Mỗi ngày 3 bản nhạc dễ nghe đẳng cấp thế giới - Ngày thứ 21

Trong ngày thứ 21 này, chúng ta thưởng thức 3 tác phẩm: Yesterday Once More, Je n'pourrai jamais t'oublier, Tocata., với các phiên bản hòa tầu, người nước ngoài hát, người Việt hát.
capenther-1630057146.jpg
 

1. Yesterday Once More

The Carpenters

Carpenters - Overture/ Yesterday Once More - With The Royal Philharmonic Orchestra December 7, 2018

The Carpenters - Yesterday Once More - Fingerstyle Acoustic Guitar

Live Show Connecticut | Yesterday One More | Cát Tiên - Hoàng Thục Linh - Linda Chou

"Yesterday Once More" là ca khúc hit của ban nhạc The Carpenters, phát hành làm đĩa đơn từ album phòng thu của họ Now & Then vào năm 1973. Bài hát được sáng tác bởi Richard Carpenter và John Bettis.

Lời bài hát viết về cảm xúc của một người khi nhớ lại thời thơ bé, lắng nghe những bài hát và hát theo nhạc trên radio. Bài hát đã đạt đến vị trí số 2 trên Billboard Hot 100 và vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Easy Listening, trở thành đĩa đơn quán quân thứ tám của họ trên bảng xếp hạng này. Tuy không nổi tiếng bằng các ca khúc đánh dấu tên tuổi của họ như "Close to You" hay "We've Only Just Begun", bản ballad này lại là đĩa đơn thành công nhất của The Carpenters về mặt doanh thu. Richard Carpenter cũng phát biểu đây là bài hát tâm đắc nhất trong số tất cả các bài hát mà anh sáng tác.

Dionne Warwick, người bạn thân của The Carpenters, đã biểu diễn bài hát này trực tiếp tại Las Vegas vào đêm trước cái chết của Karen Carpenter năm 1983.

The Carpenters: Là bộ đôi ca sĩ và nhạc công người Mỹ, gồm hai anh em ruột Karen (1950–1983) và Richard Carpenter (sinh 1946). Hai nghệ sĩ đã sản xuất những sản phẩm âm nhạc có phong cách nhẹ nhàng, kết hợp giữa giọng nữ trầm của Karen với những kĩ năng cải biên và sáng tác của Richard. Trong sự nghiệp kéo dài 14 năm của họ, The Carpenters đã thu âm tổng cộng 10 album cùng nhiều đĩa đơn và một số chương trình truyền hình đặc biệt.

Hai anh em sinh ra tại New Haven, Connecticut và chuyển đến Downey, California vào năm 1963. Lúc còn nhỏ, Richard đi học chơi piano rồi trở thành sinh viên của Đại học Tiểu bang California, Long Beach, trong khi Karen học chơi trống trong khoảng thời gian đó. Hai người lần đầu biểu diễn cùng nhau vào năm 1965 và thành lập bộ tam nghệ sĩ nhạc jazz Richard Carpenter Trio, và sau đó là nhóm nhạc theo phong cách middle-of-the-road Spectrum. Với việc ký kết hợp đồng với A&M Records vào năm 1969 dưới nghệ danh Carpenters, bộ đôi đã đạt được thành công lớn ngay trong năm sau với các đĩa đơn hit "(They Long to Be) Close to You" và "We've Only Just Begun". Sau đó, những giai điệu nhạc pop thương hiệu của họ đã sản sinh ra một loạt các bản thu âm hit, phá vỡ nhiều kỷ lục trên các bảng xếp hạng American Top 40 và Adult Contemporary. Bộ đôi trở thành nghệ sĩ có doanh số hàng đầu ở các dòng nhạc soft rock, easy listening và adult contemporary. The Carpenters có tổng cộng ba đĩa đơn quán quân và năm đĩa đơn á quân trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, 15 ca khúc hit trên bảng xếp hạng Adult Contemporary, cùng 12 đĩa đơn nằm trong top 10. Bộ đôi đã bán ra hơn 90 triệu bản thu âm trên toàn cầu và là một trong những nghệ sĩ bán đĩa chạy nhất mọi thời đại. Trong thập niên 1970, bộ đôi liên tục thực hiện các chuyến lưu diễn và điều này khiến hai nghệ sĩ phải chịu thêm nhiều căng thẳng. Vào năm 1979, Richard phải dừng hoạt động trong một năm sau khi nghiện chất an thần Quaalude. Trong khi đó, sức khỏe của Karen bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hội chứng chán ăn tâm thần.

