Nhạc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh

Sau đây là tham luận của PGS.TS.Nguyễn Thị Mỹ Liêm, Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TP.HCM Chi hội Trưởng Chi hội Lý luận, Phê bình và Đào tạo Hội Âm nhạc TP.HCM nhan đề " Nhạc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh" tổ chức ngày 22/8/2023.

Ngay từ năm 1943, Đảng và nhà nước đã có quan điểm và định hướng về văn hóa nói chung và âm nhạc dân tộc truyền thống nói riêng (đề cương Văn hóa năm 1943). Trong suốt nhiều năm, dù trong cuộc chiến tranh hayxâydựng đất nước, Đảng và nhà nước đã luôn quan tâmbảo tồn và phát triển nền âm nhạc dân tộc. Đã có những đầu tư cho sưu tầm nghiên cứu; sáng tác, biểu diễn và đào tạo diễn viên cho ngành biểu diễn âm nhạc dân tộc. Âm nhạc dân tộc được hệ thống hóa, chính quy hóa, được đưa vào bảo tồn, nghiên cứu, giảng dạy trong các viện nghiên cứu, học viện, nhạc viện…

Sau “đổi mới” và nhất là từ khi nghị quyết Trung ương V khoá VIII ra đời và nhất là sau Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X, âm nhạc dân tộc càng được quan tâm đầu tư trên nhiều lĩnh vực và đạt được nhiều thành quả. Thể hiện rõ rệt là trong 15 di sản phi vật thể của Việt Nam được UNESCO vinh danh thì có đến 8 di sản âm nhạc hoặc liên quan đến âm nhạc (như di sản “Không gian văn hoá Công chiêng”, “Tín ngưỡng thờ mẫu và hát Văn”, nghệ thuật chơi Bài Chòi và Nghệ thuật Xoè Thái). Nhưng, những thay đổi quá lớn, nhanh, mạnh do xu hướng toàn cầu hóa và cơn lốc kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay, âm nhạc dân tộc ở một thành phố đông dân nhất nước và được mệnh danh là “thị trường âm nhạc lớn nhất Việt Nam” đương nhiên cũng chịu tác động và nảy sinh nhiều vấn đề. Khôngchỉ ở phương diện biểu diễn mà cả những mặt sưu tầm, nghiên cứu, sáng tác và đào tạo âm nhạc dân tộc ở TP.HCM đã biểu hiện những tác động của toàn cầu hoá, của kinh tế thị trường…

Sưu tầm – nghiên cứu âm nhạc dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh

Cho đến nay, theo thống kê của Viện Âm nhạc (thuộc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), hiện naynước ta có hơn 20 nghìn bài dân ca, gần mười nghìn bài dân nhạc của 54 dân tộc, 75 vở  diễn sân khấu và diễn xướng dân gian do 1.848 nghệ nhân hát và đàn; trong đó, nhạc đàncó 803 thể loại, nhạc hát có 1.045 thể loại (1)… Đó là kết quả của quá trình nhiều năm nhà nước, nhân dân thực hiện theo chủ trương của Đảng về bảo tồn - phát huy văn hoá âm nhạc dân tộc. Chúng ta đã sưu tập, giữ gìn và đưa vào hệ thống “di sản văn hóa cấp quốc gia” “di sản văn hóa” và kể cả danh sách “di sản cần phải bảo vệ khẩn cấp” cũng như đã có những hoạt động “phát huy các giá trị” của âm nhạc truyền thống dân tộc….

Tuy nhiên, đối với TP.HCM, thành tựu lớn nhất của sưu tầm – nghiên cứu âm nhạc dân tộcở TP. HCM là việc sở Văn hoá, Thể thao TP.HCM “kết hợp” với Viện Âm nhạc – Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (HVANQGVN) thực hiện kiểm kê và hồ sơ trình UNESCO công nhận Đờn ca Tài tử là “di sản phi vật thể đại diện nhân loại”vào năm 2013. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, đây chỉ là sự kết hợp với một cơ sở chuyên trách nghiên cứu – sưu tầm chứ không phải là công việc chủ động, trách nhiệm của bất cứ một cơ quan nghiên cứu chuyên nghiệp nào của TP.HCM.

Trước năm 1988, TP.HCM có một tổ chức nghiên cứu âm nhạc chuyên nghiệp: Viện Nghiên cứu âm nhạc (trực thuộc Bộ Văn hoá, Thông tin, nay là bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch– VH, TT và DL), do Viện sĩ, Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước thành lập, với đội ngũ là những nhànghiên cứu, nhạc sĩ, giáo sư đầu ngành của TP.HCM: PGS. Tô Vũ, NS. Lư Nhất Vũ, nhạc sư Nguyễn Hữu Ba, nhà  nghiên cứu  Nguyễn Văn Hoa, NS. Lê Thương, PGS.TS. Trần Thế Bảo, NS. Trần Viết Bính… cùng với một lớp nhạc sĩ là những chuyên viên nghiên cứu nhiệt tình, trẻ trung, được đào tạo bài bản và cũng là những nghệ sĩ biểu diễn nhạc dân tộc xuất sắc: Bùi Lẫm, Bùi Thảo, Vũ Hồng Thịnh, Phạm Đức Thành v.v… Viện đã hoạt động gần 12 năm (1976 – 1988) và rất nhiều công trình đã được công bố, làm nền tảng cho âm nhạc dân gian Nam Bộ: Dân ca Nam Bộ và các tập sách Dân ca các tỉnh Bến Tre, Hậu Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Sông Bé, Đồng Tháp… của nhóm sưu tầm, nghiên cứu: nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, Lê Giang, Nguyễn Văn Hoa, Lê Anh Trung…; Thang âm điệu thức Nam Bộ (nhiều tác giả). Viện cũng đã thu thập hàng ngàn bài hát dân ca, hàng trăm bản đàn Tài tử hoặc nhạc lễ dân gian người Việt Nam Bộ; âm nhạc các dân tộc Chăm, Khmer, S’tiêng, Châu Ro, Mạ v.v… Viện còn là cái nôi thực hành của nhiều nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ dân tộc xuất sắc, là nơi tổ chức đào tạo lớp Đại học thể nghiệm biểu diễn Âm nhạc Dân tộc, làm tiền đề cho việc mở bậc Đại học âm nhạc tại Nhạc viện TP. HCM năm 1981. Theo sự sắp xếp tổ chức của VH, TT và DL, Viện trở thành “Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại TP.HCM thì hầu như không có một công trình nghiên cứu âm nhạc dân tộc ở thành phố được thực hiện tại một đơn vị nhà nước. Chưa kể những di sản, tư liệu, băng đĩa, nhạc cụ… đã sưu tầm được ở khu vực phía Nam của Viện đã không còn được lưu giữ hay đưa vào tham khảo, nghiên cứu,học tập tại khu vực phía Nam hoặc TP.HCM (2). Có thể nói,công việc nghiên cứu, sưu tầm âm nhạc ở TP.HCM nói riêng và Nam Bộ nói chung gần như không còn được thực hiện từ một đơn vị nghiên cứu âm nhạc nào.

