tín ngưỡng thờ Mẫu
Đền Rừng (Hà Nội) kiện toàn thủ nhang: Củng cố di sản văn hoá và tín ngưỡng dân gian
Chiều 01/10/2024 (tức 29/8 Âm lịch), tại đền Rừng, UBND phường Ngọc Thuỵ đã thông báo kết quả kiện toàn thủ nhang đồng đền, thuộc tiểu ban quản lý cụm di tích cụm Gia Thượng, nhiệm kỳ 2023 - 2025. Đây là một sự kiện quan trọng nhằm củng cố và bảo tồn giá trị văn hóa, tín ngưỡng của ngôi đền linh thiêng qua nhiều thế hệ.
Loạn danh xưng và lộng ngôn trong tín ngưỡng thờ Mẫu: “Mập mờ đánh lận con đen”
Tín ngưỡng thờ Mẫu, một trong những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam, đã trải qua nhiều thế hệ lưu truyền và phát triển. Thế nhưng, trong bối cảnh hiện đại, những vấn đề nổi cộm như loạn danh xưng, lộng ngôn và sự thiếu thống nhất trong cách gọi đang dần làm xói mòn giá trị văn hoá cốt lõi của tín ngưỡng này. Những hiện tượng tiêu cực nói trên, không chỉ gây ra sự nhầm lẫn, mà còn biến tín ngưỡng thờ Mẫu thành nơi chứa đựng nhiều yếu tố phản cảm, khiến người ngoài cuộc có cái nhìn thiếu thiện cảm.
Tự phong thánh thần: Loại “virus” khó kiểm soát trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu
Gần đây, trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu, xuất hiện hiện tượng một số thanh đồng tự xưng là thánh thần giáng thế, để phán xét và lăng mạ những thanh đồng khác. Hành vi này được ví như một loại "virus," không chỉ làm suy giảm giá trị văn hóa tín ngưỡng mà còn gây mất lòng tin, khó kiểm soát do thiếu quy định pháp lý, dẫn đến những hệ lụy đáng lo ngại.
Thanh đồng tự nhân danh thánh thần ban số lô, số đề trên mạng xã hội: Cảnh báo hiện tượng mê tín dị đoan!
Tín ngưỡng thờ Mẫu, chứa đựng một phần văn hóa tinh thần sâu sắc của người Việt, đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong thời đại số hóa. Những năm gần đây, xuất hiện hiện tượng đáng báo động khi một số thanh đồng lợi dụng tín ngưỡng, tự nhân danh thánh thần để ban số lô, số đề trên mạng xã hội. Hành động này không chỉ làm méo mó giá trị thiêng liêng và tốt đẹp của văn hoá tín ngưỡng, mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội.
Công kích trên mạng xã hội: Thanh đồng làm giảm giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu
Những ngày qua, trên một số nền tảng mạng xã hội, xuất hiện nhiều clip có nội dung công kích, xúc phạm và lăng mạ lẫn nhau giữa các thanh đồng (người thực hành và bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu). Từ góc nhìn văn hóa, đây là điều không nên. Hành vi này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và xã hội, mà còn làm suy giảm giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu, cũng như di sản văn hoá dân tộc.
Có nên sử dụng ngoại ngữ trong hầu đồng?
Những ngày qua, mạng xã hội xuất hiện một clip hầu đồng gây chú ý; trong đó, thanh đồng sử dụng ngoại ngữ để "sang tai, phán truyền". Trước hiện tượng này, có ý kiến cho rằng, đây là hành động thiếu tôn trọng tín ngưỡng và làm sai lệch nghi lễ truyền thống. Tuy nhiên, có không ít thanh đồng đưa ra lập luận, sự linh hoạt và thích nghi với hoàn cảnh mới, có thể giúp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển và bảo tồn trong bối cảnh hiện đại, điều quan trọng là vẫn giữ được tinh thần và bản chất của nghi lễ cũng như sự tôn trọng đối với truyền thống văn hoá.
Những điều cơ bản cần biết về một buổi lễ hầu đồng dưới góc nhìn văn hoá
Có không ít Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ,… dành hàng chục năm dòng để nghiên cứu về Tín ngưỡng thờ Mẫu, và đều là những nhà nghiên cứu tầm cỡ. Còn với tôi, một phóng viên trẻ, lớp hậu bối, thì chỉ có thể gọi là “người tìm hiểu”, tự nhận vậy, vì để hiểu hết, hiểu đúng về tín ngưỡng này là cả vấn đề. Dưới đây, là ghi nhận của tôi, về những điều cơ bản xoay quanh một buổi lễ hầu đồng, sau nhiều lần tham dự.