Sự nghiệp của bộ đôi chấm dứt vào năm 1983, khi Karen qua đời sau một cơn suy tim gây ra bởi những biến chứng của bệnh chán ăn. Tin tức về tình cảnh của Karen xuất hiện rộng khắp trên báo chí và các phương tiện truyền thông, khiến công chúng bắt đầu nhận thức rõ ràng hơn về những hội chứng rối loạn ăn uống. Mặc dù The Carpenters từng bị chỉ trích vì hình ảnh sạch sẽ và lành mạnh đến mức bảo thủ trong thập niên 1970, âm nhạc của họ sau này đã được nhìn nhận, đánh giá lại, nhận được những lời tán dương từ các nhà phê bình và tiếp tục gặt hái những thành công thương mại.

capenther1-1630057146.jpg
 

2. Toccata

Toccata có nghĩa là bản nhạc được sáng tác riêng cho nhạc cụ có dàn phím như Piano, Organ. Phong cách rất tự do, nhằm mục đích để người nghệ sĩ thể hiện kỹ thuật chơi đàn. Thuật ngữ Toccata có gốc từ tiếng Ý: Toccare, và nó cũng xuất hiện lần đầu tiên ở Ý vào khoảng 1590. Vài bản Toccata nổi tiếng: 1/ Toccata / Fugue D Minor (Bach), 2/ Toccata: (Paul Mauriat & Gaston Rolland).

 Paul Mauriat

3. Je n'pourrai jamais t'oublier

Mưa trên biển vắng là tên tiếng Việt của ca khúc Pháp: Je ne pourrais jamais t'oublier (tạm dịch: Em không bao giờ có thể quên anh) do Emil Dimitrov và Patricia Carli sáng tác vào năm 1970. Phiên bản tiếng Pháp được những người yêu nhạc trên thế giới biết đến với giọng hát của Nicoletta.

Paul Mauriat (Đã giới thiệu ở ngày thứ tư)

Nicoletta - Je n'pourrai jamais t'oublier

Nicoletta Grisoni: Còn có tên khác là Nicole Fernande Grisoni-Chappuis, được biết đến với biệt danh Nicoletta (sinh ngày 11 tháng 4 năm 1944 tại Vongy, nay được gọi là Thonon-les-Bains, Haute-Savoie, Pháp) là một ca sĩ nhạc pop người Pháp. Trở nên rất nổi tiếng trên đài phát thanh và truyền hình Pháp, nơi cô có một số bản hit trong những năm 1960 và 1970, cô được coi là một phần của thế hệ yé-yé ở Pháp chịu ảnh hưởng nặng nề của âm nhạc Mỹ, đặc biệt là Rhythm và blues, Nhạc rock and roll và Beat. Cô chủ yếu được biết đến với phiên bản "Mamy Blue".

