Những vấn đề Lịch sử Trung Đông và Châu Phi (Kỳ 18)

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc sách “Những vấn đề Lịch sử Trung Đông và Châu Phi” của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành.

Kỳ 18

   Châu Mỹ có 7 nước và vùng lãnh thổ gồm:

Cộng hòa Haiti

Khối thịnh vượng Đôminica

Khối thịnh vượng Xanhlui

Canađa

Bunxơuých

Kê bếch (Canada)

Guyam

   Châu Đại Dương có 1 nước:

Công hòa Vanuatu

   Châu Phi có 29 nước gồm:

Cộng hòa Arập Cai Cập.

Cộng hòa Burunđi

Cộng hòa Buốckina Phasô

Cộng hòa Bênanh

Cộng hòa Camơrun

Cộng hòa Cápve

Cộng hòa Côngô

Cộng hòa Hồi giáo Cômo

Cộng hòa Nhân dân Côngô

Cộng hòa Côt Đivoa

Cộng hòa Gabông.

Cộng hòa Ghinê Bítxao

Cộng hòa Ghinê

Cộng hòa Bibuti

Cộng hòa Ghinê xích đạo

Cộng hòa Mađagatxca

Cộng hòa Morixơ

Cộng hòa Nigiê

Cộng hòa Ruanđa

Cộng hòa Sát

Cộng hòa Tôgô

Cộng hòa Trung Phi

Cộng hòa Tuynidi

Cộng hòa Xây sen

Cộng hòa Xaotôme Principê

Cộng hòa Xênêgan

   Cộng đồng Pháp ngữ với 55 nước thành viên có tổng diện tích 20.440.689 km2,  dân số 710 triệu người, 55 nước theo nhiều tôn giáo, đạo Hồi, đạo Phật, đạo Tin lành và cả Bái vật giáo (tôn giáo dân gian có từ thời kỳ nguyên thủy). Thiết kế chính trị của Cộng đồng Pháp ngữ cũng khác nhau. 2 nước là Cộng hòa Dân chủ nhân dân, 2 nước Cộng hòa lưỡng thể, 27 nước Cộng hòa Đại nghị, 13 nước Cộng hòa Tổng thống, 6 nước Quân chủ nghị viện. Cộng đồng Pháp ngữ có 8 nước và vùng lãnh thổ phát triển, còn lại đa số là các nước đang phát triển, chủ yếu ở châu Á và châu Phi.

3. Tổ chức và hoạt động của cộng đồng Pháp ngữ

   Cơ quan thứ nhất là Hội nghị cấp cao bao gồm những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ sử dụng tiếng Pháp. Hội nghị cấp cao 2 năm họp 1 lần, nghị sự các vấn đề hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các nước thành viên. Các nghị quyết được thông qua khi đa số đồng thuận. Từ khi thành lập tới nay, Cộng đồng Pháp ngữ trải qua 11 hội nghị cấp cao:

-Hội nghị cấp cao lần 1 tháng 2-1986 tại Pari (Pháp).

-Hội nghị cấp cao lần thứ 2 tháng 9-1987 tại Kê bếch (Canada)

-Hội nghị cấp cao lần 3 tháng 5-1989 tại Đắc ka

-Hội nghị cấp cao lần 4 tháng 11-1991 tại Pari

-Hội nghị cấp cao lần 5 tháng 10-1993 tại Môrixơ

   -Hội nghị cấp cao lần 6 tháng 12 – 1995 Côtônu (Bê Nanh).

-Hội nghị cấp cao lần 7 tháng 11-1997 tại Hà Nội (Việt Nam).

-Hội nghị cáp cao lần 8 năm 1999 tại Canađa.

-Hội nghị cấp cao lần thứ 9 năm 2002 tại Bây rút (Li Băng)

-Hội nghị cấp cao lần 10 năm 2004 tại Buốckina Faxô.

-Hội nghị cấp cao lần thứ 11 năm 2006 tại Rumani.

   Cơ quan thứ hai: Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao (CMF) là cơ quan thứ hai sau Hội nghị cấp cao. CMF mỗi năm họp 1 lần, có nhiệm vụ chuẩn bị cho Họi nghị cấp cao, quyết định các chương trình, dự án và ngân sách. CMF cũng là Đại hội đồng, đồng thời là Hội đồng quản trị của tổ chức Pháp ngữ (ATCCT).

   Cơ quan thứ 3. Hội đồng thường trực Pháp ngữ (CPF). CPF là cơ quan thường trực của Cộng đồng Pháp ngữ, gồm 18 thành viên do Hội nghị cấp cao lựa chọn. Chủ tịch của Hội đồng này là đại diện chính phủ nước đăng cai Hội nghị cấp cao. CPF một năm họp ít nhất 4 lần. Trụ sở  CPF đặt tại Pari.

   Cơ quan thứ 4: Ban thứ ký Cộng đồng Pháp ngữ. Ban này do Tổng thứ ký Cộng đồng Pháp ngữ đứng đầu.

(Còn nữa)

CVL