Một số công trình nghiên cứu về âm nhạc dân tộc là các luận văn, luận án của các học viên, nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo ở TP. HCM cũng góp phần làm cho công việc nghiên cứu – sưu tầm âm nhạc dân tộc “có vẻ” nhộn nhịp. Đó là các công trình nghiên cứu về văn hoá – âm nhạc dân tộc tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH & NV), của Viện KHXH vùng Nam Bộ (trực thuộc Viện KHXH Việt Nam), Nhạc viện TP. HCM và trường Đại học Văn hoá TP.HCM. Có thể thấy những đề tài nghiên cứu khá tập trung ở các thể loại: Đờn ca Tài tử, Nhạc lễ (người Việt) hoặc lễ hội dân gian, kiến trúc, ca dao, tục ngữ, dân ca v.v…Một số tài liệu nghiên cứu trước đây được thực hiện bởi Trung tâm Văn hoá TP.HCM đã xuất bản, nhưng chỉ đếm trên đầu ngón tay: Văn hoá Phi vật thể TP.HCM, 20 bài tổ - Đờn ca Tài tử Nam Bộ…

Vừa qua, năm 2022, Đại học Văn hóa TP.HCM vừa nghiệm thu công trình Tổng tập Văn hóa Dân gian Nam bộ là tập hợp các thông tin, tư liệu và Văn hóa dân gian các dân tộc ở Nam bộ mà chủ yếu là người Việt. Tổng tập do Bộ VH, TT và DL đầu tư bằng nguồn vốn ODA, Đại học Văn hóa TP.HCM triển khai thực hiện và sẽ sử dụng làm học liệu. Tuy nhiên, hơn Hai mươi ngàn trang viết vẫn chưa được xuất bản cũng như chưa được đưa vào sử dụng (kể cả bằng hình thức sách điện tử E-book).

Có thể thấy, những đề tài nghiên cứu âm nhạc dân tộc tại TP.HCM còn chưa nhiều, trongkhi mảng nghiên cứu đối với đề tài âm nhạc ở TP. HCM còn rất “mênh mông”: Thành phố là nơi xuất hiện nhiều tổ chức, nhiều hình thức diễn xướng dân gian, âm nhạc thông qua việc thực hiện các tập tục văn hoá, tín ngưỡng được bảo tồn khá đầy đủ và nguyên vẹn của các tộc người Hoa (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam, Hẹ), Chăm, Khmer hoặc những nhóm dân nhập cư người Việt từ miền Bắc, miền Trung vào sinh sống tại thành phố. Hiện tượng văn hoá bản quán của các cộng đồng người di dân có xu hướng thay đổi do tác động của cộng cư hoặc ngược lại, hiện tượng “hóa thạch” văn hoá vốn thường xẩy ra. Chưa kể đến việc khai thác đưa vào đời sống những kết quả nghiên cứu (mà hiện nay hầu như chưa có những quan tâm về âm nhạc đối với những vấn đề này dù đó là thực tế hàng ngày ở TP.HCM), kể cả ở cơ quan chuyên trách lẫn mức độ nghiên cứu chuyên sâu của những người làm nghiên cứu chuyên nghiệp. Trong khi đó, nhiệm vụ của một viện nghiên cứu ở một trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục… là nơi “hội tụ” nguồn nhân lực, đâu chỉ nghiên cứu những vấn đề âm nhạc dân tộc, mà còn vô số những vấn đề nảy sinh trong đời sống âm nhạc của một thành phố trên 10 triệu dân! Vậy mà, đành để “đời sống âm nhạc hoàn toàn trôi nổi theo sự đưa đẩy của một thị trường nửa vời, báo chí,truyền thông đóng vai trò dẫn dắt thị hiếu, định hướng công chúng.”(3)

Mặt khác, ở thành phố còn có những sinh hoạt âm nhạc, âm nhạc trong các loại hình, thểloại văn hoá nghệ thuật dân gian, cổ truyền như Hát Bội, Cải lương, bóng rỗi, chầu - hầu văn…. Cùng với đó, sự phát triển của nhiều câu lạc bộ, nhiều nhóm – đội nhằm tổ chức sinh hoạt âm nhạc dân gian của các tộc người, các vùng miền khác từ những nhóm - cộng đồng người nhập cư vào thành phố đã làm cho sinh hoạt – diễn xướng âm nhạc dân gian, dân tộc khá sôi nổi. Nhưng, mặc cho thực tế âm nhạc, sinh hoạt diễn xướng dân gian sôi nổi, những nghiên cứu về mảng đềtài này hầu như vẫn còn thưa thớt và không hề có một chủ động từ một đơn vị nghiên cứu, một đầu tư nào từ phía nhà nước. Đương nhiên, ngoài những người phải thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu như học viên cao học, nghiên cứu sinh, những nhà giáo… thì việc thực hiện nghiên cứu âm nhạc dân tộc hầu như là một mảng công việc ít người thích, hiếm người làm. Lý do dễ hiểu làkinh phí nghiên cứu như điền dã, cho thu thập tài liệu, cho toạ đàm, hội thảo khoa học… hầu như khócó khoảngthunào đểbù chi. Khi đãhoàn thànhcôngtrình, việccôngbố, sửdụng cũng nhiều khó khăn về kinh phí, hoạt động ứng dụng, phổ biến. Từ đó, người nghiên cứu thường hướng về việc viết sách tham khảo, giáo trình cho đào tạo – giảng dạy hơn là những thể loại công trìnhkhảo cứu di sản, các nhà nghiên cứu thích thực hiện các bài viết ngắn tham gia các hội thảo khoa học về đời sống âm nhạc hơn là thực hiện tài liệu chuyên ngành.

Lý do của sự thiếu vắng những nghiên cứu sâu về âm nhạc dân tộc ở TP.HCM có phải còn do không có đơn vị nghiên cứu chuyên nghiệp? không có một cơ sở (dù của tư nhân hay nhà nước) chịu trách nhiệm, làm công việc nghiên cứu? Trung tâm “Nghiên cứu văn hoá và ứng dụng” của Đại học KHXH và NV, hoặc Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại TP.HCM là 2  đơn vị sưu tầm – nghiên cứu chuyên nghiệp nhưng phạm vi nghiên cứu rộng mở cả về không

Gian (phía Nam) lẫn lĩnh vực công việc (Văn hoá–Nghệ thuật) nên những vấn đề về âm nhạc dân tộc tại TP.HCM chưa phải là hướng nghiên cứu chủ yếu, trọng tâm.