Nicoletta Grisoni được cho là sinh ra từ một người phụ nữ chậm phát triển trí tuệ và mang thai do bị cưỡng hiếp. Cô được cho là đã chọn bài hát "Mamy Blue"  Mamy Blue như một lời tri ân đến mẹ của mình. Bản gốc của bài hát là của ban nhạc Tây Ban Nha Los Pop-Tops và đã bị nhiều người giải thích sai.

nicoletta-1630088648.jpg
 

Cô bắt đầu hoạt động âm nhạc với tư cách là thành viên của dàn hợp xướng nhà thờ địa phương. Cô đã làm việc một thời gian trong tiệm giặt là và tại một phòng khám y tế, ngoài DJ vào đầu những năm 1960 đang phát triển mối quan hệ. Được sự khuyến khích của nhạc sĩ người Pháp Léo Missir, cô đã được ký hợp đồng với Barclay. Các bản hit đầu tiên của cô bao gồm "L'Homme à la moto" (một bài hát trước đó của Edith Piaf ), "Pour oublier qu'on s'est aimé" (từ Nino Ferrer và "Encore un jour sans toi" (đồng sáng tác bởi Guy Marchand và Léo Missir).

Năm 1971, cô thu âm phiên bản tiếng Pháp của "Mamy Blue", một bài hát phúc âm do Hubert Giraud sáng tác với thành công vang dội. Nó cũng thành công vang dội ở nhiều quốc gia bên ngoài nước Pháp. Năm 1973, cô thành lập hãng thu âm của riêng mình, "Rapa Nui", để sản xuất và tung ra những tài năng mới. Cùng năm, cô phát hành "Fio Maravilla", một hit lớn khác của cô. Nguồn gốc là một bản hit Brazil của Jorge Ben Jor và được chuyển thể sang tiếng Pháp bởi nhà thơ trữ tình Boris Bergman. Năm 1976, phiên bản tiếng Pháp của cô trong The Battle Hymn of the Republic , có tựa đề "Glory Alleluia" với phần lời và phần phối khí mới bằng tiếng Pháp của André Pascal , đã trở thành một bản hit Giáng sinh.

Sau một thời gian gián đoạn vì hôn nhân và sinh con, cô trở lại âm nhạc vào năm 1983 với "Idées noires", với tư cách là một cặp song ca với Bernard Lavilliers. Năm 1987, cô tham gia vở opera Grandeur et décadence de la ville de Mahagonny (phiên bản tiếng Pháp của Rise and Fall of the City of Mahagonny của Kurt Weill và Bertolt Brecht, đóng vai Jenny trong vở opera.

Vào đầu những năm 1990, cô gặp phải những vấn đề lớn về tài chính mặc dù đã phát hành những bản trình diễn chất lượng với sự hợp tác của William Sheller, Richard Cocciante, Pierre Delanoë và tham gia các buổi dạ tiệc.

Năm 2006, Nicoletta phát hành một album nhạc jazz Le Rendez-vous trên nhãn Universal Classics chứa những sự trình diễn của cô về các tác phẩm kinh điển nhạc jazz bao gồm "Summertime", "Georgia on My Mind", "Bei mir bist du schon" và một số tài liệu gốc do Bernard Lavilliers viết, Patrick Eudeline và Manu Chao. Nicoletta được giới phê bình hoan nghênh và tiếp tục là một phần không thể thiếu của văn hóa âm nhạc Pháp. Cô trở thành nhân viên của Ordre des Arts et des Lettres vào năm 2010 để công nhận sản phẩm âm nhạc của mình.

Năm 2011, cô hợp tác với Didier Morville được biết đến với cái tên Joeystarr , giọng ca cũ của Suprême NTM trong một phiên bản rap mới được tân trang lại của hit "Mamy Blue" mang tên "Mamy" với phần lời hoàn toàn mới. "Mamy" lấy mẫu nhiều trên đường đua chủ yếu là của Nicoletta. Bài hát xuất hiện trong album của rapper mang tên Egomaniac và vào tháng 9 năm 2012, cô đã tổ chức một buổi hòa nhạc với 400 thành viên dàn hợp xướng từ Saint Gervais, gần Bordeaux.

