Nghệ nhân, Đồng Thầy Đinh Thị Sinh – Gần thập kỉ góp công gìn giữ, phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu

Gần thập kỷ trôi qua, nghệ nhân, đồng thầy Đinh Thị Sinh đã âm thầm đóng góp trong việc gìn giữ, phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu. Bên cạnh đó Đồng thầy Đinh Thị Sinh còn đưa di sản diễn sướng Hầu đồng giao lưu Quốc tế góp phần quảng bá di sản văn hóa giao lưu hợp tác và phát huy tín ngưỡng tam tứ phủ mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
dinh-thi-sinh-1-1646638897.PNG
Bà Đinh Thị Sinh là một trong số ít Thanh Đồng đại diện cho hàng nghìn Thanh Đồng Việt Nam được chọn diễn sướng giao lưu quốc Tế tại đất nước MYANMA năm 2018

Chúng tôi tình cờ gặp Nghệ Nhân  - Đồng Thầy Đinh Thị Sinh trong trang Phục Chầu Đệ Nhị - Thượng Ngàn tại buổi diễn sướng văn hóa di sản Tam tứ Phủ tại MYANMA do TƯ Hội Nghệ Nhân Việt Nam tổ chức. Vẫn nét mặt xinh tươi, vóc dáng nhỏ nhắn thanh thoát uyển chuyển theo làn điệu Chầu văn mượt mà bay bổng giao hòa rất tự nhiên, mang đến cảm giác thư thái tươi vui trong buổi diễn sướng giao lưu quốc tế khiến cả hội trường trong đó có không ít các bạn bè quốc tế tỏ ra thán phục. Trong buổi đại diện giao lưu ấy, đồng thầy Đinh Thị Sinh đã vinh dự được Ban Tôn Giáo Chính Phủ MYANMA trao bằng khen ... mang niềm tự hào về cho quê hương.

dinh-thi-sinh-2-1646639035.PNG
Đồng thầy Đinh Thị Sinh loan giá ngự đồng

Đồng thầy Đinh Thị Sinh sinh ra trên quê hương Yên Trung – Ý Yên – Nam Định trong gia đình có truyền thống văn hóa mang đậm đà bản sắc tín ngưỡng thờ Mẫu. Từ nhỏ, bà Đinh Thị Sinh đã cảm được bản mệnh của mình. Khi trưởng thành, cũng như bao người con gái hiền ngoan chăm chỉ, bà lấy chồng sinh con.  Những tưởng cuộc sống êm đềm như bao phụ nữ khác, lấy chồng lập gia đình ấm êm hạnh phúc. Tuy nhiên cuộc đời bà đã chuyển hướng khác, sau nhiều lần bị “cơ hành”, bà quyết định tôn nhang bản mệnh, nối tiếp truyền thống gia đình bảo tồn, gìn giữ gia đạo, gìn giữ tín ngưỡng cổ xưa này của người Việt.

Ngày ấy việc trình đồng mở phủ còn gặp nhiều khó khăn, lúc bấy giờ cả nước đang ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội. Bà từ biệt gia đình về Quảng Ninh làm Kinh tế. Tình cờ nơi công tác làm việc của bà ngay tại khu Đền Thượng Cái Lân – Thờ Mẫu - Nổi tiếng linh thiêng TP Hạ Long. Vì tín tâm tín ngưỡng Tam tứ Phủ nên thường xuyên bà lui tới. Cơ duyên đã đưa bà gặp phải người chồng chính là thủ nhang của ngôi Đền. Kể từ đó, bà cùng chồng chăm nom, phát triển đền.

Sau ngày chồng mất, một mình bà Đinh Thị Sinh chấp tác trông nom ngôi Đền. Ngôi đền ban đầu còn nhỏ hẹp, thiếu thốn nhiều thứ nhưng với tài năng và sự toàn tâm toàn ý chăm lo mở mang của bà, giờ đây đền phủ đã khang trang hơn. Đền Thượng Cái Lân đã được bách gia trăm họ biết đến, là khu đền khang trang linh thiêng bậc nhất Cảng Cái Lân. Tại đây trở thành nơi thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, là điểm tựa tâm linh của các thanh đồng, đệ tử khắp nơi.

dinh-thi-sinh-3-1646639254.PNG
Đền Mẫu Thượng

Từ khi tín ngưỡng thờ Mẫu tam, tứ phủ của người Việt được UNESCO vinh danh trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2016, đồng thầy Đinh Thị Sinh càng thấy trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn và phát huy giá trị tâm linh của tín ngưỡng, trong đó có nghệ thuật chầu văn - loại hình âm nhạc đặc biệt gắn với nghi thức hầu đồng. 

Xuất phát từ tâm hướng thiện, tín ngưỡng tâm linh đạo Mẫu, bà luôn phát huy làm tròn trách nhiệm của mình trong mọi hoạt động tốt đời, đẹp đạo. Mỗi khi có các cuộc giao lưu truyền thông diễn sướng Hầu đồng, hay các cuộc tọa đàm giao lưu nâng cao hiểu biết lịch sử tín ngưỡng thờ Mẫu, bảo tồn và phát huy di sản tâm linh Tam Tứ Phủ của dân tộc, bà đều tham dự. Bà mong muốn làm cho mọi người cùng hiểu đầy đủ, hiểu đúng về giá trị gốc của di sản, để thực hành nghi lễ tín ngưỡng đúng đắn, lành mạnh, cùng nhau bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa độc đáo của dân tộc.

dinh-thi-sinh-4-1646659584.PNG

Đối với các con nhang đệ tử theo Đền, bà luôn quan tâm chăm lo đời sống kinh tế và động viên nhắc nhở các đệ tử con nhang sống tốt đời đẹp đạo, và hướng đến những giá trị tốt đẹp của Đạo Mẫu. Muốn đẹp đạo phải tốt đời, nghĩ vậy nên đồng thầy Đinh Thị Sinh cũng tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, đóng góp trao quà tặng đến người nghèo, gia tâm công đức xây dựng Đền chùa miếu mạo, nghĩa trang liệt sĩ …cùng nhiều hoạt động chăm lo đời sống văn hóa khu dân cư.

          Ghi nhận những đóng góp cho việc bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể của dân tộc, nhiều năm liền bà được các cấp các ngành địa phương, TP tỉnh Quảng Ninh ghi nhận, trao tặng bằng khen. Bên cạnh đó, bà vinh dự được tặng nhiều bằng khen, chứng nhận của các Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nan, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

          Bằng tấm lòng từ bi, thương yêu đoàn kết, giúp đỡ và nguyện sống phụng sự tốt đời đẹp đạo, nghệ nhân đồng thầy Thủ nhang Đinh Thị Sinh đã và đang cống hiến công sức của mình cho sự nghiệp bảo tồn, phát huy di sản tín ngưỡng thờ Mẫu đến với bạn bè năm châu, góp phần tăng cường hợp tác phát triển kinh tế xã hội làm giàu cho quê hương, đất nước.