Trung tâm văn hoá dân tộc TP.HCM là đơn vị trực thuộc Sở VH, TT và DL TP.HCM có hoạt động trong hơn 10 năm với những tên tuổi đã thamgia hoạt động âm nhạc lâu năm như: NS. Thế Viên, NS, nhà nghiên cứu Phan Chí Thanh… Sau khi Viện nghiên cứu âm nhạc TP.HCMgiải thể, họ là những người về Trung tâm làm việc, cần mẫn tiếp tục những nghiên cứu cải tiến nhạc khí, nghiên cứu âm nhạc dân tộc. Trung tâm cũng có hoạt động trưng bày – triển lãm nhạc khí dân tộc để giới thiệu âm nhạc dân tộc với công chúng cũng như khách du lịch đến thành phố. Tuy nhiên, có lẽ do hoạt động không thể tự trang trải cho chi phí nên đến năm 2009, Trung tâmđã không được tồn tại…

Những nghiên cứu về cải tiến nhạc khí ở TP.HCM hiện nay chỉ còn là dư âm của một thờiđã từng là một trong những hướng nghiên cứu chính của âm nhạc dân tộc. Để thể hiện nhữngsáng tác mới cần có những nhạc khí phù hợp: mở rộng âm vực, thêm dây, thêm tính năng… Từ đó, những nghiên cứu về cải tiến nhạc khí trở thành xu hướng được giới nghệ sĩ, chuyên gia nghiên cứu thực hiện trong một thời gian dài, và chúng ta có đàn bầu cải tiến, đàn tranh cải tiến, khèn bè, khèn H’mông, đàn t’rưng, k’long put cải tiến… Nổi tiếng của giới nghiên cứu TP.HCM là cải tiến đàn tranh và đàn bầu với việc thêm những “tiện ích” cho biểu diễn của NSND Phương Bảo (đàn tranh cải tiến), nghệ sĩ Nguyễn Đức Thành (đàn bầu cải tiến) và các nhà đóng đàn (đàn bầu gắn tăng âm, làm ngân dài âm và xếp, gập, nối với bàn đàn, tiện cho di chuyển v.v…), ThS, nhà giáo Trần Thanh Trung (cải tiến sáo trúc có thể điều chỉnh-tăng giảm độ dài ống để thay đổi âm thanh)... Cùng mục tiêu “bắt nhạc khí dân tộc diễn tấu được âm nhạc phương Tây” là nghiên cứu “đàn tranh thế hệ mới” – “đổi mới về cấu trúc”, quay ngược hệ thống dâycũng như cách gẩy đàn nhằm có thể “vừa đánh vừa đệm, với nhiều nhấn nhá thoải mái. Thêm nữa, nó còn có thể đánh được nhạc phức điệu (một mình đánh nhiều bè khác nhau) không kém các nhạc khí phương Tây…”(4) của GS.TS.NSND Quang Hải (nhưng chỉ ở ý tưởng và trên lý thuyết, chưa thực hiện trên thực tế). Nhạc khí của NSND. Phương Bảo đã được sử dụng khá nhiều ở chương trình biểu diễn của Đoàn Ca múa nhạc Bông Sen (TP.HCM) và đàn bầu điện, đàn bầu xếp, gập… hiện rất được ưa chuộng trên cả nước, nhưng những đóng góp đó vẫn chưa được đánh giá, nghiên cứu, phát triển.

Nghiên cứu đóng nhạc cụ có âm thanh tuyệt hảo đồng thời mở rộng âm vực bằng việc thêm dây cho đàn tranh (nhưng quan trọng là nghiên cứu hệ thống dây đàn) của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Bảo là nghiên cứu phục vụ cho Âm nhạc dân tộc cổ truyền - Đờn ca Tài tử. Ngoài ra, nghiên cứu cải tiến đàn bầu của NS. Phan Chí Thanh với việc gắn hệ thống khuếch đại âm thanh – làm âm thanh ngân dài; nghệ nhân Bá Phước cải tiến cây đàn bầu có thế gập đôi, dễ di chuyển và thùng đựng trở thành bàn có thể đặt nhạc cụ để biểu diễn trên sân khấu, rất tiện lợi khi lưu diễn; nghiên cứu gắn thêm đoạn gỗ nối dài được ghép trên đàn guitar điện (và cả đàn guitare Hawienne để có thể vừa đánh guitar điện vừa là đàn bầu để tiện diễn tấu…), cho thấy những nghiên cứu cải tiến nhạc cụ ngày càng trở nên thực tế hơn, do các cá nhân tự thực hiện mà không cần sự đầu tư của bất cứ cơ quan quản lý nào. Điều quan trọng là những nghiên cứu này thể hiện rõ mục đích phục vụ hoạt động biểu diễn cơ động, linh hoạt của sân khấu, đôi khi do yếu tố “thị trường”, của “nhạc nhẹ”, nhạc điện tử, phù hợp cho “chạy sô” (show) của nhạc công.

Việc công bố các nghiên cứu về âm nhạc dân tộc cũng phải dựa vào kinh phí nhà nước là chủ yếu nhưng hầu như không có một ngân sách cụ thể nào hoặc một nguồn, quỹ nào cho việc công bố các công trình khoa học về âm nhạc dân tộc của thành phố. Trong vài năm gần đây, Hội Âm nhạc với kinh phí đầu tư cho lý luận – phê bình, đã chủ động đầu tư hàng năm từ 1-4 công trình lý luận – phê bình nghiên cứu với số tiền khiêm tốn. Đâylà những hỗ trợ nghiên cứu rất kịp thời, thu lại là những công trình nghiên cứu, tài liệu giáo khoa, bài viết… Tuy nhiên, việc in ấnthì hầu như không thể thực hiện, các tác giả tự thân vận động để công trình của mình được công bố bằng nhiều cách nhưng vẫn chưa nhiều, số lượng có thể đếm trên đầu ngón tay.

Tóm lại, nghiên cứu âm nhạc nói chung và nghiên cứu âm nhạc dân tộc nói riêng hầu như không để lại một… dung mạo rõ nét ở TP.HCM mặc dù đã có nhiều đóng góp. Những hoạt động nghiên cứu âm nhạc dân tộc vẫn đang diễn ra mà không cần một đơn vị tổ chức nghiên cứu nàovà cũng không cần một đầu tư, chỉ đạo hay kế hoạch thực hiện từ phía quản lý Nhà nước.

Đối với một trung tâm Kinh tế, văn hoá lớn như TP.HCM, đã từng có những hoạt động nghiên cứu bao trùm cả khu vực Nam Bộ, là nơi khởi đầu cho những ý tưởng mới mẽ trên bình diện cả nước trước đây, nay đã hầu như không còn nữa hoặc nếu có chỉ mang tính cá nhân, thoả mãn lòng yêu nghề của những người yêu âm nhạc dân tộc. Nghiên cứu âm nhạc ở TP.HCM đâu chỉ là những nghiên cứu về âm nhạc dân tộc, còn rất nhiều đề tài nghiên cứu về âm nhạc phục vụ đời sống văn hoá tinh thần hoặc vật chất cho người dân, nhưng… nghiên cứu âm nhạc vẫn chưalà thế mạnh của TP.HCM.

