời gian vô tận của xã hội loài vật; xã hội loài vật không tồn tại thì thời gian cũng không tồn tại.

Thời gian, cuộc sống của loài vật, loài người gắn liền với “quỹ đạo quay vòng của trái đất tự quay xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời” [2]; trái đất không quay vòng (xoay vần) thì không thể có sự sống, cuộc sống, sức sống và thời gian. Quỹ đạo quay vòng của trái đất được nhìn nhận là cội nguồn sinh ra sự sống và thời gian; tức là, không có quỹ đạo quay vòng của trái đất hay không có “con đường của vũ trụ” [3] thì không thể có sự sống và thời gian.

Trái đất tự quay vòng xung quanh nó biểu hiện nội dung bên trong (tối - đêm) của thời gian; trái đất tự quay vòng xung quanh mặt trời biểu hiện hình thức bên ngoài (sáng - ngày)của thời gian; còn trái đất tự quay vòng xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời biểu hiện nguyên lý toàn diện ở giữa (đêm - ngày) của thời gian, như: thời gian ban ngày, ban đêm, bình minh, buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối,giữa trưa, giữa đêm, giữa ban ngày,v.v..

Thời gian gắn liền với cuộc sống hiện thực hay cuộc sống hiện tại; không có thời gian tức là không có cuộc sống hiện tại.Thời gian hiện tại gắn liền với ngôn ngữ giao tiếp của cuộc sống loài vật, loài người; loài người không tồn tại thì cũng không có khái niệm thời gian. Thời gian được nhìn nhận là tri thức khoa học do con người sáng tạo ra; bởi vì, có cuộc sống con người thì mới có khái niệm thời gian.

Thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai được biểu hiện như sau:tính chất hình thứctương lai bên ngoài, bản chất nội dung quá khứ bên trong, thực chất nguyên lý hiện tại mọi mặt tồn tại ở giữa.Chẳng hạn, có thời gian xa xưa, cổ xưa, thời nay, thời ấu thơ, thời trẻ, thời học sinh, thời sinh viên, thời gian làm việc, học tập, nghiên cứu khoa học, giao tiếp, vui chơi, giải trí, lễ hội, đi du lịch, hay thời gian độc lập, tự do, hạnh phúc; không có thời gian thì loài vật, loài người không thể sống, không thể có “hoa hướng dương” hay “hoa đào”, “hoa mai vàng” khoe sắc vào dịp tết mỗi khi xuân về, không thể có tiếng gà gáy báo thứcvào buổi sáng lúc bình minh. Do vậy, thời gian được con người coi là của cải có giá trị vô cùng lớn (vô giá), giá trị hơn cả vàng bạc châu báu; thời gian cũng không thể “trôi đi”, không thể “trôi nhanh”, “trôi chậm”, “trôi từ từ”, hay không thể có “thời gian đã mất”[4] như nhiều người tưởng tượng ra.

Văn hoá thời gian là gì?

Văn hoá thời gian bao hàm các khái niệm văn hoá và thời gian. Văn hoá biểu hiện thực chất “cuộc sống chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh” của cá nhân, nhóm, cộng đồngcác dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người [5].

Văn hoá gắn liền với thời gian, hình thành văn hoá thời gian hay thời gian được sử dụng có văn hoá. Theo đó, văn hoá thời gian biểu hiện mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu của cuộc sống như sau: bản chất nội dungsự sống chưa chân thật, chưa sáng tạogắn với nhóm ngườisử dụng thời gian chưa có văn hoá; tính chất hình thức sức sống không chân thật, không sáng tạo gắn với cá nhân sử dụng thời gian không có văn hoá; thực chất nguyên lý cuộc sống chân thật, sáng tạo gắn với cá nhân, nhóm, cộng đồng người sử dụng thời gian có văn hoá.

Tức là, văn hoá thời gian biểu hiện thực chất cá nhân, nhóm, cộng đồng chân thật sử dụng thời gian sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh trong quốc gia, xã hội loài người. Người sử dụng thời gian có văn hoá là người sống chân thật, sáng tạo, biết quý trọng và tiết kiệm thời gian; ngược lại, người sử dụng thời gian không có văn hoá là người sống không chân thật, không sáng tạo, không biết quý trọng và tiết kiệm thời gian.

Văn hoá thời gian gắn liền với lịch sử xã hội loài người; bởi vì, không có loài người thì không thể có khái niệm thế giới, văn hoá, thời gian, văn hoá thời gian, hay không thể có lịch sử thế giới, lịch sử văn hoá, lịch sử thời gian.