Quỳnh Anh – Cô đồng 9x trẻ tuổi, xinh đẹp
Hình ảnh một cô đồng xinh đẹp, khuôn mặt phúc hậu tựa như tiên nữ giáng trần, da trắng má hồng cùng đôi mắt biết nói và nụ cười hút hồn trong bộ trang phục truyền thống lộng lẫy khiến cho bất kì ai gặp Quỳnh Anh cũng không thể rời mắt trước vẻ đẹp thánh thiện của cô.
“Lạm phát Thanh đồng” - nỗi lo của tín ngưỡng thờ Mẫu
Dễ dàng bắt gặp những tín đồ của Mẫu tại các đền to phủ lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về lề lối của đạo. Việc trình đồng mở phủ một cách tuỳ tiện phải chăng đang...
Hà Nam: Giao lưu văn hoá Chầu văn “Lưu truyền văn hoá Việt - lần 6” tại Phủ Mẫu Mộc Hoàn (Duy Tiên)
Trong 02 ngày 11 và 12/9/2022 (tức ngày 16 và 17 tháng 8 năm Nhâm Dần), tại Phủ Mẫu Mộc Hoàn, thôn Hoàn Dương, xã Mộc Bắc (Duy Tiên – Hà Nam), Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển,...
Hòa Bình: Người tâm huyết với tín ngưỡng thờ Mẫu và văn hóa Mường
Với truyền thống gia đình có đến gần 40 năm và 4 đời là thanh đồng phụng sự Thánh Mẫu. Nghệ nhân, Đồng thầy Nguyễn Mạnh Tuấn, thủ nhang Đền Mẫu Linh Sơn Ngọc ( Khu Vôi, Thị trấn Ba Hàng Đồi, Lạc Thủy, Hòa Bình ) được nhận hàng trăm giấy khen, bằng khen, chứng nhận của các tổ chức, hiệp hội, cơ quan chính quyền trong và ngoài nước cho sự nghiệp gìn giữ, bảo tồn, phát huy nét đẹp của tín ngưỡng tâm linh thờ Mẫu.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Hương - người con mảnh đất Tây Nguyên đa sắc màu văn hoá
Có lẽ, khi nhắc đến Tây Nguyên độc giả sẽ liên tưởng ngay đến Văn hoá Cồng chiêng, cùng kho tàng văn hoá nghệ thuật đồ sộ khác, giàu giá trị, đậm chất sử thi. Từ lâu đã trở thành áng hùng...
Vai trò của các thanh đồng trong tín ngưỡng “Thờ Mẫu Tam Tứ phủ của người Việt” và những cách nhìn trong xu thế hiện đại
Phát huy hơn nữa vai trò của các Thanh đồng trong tín ngưỡng “Thờ Mẫu Tam Tứ phủ của người Việt”, cùng một số góc nhìn ở xu thế hiện đại, việc đưa ra những giải pháp nhằm nêu cao trách nhiệm của cộng đồng, là điều cần thiết. Các Thanh đồng cần kết hợp cùng các cơ quan chủ quản văn hoá, các tổ chức hội, cá nhân trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị tín ngưỡng “Thờ Mẫu Tam Tứ phủ của người Việt” trong tình hình hiện nay.
Nghệ nhân, Đồng Thầy Đinh Thị Sinh – Gần thập kỉ góp công gìn giữ, phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu
Gần thập kỷ trôi qua, nghệ nhân, đồng thầy Đinh Thị Sinh đã âm thầm đóng góp trong việc gìn giữ, phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu. Bên cạnh đó Đồng thầy Đinh Thị Sinh còn đưa di sản diễn sướng Hầu đồng giao lưu Quốc tế góp phần quảng bá di sản văn hóa giao lưu hợp tác và phát huy tín ngưỡng tam tứ phủ mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Hà Nội: Bảo tồn nét đẹp tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu gắn bó từ lâu trong đời sống tinh thần người Việt, là nét văn hóa độc đáo đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh: Cống hiến cả cuộc đời để gìn giữ văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu
Bắt đầu thực hành tín ngưỡng thờ mẫu từ năm 12 tuổi, nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh đã có đến gần 40 năm cuộc đời để gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa tín ngưỡng người Việt. Ông luôn trăn trở về con đường phát triển, bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể mà bao thế hệ ông cha để lại.