Sáng tác nhạc dân tộc

Thành phố HCM là nơi có lượng ca khúc được công bố, biểu diễn, in ấn, làm băng đĩa…lớn nhất nước. Thế nhưng, chủ yếu chỉ có ca khúc, các tác phẩm khí nhạc, sáng tác cho âm nhạc dân tộc tại TP.HCM cũng rất… lèo tèo! Còn nhớ, những năm 80 của thế kỷ trước, sáng tác cho nhạc khí dân tộc ở TP.HCM đứng đầu cả nước, thì naychỉ có từ một đấn hai tác phẩm được công bố hàng năm. Những sáng tác của các nhà giáo, nghệ sĩ TP.HCM trước đây rất được giới biểu diễn yêu thích, nhạc mục của các liên hoan tài năng, liên hoan âm nhạc dân tộc, liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc… đều có tác phẩm của NGUT Nguyễn Văn Đời, NGUT Phạm Thuý Hoan… Các tác phẩm được đưa vào chương trình chính thức bậc Đại học trên cả nước. TP.HCM cũng là nơi thể nghiệm sáng tác cho nhạc khí dân tộc kết hợp với dàn nhạc giao hưởng, tác phẩm viết nhạc khí dân tộc Việt Nam hoà tấu với nhạc khí dân tộc các nước (của GS. TS. NSND Quảng Hải), các bản phối cho ca khúc có đưa âm sắc nhạc khí dân tộc… Đặc biệt, nếu lùi trở lại vào quá khứ, đối với Đờn ca tài tử, TP.HCM cũng là nơi gợi hứng cho nhiều nghệ sĩ soạn thêm làn điệu mới hoặc chuyển soạn từ các tác phẩm nhạc Tiều, nhạc Quảng…

Đến nay, hầu như không có gì mới hơn. Những sáng tác cho âm nhạc dân tộc những năm gần đây cũng chỉ… đếm trên đầu ngón tay. Chương trình đào tạo âm nhạc dân tộc tại Nhạc viện TP.HCM cũng khônghềthayđổisaugần70 nămthành lập Khoa – ngànhQuốcnhạccũnglàthời gian thành lập trường. Do không có tác phẩm mới nên phải “nhập” tác phẩm của các nhạc sĩ thuộc học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam hoặc tác phẩm nước ngoài. Một vài sáng tác của các

giảng viên Nhạc viện TP.HCM đã được Hội Âm nhạc đầu tư, khuyến khích, thể hiện sự số gắng của ngườitrongnghề, nhưngthậtchưa tạonêndấu ấncũng như thu hútgiớibiểudiễn.Một số tác phẩm mới sáng tác vẫn chưa thuyết phục, chưa được đón nhận trên cả nước như trước kia và… chính đài truyền hình địa phương cũng không mặn mòi công bố tác phẩm, giới thiệu tác giả của TP.HCM nói chung và của âm nhạc dân tộc TP.HCM nói riêng.

Hàng năm, Nhạc viện TP.HCM, trường Đại học Nghệ thuật quân đội (phân hiệu tại TP.HCM) đào tạo hàng chục cử nhân sáng tác. Thế nhưng, số tác phẩm khí nhạc được công bố, được biểu diễn hay in ấn, làm băng đĩa… rất hạn chế và khí nhạc dân tộc càng hiếm hơn. Còn sáng tác cho nhạc cụ dân tộc thì… hình như không nằm trong chương trình. Đội ngũ sáng tác cho nhạc khí dân tộc chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, và một số vị đã lớn tuổi. Có lẽ, sáng tác cho nhạc khí dân tộc không tạo thu nhập như sáng tác ca khúc, nên… không thu hút sự quan tâm nào của giới sáng tác.

Những tác phẩm khí nhạc dân tộc phần lớn do các nghệ sĩ biểu diễn thực hiện nên… còn nhiều khiếm khuyết về kỹ thuật sáng tác do họ chưa được học tập kỹ thuật phát triển, xây dựng và tạo hình tượng âm nhạc. Tuyvậyđó là những người có khả năng và yêu nghề, họ là nhân lực cho lĩnh vực nàyvì họ am hiểu câyđàn mà họ đang sử dụng, có kinh nghiệmtrong thể hiện tác phẩm. Nhưng, vẫn chưa có phương cách khuyến khích, phát huy đội ngũ này.

Điểm nhấn của thành phố là các cuộc kêu gọi, tổ chức giải về soạn lời mới cho vốn âmnhạc cổ truyền dân tộc. Nhiều cuộc thi soạn lời mới cho dân ca, soạn lời mới làn điệu Tài tử cho thiếu nhi, soạn lời mới cho 20 bản tổ nhạc Tài tử… là hoạt động sôi nổi, hiệu quả. Điều đó có được là do sự đầu tư từ Sở VH, Trung tâm Văn hóa TP.HCM, từ các cấp chính quyền của thành phố.

Có thể nói, sáng tác cho âm nhạc dân tộc cũng như nghiên cứu âm nhạc dân tộc là khoảng trống của âm nhạc dân tộc thành phố. Nhưng, lý do từ đâu? Do không đầu tư thích đáng, do giáo dục – đào tạo, do công chúng chưa yêu thích và cỗ vũ nên hoạt động này chỉ mang tính cầm chừng …? Cólẽ,lýdo lớnnhấtlà…kinhtế thị trường.Cáigìdễ “bán”, “bán có lãi” thìdễ đầutư hơn, dễ thu hút hơn và quản lý Nhà nước vẫn chưa nhìn thấy đây là một “kênh” cần đầu tư đểphát triển Văn hóa TP.HCM?

Biểu diễn âm nhạc dân tộc ở TP.HCM

TP.HCM có các đoàn ca múa nhạc dân tộc: Đoàn ca múa nhạc Bông Sen, Đoàn nhạc gõ Phù Đổng. Về loại hình Kịch hát truyền thống có đoàn hát Bội TP, nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang… nhưng đầu tư về cơ sở vật chất, tầm hoạt động haytham gia vào đời sống âm nhạc thành phố hầu như rất đơn lẻ, không có ảnh hưởng nào đáng kể. Mỗi năm, Đoàn Ca múa nhạc BôngSen chịu trách nhiệm vài chương trình lễ hội của thành phố, còn lại là những cuộc “hành quân” đến “vùng sâu, vùng xa” phục vụ nhân dân. Bàn đến loại hình ca múa nhạc dân tộc còn có các Đoàn, nhóm, ban nhạc của các nghệ sĩ tự do. Đoàn nhạc gõ Phù Đổng là một trong những đoàn nhạc dân tộc mạnh của TP. HCM và cả nước, nhưng họ cũng chỉ tham gia vài lễ hội lớn còn chủ yếu là biểu diễn trong các nhà hàng – khách sạn phục vụ khách du lịch. Gần như hoạt động của các đoàn nhà nước nêu trên chỉ được biết đến trong một vài chương trình lễ hội (như vừa nêu), hoạt động của các đoàn, nhómhayban nhạc tự do – tư nhân tổ chức thì sân khấu âmnhạc dân tộc của thành phố chủ yếu là được diễn ra tại các nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi kèm hàng

quán hoặc quán cà phê ca nhạc… Một số chương trình biểu diễn âm nhạc dân tộc của các đơn vị đào tạo chuyên nghiệp như Nhạc viện, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, Đại học Sân khấu và Điện ảnh TP.HCM… ở trước nhà hát TP.HCM, Bưu điện TP.HCM, Công viên 23 tháng 9 v.v… chỉ như những hòn sỏi rơi xuống hồ, chỉ làm xao động vài giây rồi mất hút trong đời sống âm nhạc vô cùng sôi nổi của TP.HCM.

