Trong buổi sáng mưa tầm tã của Hà Nội, tôi tình cờ gặp chị Nguyệt Thu, một nghệ sĩ viola quố tế, tại sự kiện ra mắt tập thơ “Cảm thức ngày thường” của tác giả Trần Ngọc Ánh. Điều đặc biệt, là tôi được nghe 2 bản nhạc do chị trình diễn một cách ngẫu hứng từ cây đàn viola những giai điệu xuất hiện tức thời trong tâm tưởng chị. Bản đầu tiên, chị giới thiệu đó là âm nhạc được nảy sinh từ năng lượng của những khán giả trong khán phòng. Bản thứ hai, chị nói rằng đó là những âm thanh chị được nghe từ vũ trụ và chị chuyển đến khán giả qua cây đàn viola.
Nguyệt Thu là một trong những nghệ sĩ viola nổi tiếng của Việt Nam với tài năng và đam mê mãnh liệt trong lĩnh vực nghệ thuật. Sinh ra trong một gia đình âm nhạc, Nguyệt Thu đã bộc lộ năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ và chọn con đường viola thay vì violin, điều hiếm hoi ở thời điểm đó.
Nguyệt Thu yêu cây đàn viola bởi thanh âm của nó ở tầm trung, mang lại cảm giác thăng bằng trong giai điệu, giúp chị thăng bằng trong cuộc sống đầy chông gai. Với tình yêu và sự chăm sóc, âm nhạc đã giúp con trai cô, mắc chứng tự kỷ, trở lại cuộc sống đầy sắc màu. Từ trải nghiệm đó, Nguyệt Thu thực hành việc trị liệu cho trẻ tự kỷ bằng âm nhạc. Sau nhiều năm hoạt động và thành công trong sự nghiệp nghệ thuật quốc tế, chị đã quyết định trở về Việt Nam và sáng lập những ngôi trường Bình Minh nghệ thuật. Các trường này dùng âm nhạc không chỉ để dạy học mà còn để trị liệu và hỗ trợ trẻ tự kỷ.
Ý tưởng này bắt nguồn từ trái tim của chị, khi con trai chị bị chứng tự kỷ. Chị đã thấy tiến triển tích cực của con trai mỗi khi nghe nhạc nhẹ nhàng và du dương. Chính điều này đã thôi thúc chị tìm hiểu và phát triển phương pháp trị liệu âm nhạc dành cho trẻ tự kỷ. Những bài nhạc du dương, tiết tấu chậm đã giúp các em tự kỷ có chuyển biến và tạo ra sự kết nối với thế giới xung quanh.
Trong những ngôi trường Bình Minh nghệ thuật, trẻ tự kỷ không chỉ được học âm nhạc mà còn được kết hợp với các môn học khác như kỹ năng sống, hội họa, thể chất, múa và nhiều hoạt động sáng tạo khác. Âm nhạc đóng vai trò làm cầu nối giữa các em và thế giới bên ngoài, giúp các em phát triển hài hòa và thể hiện khả năng bẩm sinh của mình.
Nguyệt Thu không chỉ đào tạo giáo viên về cách dạy trẻ tự kỷ mà còn tự thiết kế những liệu pháp trị liệu âm nhạc phù hợp. Những buổi học đầy thanh âm và tình yêu từ giáo viên đã giúp các em tự kỷ dần hòa nhập và tiến bộ.
Với mong muốn giúp trẻ tự kỷ có cơ hội tiến gần hơn với xã hội, chị còn tổ chức các chương trình biểu diễn nhạc cổ điển để các em có cơ hội đứng trên sân khấu và thể hiện bản thân. Chị cũng đang ấp ủ xây dựng thêm các trung tâm hướng nghiệp dành riêng cho trẻ tự kỷ, giúp các em phát triển tiềm năng và không khó khăn trong giao tiếp bên ngoài.
Từ khi thành lập, những ngôi trường Bình Minh nghệ thuật đã nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ nhiều tầng lớp xã hội. Những người yêu mến nghệ sĩ Nguyệt Thu cũng đồng lòng đóng góp và tham gia chương trình từ thiện, giúp đỡ các em nhỏ mắc chứng tự kỷ có môi trường học tập tốt nhất.
Không chỉ giới hạn trong việc cung cấp các lớp học âm nhạc, các ngôi trường Bình Minh nghệ thuật còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa và chương trình gắn kết gia đình. Việc kết hợp giữa phương pháp giảng dạy chuyên nghiệp và tình yêu thương chân thành giúp các em nhỏ tự kỷ tìm lại sự tự tin và niềm tin vào bản thân.
Những thành tựu đáng kinh ngạc của các em học sinh từ những ngôi trường Bình Minh nghệ thuật dần lan rộng và nhận được sự công nhận từ cộng đồng. Điều này cũng giúp nghệ sĩ Nguyệt Thu lan tỏa thông điệp về sức mạnh của âm nhạc trong việc giúp đỡ trẻ tự kỷ không chỉ trong cả nước mà còn trên toàn thế giới.
Nhìn thấy những trẻ tự kỷ thay đổi và phát triển tích cực, chị Nguyệt Thu cảm thấy tâm huyết của mình đã được đền đáp đầy đủ. Những khó khăn và khắc nghiệt trước đây dường như tan biến trước ánh mắt tràn đầy hạnh phúc của các em học sinh. Và từng ngày, chị tiếp tục hướng tới tương lai rực rỡ, nơi mà âm nhạc sẽ tiếp tục là nguồn hy vọng và niềm tin cho những đứa trẻ tự kỷ trên khắp mọi miền đất nước.
Không chỉ là một nghệ sĩ xuất sắc, Nguyệt Thu còn là một nhà từ thiện, thường xuyên thực hiện các hoạt động gây quỹ và thiện nguyện nhằm giúp đỡ những người khó khăn. Chị cũng lãnh đạo tổ chức thiện nguyện Thiên Sứ, mang đến món quà tinh thần và vật chất cho những mảnh đời khó khăn trên dải đất Việt Nam.
Nguyệt Thu tin rằng nghệ thuật không chỉ là sự sáng tạo và trình diễn, mà còn có vai trò nhân sinh, tạo nên những giá trị đáng quý cho cộng đồng. Chị cùng các cộng sự đã phát triển dự án Pneuma - Hơi thở cuộc sống. Dự án này tập trung vào bảo tồn văn hóa, kết nối doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời thực hiện việc chuyển đổi số thông qua mạng xã hội liên kết kinh doanh. Dự án Pneuma mang đến một sân chơi lớn cho xã hội và doanh nghiệp, góp phần làm đẹp cuộc sống và lan tỏa giá trị tích cực trong xã hội.
Dự án Pneuma không chỉ tập trung vào các hoạt động nghệ thuật, mà còn coi trọng việc chăm sóc tinh thần bằng nghệ thuật. Nguyệt Thu và đội ngũ của mình tổ chức các khóa đào tạo về chuyển đổi số, giáo dục nhân cách sống cho thế hệ trẻ, giúp họ hiểu và yêu quê hương, đồng thời tạo nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp trong quá khứ trình kết nối giao lưu.
Tại bài viết này, xin giới thiệu 2 bản nhạc có thể được gọi là hiếm hoi do Nguyệt Thu sáng tác và trình diễn tức thời tại sự kiện ra mắt sách, cùng với phát biểu của chị về âm nhạc chữa lành.