Nỗi niềm nghề múa rối nước của Nghệ nhân Phạm Thanh Liêm

Đã nhiều lần hẹn nhưng phải sáng chủ nhật 4/6, sau sô diễn đầu tiên trong ngày, nghệ nhân múa rối nước Phạm Thanh Liêm bàn giao lại cho vợ cùng con trai biểu diễn các sô tiếp theo trong ngày, cùng tôi cafe sáng Hồ Tây để ngắm cảnh, hàn huyên.

Hồ Tây là hồ lớn nhất và là thắng cảnh nổi tiếng nhất ở thủ đô Hà Nội, rộng đến 500ha, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của Kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. Con đường vòng quanh hồ dài gần hai chục kilômét, là con đường thơ mộng, quanh năm tươi mát, thu hút khách.

img-20230601-102234-1685892810.jpg

Nghệ nhân múa rối nước Phạm Thanh Liêm (bên phải)

 

Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu; là thế giới của những làn gió trong trẻo, xua tan nắng nóng mùa hè, sự phóng khoáng và giàu chất thơ.  Chẳng thế mà bấy lâu nó vẫn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ… với nhiều bài hát, bài thơ viết về Hồ Tây, viết ở Hồ Tây làm nao lòng người. 

Hồ Tây đẹp không chỉ bởi mặt nước xanh mênh mông, không chỉ có sắc tím bằng lăng, cánh hoa phượng hồng đỏ mỗi độ hè về, cái buồn man mác của không gian, của rặng liễu rủ, cái lung linh của ban mai tinh khiết… mà Hồ Tây còn đẹp bởi nó như một trái tim ôm trọn trong mình những trạng thái buồn vui của biết bao con người, nơi gặp gỡ, ghi dấu kỷ niệm, nơi níu chân du khách mỗi lần đếm thăm thủ đô. 

b2ht2as-1685892997.jpg

Một góc Hồ Tây trưa hè. Ảnh: Internjet.

Thả hồn vào cảnh đẹp Hồ Tây, chúng tôi đã trò chuyên trên trời, dưới biển, chuyện gần, chuyện xa, rồi chuyện nghề múa rối nước. Phan Thanh Liêm bộc bệch: Ba năm vừa qua, vướng vào đại dịch CoVid 19, nghề múa rối nước đình trệ, không có khách, không có nguồn thu, vẫn sống được bằng vốn tự có tích lũy từ nhiều năm. Cũng may, sau đại dịch CoVid 19, du khách trong nước và quốc tế lại tiếp tục tìm đến xem múa rối nước thu nhỏ tại gia.

Nghệ nhân Phan Thanh Liêm cho biết: Gia đình hiện có 2 cơ sở múa rối nước đón khách ở 338 đường Xã Đàn, Đống Đa và tại số 22, ngõ 145 đường Thạch Bàn, quận Long Biên Hà Nội. Sân khấu ở Xã Đàn có sức chứa 16 người, còn ở Thạch Bàn tới 40 khán giả. Những tháng gần đây, có những ngày diễn 5-6 sô. Mỗi sô diễn chừng 1 giờ. May quá ! Nghề múa rối nước thu nhỏ được khôi phục, gia đình  có nguồn thu trở lại.

b1tl1a-1685613245-1685892275.jpg

Du khách quốc tế xem xong biểu diễn, Nghệ nhân Phan Thanh Liêm (đừng trong cùng) hướng dẫn cho khách trải nghiệm.

Nghệ nhân Phan Thanh Liêm bày tỏ nỗi niềm: Từ đầu năm đến nay bị hai “sự cố” chưa từng gặp trong suốt gần 30 năm nối nghiệp múa rối nước của cha ông để lại. Đó là có bà Việt kiều Mỹ trên 70 tuổi, không nói được tiếng Việt, chỉ nói tiếng Anh đặt lịch trên mạng chỉ một mình xem múa rối nước, cam kết thuê cả sô diễn. Đúng hẹn, bà ta đến xem, xem xong không nói gì đến thanh toán như cam kết, cứ thế ra về. Suy ngẫm hành vi lạ của vị khách chưa từng gặp, để giữ hòa khí, đành phải cho qua, miễn phí cho vị khách bất đắc dĩ này.

Trường hợp thứ 2 là đoàn khách Tây gồm gần hai chục vị cao tuổi, trong đó có một vị nam giới không rõ ăn uống gì bị đau bụng, không chịu được xả ngay trên xe ô tô khi gần đến địa điểm xem. Gia đình đề nghị lái xe đưa vị khách này về khách sạn tắm rửa, thay quần áo. Lái xe không chịu, buộc phải đưa ông ta theo đoàn du khách về nhà để ông ta tắm rửa, làm vệ sinh…Bất đắc dĩ vô cùng tận. Sân khấu rối nước thu nhỏ tại gia có những “sự cố” phải “chịu trận” với những nỗi niềm khó quên.

Có những du khách nước ngoài sau khi xem nghệ sỹ Phan Thanh Liêm trình diễn rối nước với những tích trò giới thiệu lịch sử và những đặc trưng văn hóa của đất nước, con người Việt Nam đã bày tỏ khâm phục, cho biết từng xem rối nước một số nơi chưa đâu hay và độc đáo bằng nơi này. Họ lội xuống thủy đình mini thử điều khiển các con rối, đối thoại cùng nghệ nhân Phạm Thanh Liêm tạo sự gần gũi, đem lại những trải nghiệm thú vị và khó quên cho họ. Đó là vinh quang nghề nghiệp múa rối nước do cha ông để lại tiếp tục được bảo tồn, phát huy!

V.X.B