Trung tâm (TT) Văn hoá TP. HCM với các hoạt động được chỉ đạo từ Sở VH, TT đã tổchức thường xuyên các hoạt động cho âm nhạc dân tộc từ nhiều năm nay, là cơ quan đắc lực tổ chức được nhiều hoạt động cho văn hoá dân gian, dân tộc. Sau khi Đờn ca Tài tử được UNESCO công nhậndi sản,TrungtâmVH TP.HCMtrở thànhđầu mốitổ chức nhiềuhoạtđộngphát huydi sản, là đầu mối kết nối các tỉnh thành phía Nam tổ chức các hoạt động, tổ chức liên hoan Đờn ca tài tử… Hàng năm hoặc cách năm, nhiều cuộc liên hoan Đời ca Tài tử được tổ chức và tiếp đó là các liênhoan diễnxướngdân gianvà Văn hoá dân tộc, Liên hoan “múa Lân - sư - rồng”, …được tổ chức như là một sân chơi, vừa như điểm nhấn văn hoá của thành phố.

Cũng từ sau khi Đờn ca Tài tử được UNESCO công nhận di sản, nhiều câu lạc bộ Đờn ca Tài tử được thành lập tại các quận huyện, hoạt động liên hoan “Đờn Ca Tài Tử thiếu nhi” do Trung tâm Văn hoá TP.HCM tổ chức như một cách làm mới và cũng để thực hiện cam kết với UNESCO về bảo tồn di sản. Bên cạnh đó, các CLB Hát Then Đàn Tính, Ca Huế, ĐCTT… dưới sự đỡ đầu của TT Văn hoá TP.HCM, CLB Tiếng Hát Quê Hương của Nhà Văn hoá Lao Động, các đội nhóm âm nhạc dân tộc của quận 3, 5,9, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hốc Môn, Bình Chánh… đã tạora nhữnghoạt động phục vụ chođời sống văn hoá của quần chúng và đôikhicòn đóng vai trò đại diện Thành phố trong các liên hoan âm nhạc phạm vi cả nước (như với Đờn ca Tài tử) hay mang tính quốc tế (như Nhạc hội đàn tranh - Zither lần I, II sẽ nói thêm dưới đây) cũngnhư mởranhững hoạtđộng mangtínhbảotồn vàpháthuytốt âmnhạc dân tộc(các cuộcthi sáng tác lời cho bài bản Tài tử, thu thập bài bản Tài tử và tài liệu về âm nhạc Tài tử…).

Ba cuộc thi tài năng trẻ đàn tranh vào các năm 1992, 1995 và 1998 do Cung Văn hoá lao động TP.HCM kết hợp với Nhạc viện TP.HCM tổ chức, sau đó là Nhạc hội đàn tranh châu Á lầnI - 2000 và Nhạc hội đàn tranh châu Á lần II - 2008 đã tạo thành một “thương hiệu” riêng cho hoạt động âm nhạc dân tộc TP. HCM và được sự ủng hộ của công chúng. Chương trình Hội ngộ đàn tranh lần thứ nhất đã được tổ chức vào năm 2010 và Hội ngộ đàn tranh lần 2 năm 2011 đãgóp phần khuấy động phong trào tìm hiểu - học tập nhạc cụ dân tộc trong quần chúng, khích lệ giới trẻ theo đuổi việc học và làm “nghề” biểu diễn âm nhạc dân tộc chuyên nghiệp. Đồng thời, chínhnhữngcuộc thi “Tài năng trẻ Đàn tranh” đã đi đầu và gợi mởchocho việc tổchức các hình thức thi diễn – thi tài năng (concours) hayliên hoan âm nhạc (festival) trong đời sống âm nhạc cả nước. Những hình thức này đã góp phần cho hoạt động biểu diễn, sáng tác, đào tạo đối với giới chuyên nghiệpđồngthời mởrộng,giới thiệu âm nhạc dân tộcra côngchúng. Tuy nhiên, cụ thểlà trong 5 năm gần đây, những hoạt động này hầu như biến mất. Liên hoan âm nhạc dân tộc chỉ còn duynhất hoạt động của Liên hoan Đờn ca Tài tử được đầu tư tổ chức thường xuyên hàng năm và mở rộng cả 21 tỉnh thành phía Nam từ năm 2000 đến nay.

Đài Truyền hình TP.HCM với các chương trình giới thiệu âm nhạc dân tộc như “Điệu Lý phương Nam”,“Gõ cửa âm nhạc”…Đặc biệt, chương trình “Vầng Trăng cổ nhạc”; chương trình cuộc thi “Chuông vàng Vọng cổ” của đài Phát thanh TP. HCM… cũng là những điểm son, quy tụ được những nghệ sĩ nhạc dân tộc, những tài năng của giọng ca Tài tử, Cải lương cả khu vực và đặc biệt là nuôi dưỡng một phong trào âm nhạc dân tộc trong lòng một thành phố nhộn nhịp của những hoạt động âm nhạc giải trí, chương trình nhạc trẻ, nhạc kinh viện phương Tây… Cùng với đó là các nhóm Đờn ca Tài tử, các Câu lạc bộ Đờn ca tài tử, Câu lạc bộ hát dân ca… khắp các quận huyện của thành phố, nhưng điều cần lưu ý là, sự đan xen của việc “điện tử” hoá các nhạccụ khi chơi nhạc Tài tử cũng như “nhạc nhẹ” hoá dân ca. Trong nhịp độ sôi động của thành phố, nhạc cổ truyền, dân ca cũng đã phải “làm mới”, được tăng nhịp độ cũng như âm lượng để còn tranh tiếng với các thể loại nhạc khác và không bị át mất trong không gian luôn rộn ràng âmthanhvà tiếng động. ĐCTT như một loại hình giải trí, biến thành thể loạinhạc cho Karaoke ởcác huyện ngoại thành hoặc các nhóm ca phục vụ nhà hàng, khu vui chơi.