Ngọc Lan - Mưa trên biển vắng 

Ca khúc nhạc Pháp có tựa đề: Je ne pourrais jamais t’oublier (Em không bao giờ có thể quên anh), trở thành một hiện tượng đặc biệt trong làng nhạc Việt khi từ một ca khúc gốc duy nhất này, hai nhạc sĩ tài năng đã phổ thành hai bản tiếng Việt đều rất hay và nổi tiếng, đó là bản ‘Nhớ anh mà thôi’ của nhạc sĩ Phạm Duy và bản ‘Mưa Trên biển vắng‘ của nhạc sĩ Nhật Ngân.

Ngọc Lan: Ngọc Lan tên thật là Lê Thanh Lan, sinh ngày 28 tháng 12 năm 1956 tại Nha Trang (cô còn được gọi chung với tên Thánh là Maria Lê Thanh Lan). Ngọc Lan là người con thứ năm trong số 8 người con trong một gia đình khá giả, cha của cô, ông Lê Đức Mậu, từng phục vụ trong Binh Chủng Truyền Tin của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Khi còn ở Việt Nam, cô đã đến với âm nhạc qua nhạc sĩ Lê Hoàng Long, từng học nhạc và biểu diễn trong một số dịp tại Nha Trang. Cô đã từng theo học ở trường Lý Thường Kiệt, ngoại ô Sài Gòn.

Năm 1980, Ngọc Lan đến Hoa Kỳ và định cư tại Minnesota. Hai năm sau, Ngọc Lan thực sự bắt đầu sự nghiệp ca hát ở California. Cô lấy nghệ danh Ngọc Lan vì tên thật Thanh Lan trùng với ca sĩ Thanh Lan đã nổi tiếng. Với sự giới thiệu của ca sĩ Duy Quang, cô đã hát tại một số quán cà phê nhạc và các buổi biểu diễn. Trong những buổi đầu đi hát với mục đích kiếm tiền phụ giúp gia đình và trang trải việc học hành, cô đã từng có ý định bỏ nghề để về phụ gia đình bán hamburger vì cô cảm thấy thanh quản của cô không cho phép cô hát quá nhiều. Nhưng được sự khích lệ của người thân và bạn bè, cô tiếp tục con đường ca hát và gặt được nhiều thành công ngoài mong đợi.

Với chất giọng ngọt ngào, trữ tình, man mác nỗi buồn, Ngọc Lan nhanh chóng được khán giả biết đến và đã được các trung tâm nổi tiếng mời thu âm như trung tâm băng nhạc Dạ Lan, trung tâm Giáng Ngọc, và xuất hiện thường xuyên tại các vũ trường, phòng trà... Đặc biệt sau khi cộng tác với trung tâm nhạc MayQ Productions và được trung tâm này thực hiện riêng hai chương trình video đặc biệt Ngọc Lan 1: Như em đã yêu anh (1989) và Ngọc Lan 2: Mặt trời bên kia mùa hạ (1991) bởi đạo diễn Đặng Trần Thức thì Ngọc Lan đã đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp âm nhạc. Hai cuốn video trên cho đến nay vẫn được đánh giá là hai cuốn video rất có giá trị về mặt nghệ thuật được dành riêng cho một nghệ sĩ.

ngoc-lan-1630088648.jpg
Ngọc Lan

Sự thành công ngoài sức tưởng tượng của Ngọc Lan được giới chuyên môn nhận định là do tên tuổi của cô xuất hiện vào những năm tháng mà nền âm nhạc hải ngoại đang "khát" ca sĩ và những tiếng hát mới, sự xuất hiện của cô với việc lựa chọn đúng dòng nhạc Tình ca - dòng nhạc mà trong thời kỳ này rất được ưa chuộng bên cạnh những tiếng hát đã thành công với những loại nhạc này từ trước năm 1975 như Khánh Hà, Tuấn Ngọc, Duy Quang.... cũng góp phần dẫn tới sự thành công của cô. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận được tài năng và chất giọng thiên phú của cô mới chính là yếu tố đưa tên tuổi của cô bay xa hơn trên bầu trời âm nhạc.