Văn hoá, thời gian và phát triển bền vững có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi cộng đồng sử dụng thời gian không có văn hoá thì xã hội phát triển không bền vững; khi cộng đồng sử dụng thời gian có văn hoáthì xã hội “phát triển bền vững” – khái niệm biểu hiện thực chất “sự cân đối, cân bằng, hài hoà lâu bền về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý vững chắc về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [6].

Điều đó có nghĩa, văn hoá thời gian là nói về cuộc sống chân thật và sáng tạo của con người. Con người sống không có văn hoá hay sống không chân thật và sáng tạo là cội nguồn gây ra sự lãng phí thời gian, dẫn đến tự nhiên, xã hội, quốc gia kém phát triển, tức là dẫn đến chất lượng cuộc sống chưa được bảo đảm cân đối, cân bằng, hài hoà, công bằng, bình đẳng, công lý trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người.

Hình thức biểu hiện của văn hoá thời gian

Văn hoá thời gian hay sử dụng thời gian có văn hoá gắn liền với khoa học, chất lượng, hiệu quả, phát triển. Theo đó, hình thức của nó được biểu hiện ở các mặt chủ yếu sau đây:

i) Khoa học sáng tạo. Khái niệm này biểu hiện thực chất sự chân thật và sáng tạo của con người trong cuộc sống; con người sống không chân thật, không sáng tạo thì không có văn hoá thời gian.Tức là, cá nhân, nhóm, cộng đồng không sử dụng thời gian có văn hoá thì không thể có khoa học phát triển hay phát triển khoa học. Chẳng hạn, giới nghiên cứu không sử dụng thời gian có văn hoá trong nghiên cứu khoa học thì không thể tạo ra các sản phẩm có chất lượng, bảo đảm cho đất nước phát triển.

ii) Chất lượng cuộc sống. Khái niệm này biểu hiện thực chất tri thức khoa học về chất lượng sống hay mức sống của người dân trong quốc gia;cuộc sống không có chất lượng gắn liền với sử dụng thời gian không có văn hoá.Tức là,con người sử dụng thời gian thiếu văn hoá thì không thể có chất lượng sống tốt hay cuộc sống phát triển. Chẳng hạn, cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc “không xây dựng môi trường văn hoá thì quốc gia không thể phát triển bền vững” [7].

iii) Hiệu quả công việc. Khái niệm này biểu hiện thực chất sử dụng thời gian hợp lý; con người sử dụng thời gian không hợp lý thì công việc không bảo đảm hiệu quả.Tức là cá nhân, nhóm, cộng đồng sử dụng thời gian không chân thật, sáng tạo thì không thể có cuộc sống phát triển. Chẳng hạn, khi môi trường sống, làm việc trong xã hội không thân thiện, không đoàn kết sẽ dẫn đến “các hoạt động không được phát triển hiệu quả” [8].

Hạn chế, nguyên nhân hạn chế nhận thức văn hoá thời gian trên thế giới và ở Việt Nam

Hạn chế trên thế giới

Nhận thức văn hoá thời gianở nhiều quốc gia còn hạn chế. Ngay cả giới nghiên cứu cũng chưa nhận thức rõ các mặt tính chất hình thức, bản chất nội dung, thực chất nguyên lý của khái niệm văn hoá, thời gian, văn hoá thời gian; hay chưa nhận thức rõ mối liên hệ giữa sự sống gắn với bản chất nội dung bên trong nội hàm của thời gian, sức sống gắn với tính chất hình thức bên ngoài ngoại diên của thời gian, cuộc sống gắn với thực chất nguyên lý toàn diện mọi mặt của thời gian tồn tại ở giữa.

Hạn chế nhận thức văn hoá thời gian làm cho nhiều người không sử dụng thời gian có văn hoá trong cuộc sống. Chẳng hạn, hiện nay có nhiều người đang để lãng phí thời gian sống của mình trong các sòng bạc, trò chơi đỏ đen, bạo lực giết người; nhiều người sống chỉ vì hạnh phúc của cá nhân, nhóm chứ không vì hạnh phúc của cộng đồng; nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình chứ không quan tâm đến lợi ích của các quốc gia, dân tộc khác, từ đó dẫn đến chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.