Hoạt động “biểu diễn” âm nhạc dân tộc sôi nổi và tác động lớn đến giáo dục có lẽ là các Liên hoan Âm nhạc dân tộc dành cho các trường tiểu học. Trong vài năm gần đây, Phòng giáodục Quận 1, 5, 9, 11, Quận Bình Thạnh. Phú Nhuận… đã tổ chức liên hoan âm nhạc dân tộc cho học sinh Tiểu học. Tuy chỉ là những hoạt động tự biên, tự diễn, những buổi diễn “cây nhà, lá vườn” và đôi khi, chỉ gói gọn trong hoạt động ngoại khoá, thi đua của một trường, một cụm trường nhưng “phần thưởng” lớn nhất có lẽ là việc phổ biến âm nhạc dân tộc, việc tổ chức chocác em học hát dân ca, tìm hiểu và bắt đầu yêu âm nhạc dân tộc từ những hoạt động này.

Một hoạt động sôi nổi của giới biểu diễn âm nhạc dân tộc thành phố là hình thành các nhóm “ca nhạc nhẹ” (band) sử dụng nhạc khí dân tộc. Ban đầu là học tập phong cách và phương pháp thể hiện của nhóm 12 Girls Band - Trung Quốc, nhóm “Mặt trời đỏ” ra đời gần như đã mang một làn gió mới cho biểu diễn âm nhạc dân tộc ở Thành phố. Mô hình biểu diễn nhạc cụ dân tộc kết hợp vài cây đàn điện thể hiện các làn điệu dân ca, các ca khúc âm hưởng âm nhạc dân tộc… của một nhóm nhạc gồm 4-5 cô gái khá thu hút người xem bởi tính chất khoẻ khoắn, nhanh nhẹn,tươi mới so với các nhóm nhạc, nhóm ca nhạc nhẹ đã khá quen thuộc và bảo hoà các ở sân khấu lớn, nhỏ khác. Tuy nhiên, với việc bắt chước khá lộ liễu mô hình nhóm biểu diễn nhạc khí dântộc của Trung Quốc, vừa ca vừa biểu diễn nhạc khí dân tộc (gắn điện – khuếch đại âmthanh) như đàn nhị, tranh, tỳ bà, bầu… nhóm chỉ có thể phát huy được vài năm, và cùng với nhiều lý dokhác, đành tan rã. Nối tiếp nhóm “Mặt trời đỏ” là nhóm “Mặt trời mới” với vài thành viên từ nhómcũ cùng với cách làm khá chăm chút hơn: cũnglà mô hình nhóm biểu diễn nhạc khí dân tộc kết hợp thể hiện dân ca, các ca khúc…nhưng mỗi bài hát, mỗi tiết mục biểu diễn đơn ca hay song ca, nhóm ca đều đầu tư phần “solo” (độc tấu) của nhạc cụ dân tộc dù ban nhạc luôn giữ nhiệm vụ đệm cho tiết mục. Ở nhiều điểm diễn, nhóm cũng kết hợp các tiết mục độc tấu nhạc cụ (các sáng tác mới) và cũng đã có một lượng khán giả yêu thích. Nhưng cũng như nhóm trước, “Mặt trời mới” mọc rồi lặn, hợp rồi tan! Cách nay hơn 5 năm, nhóm “Giao thời” được thành lập, cũng với những bạn gái trẻ, được đào tạo âm nhạc dân tộc chuyên nghiệp, yêu nhạc dân tộc, muốn được diễn, được giới thiệu đến công chúng âm nhạc dân tộc… và cách làm cũng… lập lại 2 nhóm trước. Điều nàykhông chỉ thể hiện xu hướng biểu diễn âm nhạc đang rất sôi động ở TP.HCM, xu hướng “nhạc nhẹ” hoá, “nhạc trẻ” hoá để đưa nhạc cụ dân tộc, âm nhạc dân tộc đến với công chúng thành phố, mà còn thể hiện nhu cầu được “chơi nhạc” theo lối phổ thông hiện nay của các bạn trẻ học nhạc khí dân tộc.

Các nhóm ca - nhạc sử dụng nhạc khí dân tộc (nhưng gắn khuếch đại âm thanh - điện tửhoá) biểu diễn theo phong cách nhóm nhạc nhẹ, nhạc trẻ có nhiều quy mô khác nhau, phụ trách các điểm diễn khác nhau ở khắp thành phố.Từ các nhà hàng, quán càp hê, phòng tranh, sa lon giới thiệu thời trang… đều có thể là một sân khấu nho nhỏ cho “âm nhạc dân tộc”. Ở một số sân khấu này, người ta cũng có thể nghe được những tiết mục hoà tấu nhạc cụ dân tộc điện tử những bài dân ca được làm mới hoặc những tiểu phẩm viết cho nhạc cụ độc tấu, hòa tấu dựa trên các làn điệu dân ca… Tuy nhiên, đó là âm nhạc dân tộc theo lối “cải biên”, nhạc nhẹ hay nhạc trẻ. Kiểu “làm mới” nhạc dân tộc từ nội dung, phong cách cho đến bài bản được viết theo lối nhạc nhẹ để diễn tấu ở hầu khắp các tổ chức, đơn vị, từ đoàn Ca múa nhạc Bông Sen,của các hoạt động nhóm nhạc dân tộc, của các nhóm thuộc Trung tâm văn hoá TP.HCM, Cung văn hóa Lao độngTP.HCM - CLB Tiếng hát quê hương hoặc của các nhà văn hoá, đội nhóm cũng như trong liên hoan âm nhạc dân tộc của các trường Tiểu học! Tất cả cho thấy không khí sinh hoạt âm nhạc sôi nổi của thành phố, nhưng cũng thể hiện một xu hướng âm nhạc dân tộc: chơi theo “kiểu mới”, đó mới là thời thượng, “nhạc nhẹ” hoá, “nhạc trẻ” hoá. Trong đại dịch Covid -19, mọi việc gần như ngừng lại, đến nay đang dần hồi phục. Tuy nhiên, âm nhạc dân tộc “kiểu mới” tại thành phố vẫn chưa có gì mới và cũng gần như chưa thức dậy, thiếu những sáng tạo đột phá và gần như chỉ có hoạt động của các nhóm nhạc từ Nhạc viện TP.HCM, CLB Tiếng hát quê hương và… một số nhóm nhạc tự thành lập.