Thành công nối tiếp thành công, sau đó cuối thập niên 80 đầu 90, cô nhận lời mời của trung tâm Asia tham gia trong CD 15 Liên khúc Tình Yêu cùng với 2 tiếng hát khác cũng đang được mến mộ lúc bấy giờ là Trung Hành và Kiều Nga, CD này đã mở ra thời kỳ của phong trào liên khúc và được ưa chuộng không riêng gì tại hải ngoại mà còn lan về tận ở Việt Nam, được ghi nhận là một trong những CD Liên khúc có số bán cao nhất trong lịch sử của trung tâm này. Qua CD này, tên tuổi Ngọc Lan ngày càng nổi tiếng.

Đồng thời trong thời gian này, cô cũng đã được mời đi lưu diễn liên tục, khắp nơi và đã trở thành nữ ca sĩ Top của liên tiếp 4 năm kể từ năm 1987 trong làng ca nhạc của cộng đồng người Việt trên khắp năm châu. Đáng kể như là chuyến lưu diễn 3 đêm rất thành công của cô tại Sydney và Melbourne, Úc năm 1990. Báo Chiêu Dương (Úc) đã đăng ngày 14 tháng 9 năm 1990 như sau:

“Qua 3 đêm trình diễn tại Sydney và Melbourne, 2 thành phố lớn nhất của Úc Châu, nữ ca sĩ Ngọc Lan đã thành công rực rỡ. Tất cả các show đều đông nghẹt khán giả, hơn 400 khán giả đã phải ra về vì hết vé tại Bankstown Town Hall (Sydney). Tại Melbourne, hơn 1500 khán giả đã phải đứng để xem Ngọc Lan trình diễn. Hơn 300 khán giả phải ra về vì Hall không còn sức chứa! Có thể nói nữ ca sĩ tài sắc vẹn toàn Ngọc Lan đã làm nên "lịch sử" vì hơn 8 năm nay, từ lúc có các chương trình ca nhạc tại Úc Châu, đây là Show đông đảo khán giả nhất đã dành cho nữ ca sĩ Ngọc Lan.

Sau 3 đêm liên tiếp thành công rực rỡ tại Sydney và Melbourne, thể theo lời yêu cầu của nhiều vị khán giả chưa xem được các đêm trình diễn vừa qua vì hết vé, nữ ca sĩ số 1 Ngọc Lan quyết định ở lại Úc Châu thêm một tuần lễ để trình diễn đêm: Dạ Vũ Ngọc Lan Giã Từ Úc Châu

Năm 1992, là năm đánh dấu sự thu hình trực tiếp đầu tiên của Ngọc Lan trên sân khấu ca nhạc trong chương trình Hollywood Night 1 với ca khúc Mưa trên biển vắng vào ngày 10 tháng 3 năm 1992, cũng trong dịp này, cô đã dành cho MC Nam Lộc buổi phỏng vấn chính thức đầu tiên. Ngọc Lan có sự cộng tác gắn bó với những chương trình của Hollywood Night, điều này làm nhiều người lầm tưởng cô có hùn vốn với trung tâm này. Sự cộng tác vẫn diễn ra liên tục và đều đặn cho tới khi cô giã từ sự nghiệp để lùi về bóng tối, nên có thể nói tên tuổi của Ngọc Lan đã gắn liền với những chương trình Hollywood Night.

Ngọc Lan được yêu thích qua nhiều nhạc phẩm nước ngoài lời Việt, như Mưa trên biển vắng (cô cho đây là ca khúc đã đưa cô đến gần với khán giả), Dòng sông tuổi nhỏ Dòng sông tuổi nhỏ (La Maritza)... Cô cũng trình bày nhiều ca khúc tiếng Pháp như Viens m'embrasser, Poupée de cire, poupée de son, Les valses de vienne, những nhạc phẩm của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Đức Huy... Cô hát ở rất nhiều thể loại nhạc và dòng nhạc. Theo một số người sưu tầm nhạc, cô đã trình bày trên 800 ca khúc và trên 40 video clip. Sự hạn chế quay video thu hình được chính cô giải thích là do bản tính nhút nhát của mình trước ống kính.