Hạn chế nhận thức văn hoá thời gian dẫn đến ý thức sống của nhiều người ở các quốc gia thiếu chân thật; dẫn đến tình trạng quốc gia “chưa giàu đã già” (quốc gia chưa phát triển nhưng có nhiều người già, thiếu lao động) [9], hay tình trạng cuộc sống của cộng đồng trong quốc gia thiếu chất lượng, như tuổi thọ cao nhưng chất lượng sống thấp. Đặc biệt, hạn chế nhận thức văn hoá thời gian làm cho giới nghiên cứu không hiểu rõ nguồn gốc của sự sống, nguồn gốc của thời gian; dẫn đến loài người đã tiêu phí nhiều thời gian vào những công việc vô ích, như: chạy đua sản xuất vũ khí kể cả vũ khí hạt nhân nguyên tử, xung đột, nội chiến, chiến tranh huỷ diệt sự sống, không đem lại cuộc sống hạnh phúc cho cộng đồng xã hội loài người trên trái đất.

Hạn chế ở Việt Nam

Nhận thức văn hoá thời gian ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Ngay cả khái niệm văn hoá, thời gian, văn hoá thời gian đều chưa được giới nghiên cứu hiểu rõ về thực chất nguyên lý của chúng. Chẳng hạn, trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), thời gian chỉ được nhìn nhận chung chung là sự sống gắn với “vật chất (cùng với không gian)” mà không nhìn nhận cụ thể là cuộc sống của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người.

Hạn chế nhận thức khái niệm văn hoá, thời gian, văn hoá thời gian làm cho công dân, đội ngũ cán bộ (đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên), người lãnh đạo, nghiên cứu thiếu hiểu biết nguyên lý chân thật, sáng tạo của văn hoá, hay thiếu quan tâm nghiên cứu hình thức sử dụng thời gian có văn hoá trongcác lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

Hạn chế nêu trên còn làm cho giới nghiên cứu không phân biệt rõ mối liên hệ giữa hình thức “lượng”không phát triển (sai), nội dung “chất”chưa phát triển (chưa đúng), nguyên lý chất lượng phát triển (đúng); tức không coi trọng nghiên cứu chất lượngphát triển con người.Hạn chế nêu trên được coi là một trong các nguyên nhân dẫn đến nguy cơ già hoá dân số hay quốc gia chưa giàu đã già, năng suất lao động thấp kém so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; dẫn đến “lãng phí thời gian” trong lễ hội [10], lãng phí trong “lĩnh vực hành chính nhà nước, tình trạng quan liêu về thủ tục khiến nhiều dự án gác lại, kéo dài thời gian”, hay “lãng phí về thời gian, kinh phí trong tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm ở các cấp, các ngành là rất lớn” [11]; lãng phí nói chung, lãng phí thời gian nói riêng đang làm mất đi của cải, tài nguyên thiên nhiên,giá trị của cuộc sống, đặc biệt là vấn nạn“chảy máu” và “lãng phí chất xám” [12].

Nguyên nhân hạn chế

Bằng cách tư duy thật, tác giả bài viết cho rằng, hạn chế nhận thức văn hoá thời gian là do giới nghiên cứu chưa làm rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa tính chất hình thức sức sống không phát triển, bản chất nội dung sự sống chưa phát triển, thực chất  nguyên lý cuộc sống phát triển tồn tại ở giữa, dạng mô hình: bản chất sự sống chưa phát triển – thực chất cuộc sống phát triển – tính chất sức sống không phát triển. Nói cách khác, hạn chế nhận thức văn hoá thời gian là do giới nghiên cứu đã không hiểu rõ thực chất khái niệm cuộc sống gắn liền với phát triển.

Giải pháp nhận thức đúng đắn văn hoá thời gian,cách sử dụng thời gian có văn hoá ở Việt Nam

Thứ nhất, đổi mới sáng tạo tư duy “khái niệm”. Khái niệm chưa được giới nghiên cứu làm rõ về nguyên lý. Khái niệm biểu hiện mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu của cuộc sống hiện thực như sau: thuật ngữ “khái” gắn với nội dung sự vật, sự sống ở bên trong; thuật ngữ “niệm” gắn với hình thức hiện tượng, sức sống ở bên ngoài; còn khái niệm gắn với nguyên lý hiện thực, cuộc sống tồn tại ở giữa, dạng mô hình: nội dung sự vật bên trong –nguyên lý hiện thực toàn diện– hình thức hiện tượng bên ngoài. Điều đó có nghĩa, đổi mới sáng tạo tư duykhái niệm lànhận thức đúng đắn thuật ngữ, khái niệm trong ngôn ngữ học, như:sống, chết, văn hoá, thời gian, sự thật, sự sống, phát triển.

Thứ hai, đổi mới sáng tạo tư duy khái niệm “thời gian”. Thời gian chưa được giới nghiên cứu làm rõ về nguyên lý. Thời gian biểu hiện mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu của cuộc sống và văn hoá thời gian như sau: hình thức sức sống không chân thật, không sáng tạo biểu hiện tính chất thời gian khôngvăn hoá; nội dung sự sống chưa chân thật, chưa sáng tạo biểu hiện bản chất thời gian chưa văn hoá; nguyên lý cuộc sống chân thật, sáng tạo biểu hiện thực chất thời gian văn hoá, dạng mô hình: bản chất thời gian chưa văn hoá– thực chất thời gian văn hoá– tính chất thời gian không văn hoá. Tức là, đổi mới sáng tạo tư duy khái niệm thời gian là nhận thức đúng đắn thời gian văn hoá hay văn hoá thời gian.

Thứ ba, đổi mới sáng tạo tư duy khái niệm “sự sống”. Khái niệm sự sống chưa được giới nghiên cứu làm rõ về nguyên lý. Sự sống biểu hiện mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu của cuộc sống và sử dụng thời gian có văn hoá như sau: thuật ngữ “sự” biểu hiện nội dung sự sống chưa gắn với sử dụng thời gian có văn hoá; thuật ngữ “sống” biểu hiện hình thức sức sống không gắn với sử dụng thời gian có văn hoá; sự sống biểu hiện nguyên lý cuộc sống gắn với cách sử dụng thời gian có văn hoá, dạng mô hình: bản chất chưa sử dụng thời gian có văn hoá– thực chất cách sử dụng thời gian có văn hoá – tính chất không sử dụng thời gian có văn hoá. Tức là đổi mới tư duy khái niệm sự sống là nhận thức đúng đắncách sử dụng thời gian có văn hoá.

Kết luận

Thời gian gắn liền với cuộc sống của con người. Văn hoá thời gian là nói về công dân ở các quốc gia sử dụng thời gian vì sự phát triển thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Quốc gia không thể phát triển bền vững khi các cá nhân, nhóm, cộng đồng không chân thật và sáng tạo sử dụng thời gian bảo đảm chất lượng cuộc sống.

Để nhận thức đúng đắn văn hoá thời gian, cách sử dụng thời gian có văn hoá, đáp ứng yêu cầu “thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” theo Nghị quyết 53/NQ-CP ngày 14/4/2023 của Chính phủ, trước hết, mỗi công dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cần phải đổi mới sáng tạo tư duy về khái niệm, thời gian, sự sống trong làm việc, học tập, nghiên cứu khoa học, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

………………..

Tài liệu trích dẫn:

[1] C. Mác, Ph. Ăngghen, Toàn tập,  Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 1, tr. 156.

[2] Nguyễn Hữu Đổng, Giải mã bí ẩn mối liên hệ giữa con gà và quả trứng gà, vanhoavaphattrien.vn/, ngày 11/12/2022.

[3] Nguyễn Hữu Đổng, Giải mã bí ẩn chữ số tự nhiên, sự sống, luật phát triển, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 01/12/2022.

[4] Hiền Đỗ, Bốn dịch giả gạo cội ‘đi tìm thời gian đã mất’, https://vnexpress.net/, ngày 20/11/2013.

[5], [6], [7]Nguyễn Hữu Đổng, Xây dựng môi trường văn hoá phát triển bền vững ở Việt Nam, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 04/01/2023.

[8] Phạm Việt Long, Luận về lòng đố kỵ và văn hoá đố kỵ, https://vanhoavaphattrien.vn, ngày 23/03/2023.

[9] Đông A, Trung Quốc rơi vào tình thế ‘chưa giàu đã già’, https://thanhnien.vn/, ngày 10/06/2021.

[10] VOV.VN, Không thể để mặc lễ hội thành nơi hoang phí tiền bạc, thời gian, https://vov.vn/, ngày 09/02/2017.

[11] Lê Châu, Nâng cấp lãng phí thành quốc nạn, https://vneconomy.vn/, ngày 19/06/2013.

[12] Nhiên An, Lãng phí chất xám, https://thanhnien.vn/, ngày 29/10/2022.

Ngày 29/06/2023