Đào tạo âm nhạc dân tộc

Đào tạo biểu diễn nhạc cụ dân tộc chuyên nghiệp:

Tại TP.HCM chỉ có Nhạc viện là nơi đào tạo nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ dân tộc chuyên nghiệp và cấp bằng chính quy theo hệ thống giáo dục nhà nước. Hàng năm, số sinh viên tốt nghiệp chưa đến chục người nhưng không phải dễ tìm được việc làm! Ngoài ra, trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh có đào tạo nghệ sĩ chuyên đệm nhạc cho sân khấu Cải lương nhưng “chỉ tiêu” và kể cả số người vào học cũng không đáng kể. Đó là bởi nhiều lý do, nhưng phải thấy rằng những người theo học đa số là con em trong giới, đã được theo cha mẹ, gia đình nghe nhạc, tập đàn từ khi còn rất nhỏ nhưng yêu cầu phải theo học chính quyđối với đối tượng nàycòn có nhiều ràocản, khó vượtqua. Rấtnhiềucác “lò” dạyđàn(biểu diễn nhạc cụ dântộc), dạycanhạcTàitử, Cải lương của các nghệ sĩ nhưng cũng không còn đông đúc, sôi nổi như những năm80 của thế kỷ trước.

Những năm thập niên 60, 70 và nhất là đầu 80 thế kỷ XX, ở TP.HCM có phong trào học nhạc cụ dân tộc nhất là theo học đàn tranh. Đàn tranh không chỉ được đào tạo để có đội ngũ chuyên nghiệp, chuyên biểu diễn ở các đoàn ca múa nhạc, phục vụ theo kế hoạch từ trên xuống… mà rất nhiều người theo học một cách tự phát. Đến những năm 80, 90, có rất nhiều người theohọc đàn tranh ở phía Nam hoặc một số người ở Huế và một số thành phố (đô thị) như Quảng Trị, Đà Nẵng, Nha Trang- Khánh Hòa.v.v…cũng vào TP.HCM học đàn tranh và các nhạc cụ dân tộc ở NV. TP.HCM như một phong trào. Có thể cho đây là một “hiện tượng”, bởi, người theo học nếu muốn đi  theo con đường chuyên nghiệp để làm nghề  phải thi vào các nhạc viện. Tất nhiên, số người dự thi nhiều mà “chỉ tiêu” đào tạo có hạn nên nhiều năm học, số dự tuyển chịu áp lực rất lớn về chỉ tiêu. Số người được đào tạo chính quy tại NV.TP.HCM thực sự theo nghề có lẽ không lớn, so với nhu cầu là không cao nhưng… nghề chưa nuôi được cuộc sống của họ, việc bỏ nghề nhạc dân tộc dù được đào tạo chính quy để lấy nghề khác làm kế sinh nhai là phổ biến.

Tuy nhiên, có một bộ phận khá đông người theo học đàn tranh nhưng không vào các học viện âm nhạc, họ chọn con đường học ở các “lò”, tự đào tạo và thực hành biểu diễn đàn tranh ở ngoài, có thể bị cho là mang tính nghiệp dư, phong trào nhưng họ vẫn làm nghề, có nhận thù lao khi biểu diễn và thậm chí, có thể dạy đàn ở nhà, vừa có thể làm nghề khác kiếm sống. Đã có một khoảng thời gian, số người dự thi vào Nhạc viện TP.HCM ở các ngành biểu diễn nhạc cụ dân tộc chiếm số lượng gấp đôi số người đăng ký dự tuyển vào các ngành âm nhạc phương Tây.

Ở phương diên đào tạo đội ngũ chuyên nghiệp, để chủ động tạo nguồn diễn viên cho đoàn Ca múa nhạc Bông Sen, với sự quan tâm, đào tạo lớp kế thừa đội ngũ diễn viên, Sở VH,TT TP.HCM đầu tư, đưa 6 em nhỏ (khi mới 6-7 tuổi) sang Trung quốc học diễn tấu các loại nhạc khí như đàn Tam thập lục, nhị, tranh, tỳ bà… Nhưng, “lợi bất cập hại” vì các em còn quá nhỏ, chưa qua đào tạo nền tảng về âm nhạc Việt nên khi trở về, toàn bộ từ kỹ thuật đến phong cách diễn tấu của các em trên nhạc cụ dân tộc Việt nhưng phong cách thể hiện là… âm nhạc Hoa!

Một điểm phải cần “nghiên cứu” là: trong gần 50 nămqua, số HS, SV tốt nghiệp Trung cấp, Đại học biểu diễn âm nhạc dân tộc do Nhạc viện đào tạo là người TP hiện nay làm gì? Số lượng nàyphải đến hàng trăm người nhưng không có mấyngười còn tồn tại với nghề, làm nghề và sống bằng nghề. Một số SV, HS tốt nghiệp nhạc cụ dân tộc trong đội ngũ nàycũng tham gia biểu diễn, giảng dạy (kể cả dạy âm nhạc ở các trường phổ thông) nhưng đến nay số lượng này không còn nhiềunữa. Thành phố cầncó sự quan tâm,khuyếnkhích,thuhútđội ngũcó trìnhđộ âmnhạc dân tộc nàyđể họ phát huy tài năng, nghề nghiệp, phục vụ cho đời sống âm nhạc của TP.HCM, tham gia hoạt động biểu diễn, đào tạo, giáo dục… Đây quả là một sự lãng phí chất xám, nguồn nhânlực âm nhạc dân tộc.

Giáo dục âm nhạc

Hiện nay, các trung tâm văn hoá, câu lạc bộ, các nhà văn hoá (Lao động, Phụ nữ, Thanh niên, thiếu nhi, các quận huyện…) đều có lớp dạy đàn dân tộc (chủ yếu là đàn tranh) nhưngnhững năm gần đây không còn chiếm ưu thế như trước. Dạy và học biểu diễn nhạc cụ dân tộcmột thời sôi nổi ở TP.HCM, nay chỉ còn lẻ tẻ ở các trung tâm văn hoá, nhà văn hoá, một vài “lò” dạy nhạc của các nhạc sư…

Đề án “Đưa âm nhạc dân tộc vào trường học trên địa bàn TP. HCM” của sở Giáo dục TP. HCM được những người tâm huyết viết, nhưng đầu tư của Sở Giáo dục & Đào tạo cũng như của các cấp chính quyền là chưa cao, vẫn chưa phải là một nội dung xuyên suốt hay chính thức ở các quy mô trường, Phòng giáo dục, sở. Trong khi đó, Bộ GD&ĐT đã có chủ trương và thể hiện rõ trong chương trình tổng thể sách giáo khoa mới là sẽ đưa âm nhạc dân tộc vào chương trình phổ thông. Do vậy, đào tạo âm nhạc dân tộc cho đội ngũ giáo viên là một… khoảng trống khổng lồ: hàng ngàn giáo viên âm nhạc nhưng chỉ có vài giáo viên biết chơi nhạc cụ dân tộc (5). Chương trình đại học Sư phạm âm nhạc âm nhạc được tổ chức đào tạo ở các trường: Nhạc viện TP.HCM, Đại học Sài Gòn và Đại học Nghệ thuật quân đội; đào tạo trình độ Cao Đẳng có Cao đẳng VHNT

TP.HCM, Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo Trung ương TP. HCM(?) nhưng chưa có trường nào triển khai trong chương trình để chuẩn bị cho các giáo viên tương lại. Ai sẽ thực hiện chương trình của Bộ GD&ĐT đưa ra?