Sau đó Ngọc Lan đột ngột không xuất hiện nữa vào năm 1993 và tạo nên nhiều tin đồn. Năm 1994 cô xuất hiện trở lại trong một số chương trình, cùng năm đó, trong chương trình đánh dấu sự trở lại của cô mang tên "Ngọc Lan và Thính Giả thương yêu" tại Anaheim với kết quả thành công mỹ mãn, tuy nhiên sau buổi ca nhạc đó, khán giả cũng nhận ra rằng cô có phần nào suy sụp tinh thần và tiếng hát của cô không còn linh động như xưa. Nguyên nhân có lẽ là do bệnh tình và sự qua đời đột ngột của người chị gái trước đó không lâu. Năm 1994 cũng là một năm cô kết hôn với nhạc sĩ Kevin Khoa. Và từ đó trở đi, cô vẫn tiếp tục sinh hoạt văn nghệ nhưng không còn mạnh mẽ như những năm đầu thập niên 90 khi mà tên tuổi cô được rất nhiều người biết đến vì sức khỏe không cho phép.

Trong năm 1996, trong lần thu hình trong cuốn video 12: Việt Nam Niềm Nhớ cho trung tâm Asia tại Toronto để trình bày nhạc phẩm Con đường tôi về của nhạc sĩ Lê Tín Hương, trước hàng ngàn khán giả, Ngọc Lan phải có người nắm tay đưa lên sân khấu, dù bị hạn chế tầm nhìn nhưng cô vẫn cố gắng lột tả trọn vẹn ca khúc này với hình ảnh khó quên khi cô quỳ giữa sân khấu vào lúc cuối phần trình diễn. Và trong thời gian đó, Ngọc Lan thỉnh thoảng vẫn còn xuất hiện trong các băng video cho các trung tâm ca nhạc như Hollywood Nights, Asia nhưng hầu hết là các clip quay ngoại cảnh thay vì trên sân khấu.

Năm 1998, Ngọc Lan xuất hiện lần cuối cùng trong dịp thu hình quay ngoại cảnh cho Asia cuốn Video 18: Nhớ Sài Gòn, trong cuốn video này, Ngọc Lan đã cắt đi kiểu tóc uốn xoăn đặc trưng mà thay vào đó là kiểu tóc tém cùng gương mặt mệt mỏi, đượm buồn của mình trong ca khúc Khóc một dòng sông Khóc một dòng sông của Đức Huy. Đây là video ca nhạc cuối cùng của cô với trung tâm Asia.

Sau đó không lâu, trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình tại Nam California phát hình vào ngày 10 tháng 3 năm 1998, Ngọc Lan và phu quân Kelvin Khoa đã dành cho MC Nam Lộc và Thụy Trinh một cuộc nói chuyện thân tình để giải tỏa những thắc mắc và lời đồn đại về tình trạng bệnh tình của cô từ giới thưởng ngoạn, tai hại nhất là vụ trung tâm băng nhạc Diễm xưa đưa tin về việc ca sĩ hải ngoại Ngọc Lan đã qua đời trước đó. Và đây cũng là lần cuối cùng cô xuất hiện trước khán giả, sau đó cô giã từ sân khấu, lùi hẳn vào trong bóng tối vì bệnh tình cô ngày càng trầm trọng.

Sau một thời gian dài bị chứng bệnh đa xơ cứng hành hạ và thị lực bị hạn chế, Ngọc Lan đã từ trần vào lúc 8 giờ 25 sáng ngày 6 tháng 3 năm 2001 tại bệnh viện Vencor, Huntington Beach, Nam California.

 

Tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet

 

Phan Châu Thành

Phan Châu Thành

23:36 30/08/2021

Rất hay, bổ ích. Cảm ơn những người biên tập.