Một điểm son đối với giáo dục âm nhạc dân tộc cho giới trẻ là chương trình giảng dạy âm nhạc dân tộc tại Đại học FPT, mà nơi khởi nguồn của chương trình này là TP.HCM. Theo đó, tất cả các sinh viên theo học tại Đại học này bắt buộc phải học 3 tín chỉ mộ nhạc cụ dân tộc, truyền thống. Các em được tham gia học, thực hành diễn tấu trong các cuộc thi âm nhạc dân tộc giữa các Sinh viên học FPT trên cả nước. Mỗi năm, trường Đại học này có hơn 5000 sinh viên vào học, như vậysẽ có 5000 người trẻ được tiếp xúc với âm nhạc dân tộc một cách bài bản. Đó là chưa kể những hoạt động ngoại khóa như triển lãm, nói chuyện chuyên đề, thi thố văn nghệ về văn hóa - âm nhạc dân tộc; những chương trình kết nghĩa giữa trường Đại học FPT với một số trường phổ thông để giới thiệu chương trình biểu diễn âm nhạc dân tộc, dạy âm nạhc dân tộc v.v… Quả thật, Đại học FPT đã khơi dòng chảy âm nhạc dân tộc trong giới trẻ.

Tạm kết

Âm nhạc của những thế hệ trước được sinh ra từ trong cuộc sống với nền tảng là cuộc sống gia đình, làng xóm, quê hương; với nhu cầu phục vụ cho tín ngưỡng, cho lễ hội, phong tục, cho tình yêu, giải trí, và kể cả cho những tập tục lễ nghi cung đình... thì nay, những điều kiện, môi trường để âm nhạc dân tộc tồn tại đã hoàn toàn thay đổi. Âm nhạc theo kiểu nguyên gốc như đã được sinh ra khó có điều kiện tồn tại trong đời sống người dân đương đại, nhất là ở một thànhphố nhộn nhịp, sôi động như TP.HCM. Điều kiện kinh tế, lao động, sinh hoạt... đã thay đổi. Âm nhạc có thể được khơi nguồn từ nhà máy, từ trường học, từ những chủ đề mới trong cuộc sống. Thậm chí, những nghi lễ đời người như hôn nhân, tang lễ, cúng tế… cũng được hình thành theo kiểu mới, có nhiều chọn lựa và... “mang tính toàn cầu”! Do vậy, sự thay đổi của âm nhạc cổ truyền – dân tộc là điều không tránh khỏi.

Tuy nhiên, Âm nhạc dân tộc không chỉ là một thể loại âm nhạc, hay chỉ cần được tồn tại,giữ gìn như một “bản sắc” cho các quốc gia trong thời đại toàn cầu như hiện nay. Âm nhạc dân tộc còn thể hiện truyền thống văn hoá, những nội dung văn hoá dân tộc và hàm chứa những quy chuẩn truyền thống, đạo đức xã hội, những bài học giáo dục, bài học của truyền thống dân tộc. Hơn nữa, âm nhạc dân tộc chứa trong nó những giá trị nghệ thuật đã được tích luỹ từ nhiều thếhệ, tồn tại với truyền thống văn hoá dân tộc. Bảo tồn âm nhạc dân tộc phải được thực hiện trong yêu cầu “phát huy” những giá trị của nó trong đời sống, để đến phiên mình, âm nhạc dân tộc sẽ thực hiện chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ đối với con người.

Âm nhạc dân tộc ở TP.HCM còn những mảng tối sáng, những điều làm được và chưa làm được. Điểm qua những gì làm được và chưa làm được, nổi bật lên một điểm chung là: chúng ta vẫn chưa chủ động, chưa có kế hoạch cụ thể, dài hơi trong nghiên cứu, đào tạo, tổ chức thực hiện… đối với âm nhạc dân tộc. Chúng ta vẫn chưa có một cơ sở vật chất - hạ tầng cơ sở cho di sản văn hóa - nghệ thuật âm nhạc dân tộc - thượng tầng kiến trúc. Như vậy, việc thực hiện nghị quyết khó có tính thực tế trong tương lai.

------------------------------

(1) Theo thống kê ngân hàng dữ liệu của Viện Âm nhạc - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

(2)Tất cả những tài liệu, tư liệu của Viện Âm nhạc TP.HCM trước đây đã chuyển vào ngân hàng dữ liệu của Viện Âm nhạc (HVANQGVN) nên rất kho truy cập hay tham khảo.

(3) Lê Hải Đăng (2017),“Nghĩ về sự ra đi của Viện nghiên cứu Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh”,bài viết đăng ngày 23/2/2017 trên web site Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mục chuyên đề, truy cập ngày 27/7/2017

(4) 1 Trần Quang Hải (2009), Hãy tạo điều kiện cho nhạc khí dân tộc ta được giao lưu với các nhạc khí quốc tế, tạp chí Thông báo khoa học, số 26 (tháng 1-4/2009), trang 115 -119.

(5) 1Theo số liệu của Đề án “Đưa âm nhạc dân tộc vào trường học trên địa bàn TP.HCM” của sở Giáo dục TP.HCM

 

TÀILIỆUTHAM KHẢO

Lê Hải Đăng (2017), Nghĩ về sự ra đi của Viện nghiên cứu Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đăng ngày 23/2/2017 trên web site Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mục chuyên đề, truy cập ngày 27/7/2017.

Trần Quang Hải (2009), Hãy tạo điều kiện cho nhạc khí dân tộc ta được giao lưu với các nhạc khí quốc tế, tạp chí Thông báo khoa học, số 26 (tháng 1-4/2009), trang 115-119.

Lê Thị Thanh Hòa, Nguyễn Thị Mỹ Liêm (2018), Cải tiến nhạc khí dân tộc, Tạp chí Lý Luận Phê bình Văn học Nghệ thuật, số 1.2022, tr. 47-55

Nguyễn Thị Mỹ Liêm (2014) Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh Bảo tồn bản sắc dân tộc đểhội nhập và phát triển, Sách: “Bản sắc dân tộc trong đời sống văn hóa, nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh quá trình hội nhập quốc tế hiện nay” Ban Tuyên Giáo ThànhỦy TP. HCM – NxB Văn hóa Văn Nghệ; tr. 101-108

Nguyễn Thị MỹLiêm (2016) Khí nhạc Dân tộc đương đại, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ Thuật số 387, tháng 9/2016, tr. 50 -53.

Sở Giáo dục TP.HCM (2016) Đề án “Đưa âm nhạc dân tộc vào trường học trên địa bàn TP. HCM” của sở Giáo dục TP.HCM

Viện Âm nhạc (2019) Báo cáo Thống kê ngân hàng dữ liệu, Viện Âm nhạc-Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

"Theo Kỷ yếu Hội thảo Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh”