Phụ nữ từ góc nhìn phát triển

Phụ nữ là gì ? Bằng tư duy phát triển, tác giả làm sáng tỏ thực chất, hạn chế hiểu biết khái niệm này, đề xuất cách nhận thức đúng đắn phụ, người phụ nữ và xây dựng giới phụ nữ phát triển.

dt6ack-1709565710.jpg

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Thế giới & Việt Nam

 

Thực chất phụ nữ từ góc nhìn phát triển

Thực chất phụ nữ từ góc nhìn phát triển (The essence of women from a development perspective) gồm các mặt sau: tính chất sức sống không thật nữ thiếu phát triển; bản chất sự sống chưa thật phụ chưa phát triển; thực chất cuộc sống chân thật phụ nữ phát triển. Điều đó có nghĩa, phụ nữ là những người chân thật phát triển; phụ nữ không chân thật thì không phát triển (women who are not authentic do not develop).

So sánh phụ nữ với nam giới cho thấy rằng, phụ nữ gắn với sự sống phát triển; nam giới gắn với sức sống không phát triển; giới người gắn với cuộc sống phát triển bền vững.Điều đó có nghĩa, thiếu phụ nữ chân thật thiếu sự sống phát triển; không nam giới chân thật thiếu sức sống phát triển; thiếu loài người chân thật thiếu phát triển bền vững (lack of genuine humanity, lack of sustainable development).

So sánh phụ nữ với ngày tháng năm cho thấy rằng, “nữ” gắn với ngày không phát triển; “phụ” gắn với tháng chưa phát triển; còn tháng năm 365 ngày phụ nữ phát triển. Tức mùng 8 tháng 3 không phải ngày phụ nữ như giới lãnh đạo nêu ra, mà là ngày kỷ niệm về cuộc đấu tranh đòi bình đẳng giới để “bảo đảm quyền lợi của phụ nữ”, hay bảo đảm “thực hành dân chủ trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó có vấn đề bình đẳng giới, quyền lợi của phụ nữ” [1].

So sánh phụ nữ với pháp luật cho thấy rằng, nữ gắn với luật không văn hoá không phát triển; phụ gắn với luật thiếu văn hoá chưa phát triển; phụ nữ gắn với luật văn hoá phát triển. Tức thiếu văn hoá luật, hay thiếu luật phát triển phụ nữ không phát triển; thiếu phụ nữ loài người thiếu phát triển bền vững (without women, humanity lacks sustainable development).

So sánh phụ nữ với “bọc trăm trứng” trong truyện huyền thoại cho thấy rằng, phụ là Âu Cơ chưa phát triển; nữ là Lạc Long Quân không phát triển; còn phụ nữ là bọc trăm trứng phát triển. Tức thiếu phụ nữ thiếu bọc trăm trứng phát triển, không nam giới không bọc trăm trứng phát triển hay người Việt không phải cội nguồn từ vua Hùng (or the Vietnamese people do not originate from King Hung). Nói cách khác, “Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng” là chưa chân thật [2], mà phải là lễ tưởng nhớ tổ tiên (but must be a ceremony to commemorate ancestort), hay tưởng nhớ cội nguồn “người Kinh” - người Việt Nam nói riêng, loài người nói chung (Vietnamese people in particular, humans in general); bởi vì kinh chính là “kinh nguyệt” - huyết tộc người gắn liền với phụ nữ [3].

So sánh phụ nữ với quyền lực cho thấy rằng, nữ không có sức sống, lực không phát triển; phụ chưa có sự sống, quyền chưa phát triển; phụ nữ có cuộc sống quyền lực phát triển. Điều đó có nghĩa là, phụ nữ có quyền lực phát triển, hay con người có “quyền phát triển” [4]; thiếu quyền lực người thiếu quyền phát triển, tức không được quyền “bảo đảm sự hài hoà về môi trường, công bằng bình đẳng công lý về giá trị sống” [5].

So sánh phụ nữ với chính trị phát triển cho thấy rằng, nữ không chân thật chính trị không phát triển; phụ chưa chân thật chính trị chưa phát triển; còn phụ nữ chân thật là chính trị phát triển. Tức phụ nữ là giới quan trọng trong chính trị; không có phụ nữ chính trị chỉ có bạo lực (there is no women in politics, only violence); thiếu giới nữ chính trị không phát triển hay không bảo đảm quyền con người; phụ nữ có chính trị con người được bình đẳng (women have equal human politics). Chẳng hạn có nữ tướng Hai Bà Trưng, người Việt được độc lập bình đẳng trong ba năm đầu công nguyên.

Gắn phụ nữ với tư tưởng con người cho thấy rằng, nữ không chân thật cá nhân không có tư tưởng, phụ chưa chân thật nhóm chưa có tư tưởng, còn phụ nữ chân thật cộng đồng có tư tưởng. Tức tư tưởng của con người gắn với cộng đồng, chứ không gắn với nhóm cá nhân. Nói cách khác, tư tưởng của nhóm cá nhân là không đúng đắn, hay sai lầm về học thuật; tức không có “tư tưởng Hồ Chí Minh” [6], cũng không có “tư tưởng của Đảng” (tư tưởng của nhóm) như một số người nghiên cứu lãnh đạo nêu ra, mà là quan niệm của Hồ Chí Minh và “quan niệm đúng của Hồ Chí Minh” [7], quan điểm của đảng và quan điểm đúng của đảng chính trị (and the correct position of the political party).

Gắn phụ nữ với dân chủ xã hội cho thấy rằng, nữ không chân thật xã hội không dân chủ, “tính chất xã hội chủ nghĩa không khoa học, không phát triển”; phụ chưa chân thật xã hội chưa dân chủ, “bản chất chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa phát triển”; phụ nữ chân thật xã hội dân chủ, “thực chất tư tưởng xã hội khoa học phát triển (in essence, scientific social thought develops)” [8]. Tức xã hội dân chủ là phụ nữ phát triển - phụ nữ được bảo đảm “công bằng bình đẳng công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh” trong quốc gia, xã hội loài người [9].

Gắn phụ nữ với đường lối cho thấy rằng, nữ không chân thực là đường lối của cá nhân, không phải đường lối của nhân dân; nữ chưa chân thật là đường lối của nhóm, thiếu đường lối của nhân dân; phụ nữ chân thật là đường lối của cộng đồng, tức “đường lối của nhân dân” (that is, “the people’s way”) [10]. Nói cách khác, đường lối là của nhân dân, chứ không phải của nhóm đảng phái, hay không phải “đường lối của Đảng” như một số người nghiên cứu nêu ra [11].

Gắn phụ nữ với văn hoá hoà giải cho thấy rằng, nữ không chân thật, cá nhân người thiếu văn hoá hoà giải phát triển; phụ chưa chân thật, nhóm người cũng thiếu văn hoá hoà giải phát triển; phụ nữ chân thực, cộng đồng người có văn hoá hoà giải phát triển. Tức phụ nữ là văn hoá hoà giải phát triển (that is, women are the developed culture of riconciliation). Nói cách khác, phụ nữ làm tốt “văn hoá hoà giải giữa các dân tộc”, “hoà giải giữa các tôn giáo” hay “hoà giải giữa các đảng phái” khi đất nước có đa đảng chính trị (when the country has multiple political parties) [12].

Gắn phụ nữ với lịch sử loài người cho thấy rằng, nữ không chân thật sử không phát triển, không phải nguồn gốc loài người; phụ chưa chân thật lịch chưa phát triển, chưa phải nguồn gốc loài người; còn phụ nữ chân thật là lịch sử phát triển hay “nguồn gốc loài người” - “loài người có nguồn gốc từ cuộc sống phát triển (humanity has its origins in developed life)” [13]. Tức phụ nữ phát triển là loài người phát triển, hay loài người có cội nguồn từ sự phát triển; phụ nữ thiếu phát triển loài người thiếu phát triển, hay loài người thiếu cội nguồn tổ tiên của mình. Chẳng hạn như trong chính trị, nữ không được bầu cử loài người không phát triển; bầu thiếu chân thật loài người cũng thiếu phát triển, hay loài người thiếu nguồn gốc, tức loài người thiếu tôn trọng cội nguồn của mình (that is, humanity lacks respect for its roots).

Hạn chế nhận thức phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam

1. Hạn chế trên thế giới

Phụ nữ là đa số của thế giới loài người.Tuy nhiên, giới nghiên cứu ở nhiều quốc gia hiểu biết nữ, phụ nữ còn hạn chế. Chẳng hạn, khi phân tích “nữ”, giới nghiên cứu chỉ nhìn bản chất nội dung chưa phát triển, tính chất hình thức không phát triển, chứ không nhìn thực chất nguyên lý nữ phát triển (rather than looking at the essence of the principle of female development), tức về thực chất nữ biểu thị cho công lý, biểu thị cho chân lý sống của con người; hay khi phân tích “phụ nữ” giới nghiên cứu chỉ nhìn tính chất nữ không thật, bản chất phụ chưa thật, chứ không nhìn thực chất phụ nữ chân thật (rather than looking at the true nature of women).

Hạn chế nhận thức phụ nữ làm cho nhiều người không hiểu rõ mối liên hệ giữa con người, con số và sự thật như sau: giới nữ gắn với số âm chưa thật, giới nam gắn với số dương không thật; giới người gắn với số thực - sự thật; không nhận thức rõ mối liên hệ giữa cuộc sống, giới và phát triển như sau: sự sống giới nữ chưa chân thật chưa phát triển, sức sống giới nam không chân thật không phát triển, còn cuộc sống giới người chân thực là phát triển. Đặc biệt, hạn chế nhận thức phụ nữ dẫn đến tình trạng chính quyền đối xử hà khắc với phụ nữ; chẳng hạn, như: “chưa có quốc gia nào đạt được bình đẳng giới như nhân loại mong muốn” [14], thậm chí phụ nữ nhiều nước thiếu quyền con người. Trong thực tế, nước Mỹ, phải đến năm 1920 phụ nữ mới được quyền đi bầu cử, còn ở Pháp là năm 1944; ở Iran phụ nữ ra đường buộc phải trùm khăn; ở Afghanistan, Taliban ra sắc lệnh yêu cầu phụ nữ mặc trang phục kín từ đầu đến chân nơi công cộng, đồng thời “cấm trẻ em gái tuổi vị thành niên đi học” [15]; v.v...

2. Hạn chế ở Việt Nam

Nhận thức phụ nữ của người dân, kể cả người nghiên cứu còn hạn chế; bởi vì, nhiều người không nhìn rõ tính chất, bản chất, thực chất của phụ nữ phát triển. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), “phụ nữ”chỉ được giới nghiên cứu nhìn khái quát là người lớn “thuộc nữ giới” chứ không nhìn cụ thể người chân thực phát triển.

Hạn chế nhận thức phụ nữ làm cho nhiều người không hiểu rõ rằng, nữ là tính chất hình thức không thật, phụ là bản chất nội dung chưa thật, còn phụ nữ là thực chất nguyên lý sự thật, phụ nữ trung thực “trung hậu”, và còn “dũng cảm và đảm đang” [16]; không hiểu rõ rằng, hình thức nữ không gắn với phát triển, nội dung phụ chưa gắn với phát triển, còn nguyên lý phụ nữ gắn với phát triển; nhiều người cũng không hiểu rằng, phụ nữ được đi bầu cử nhưng vẫn hình thức, bởi vì dân chỉ đi “bầu” chứ không được “cử”, hay do thể chế “Đảng cử dân bầu” (or due to the institution of “The Party elects the people”) [17], do thiếu bầu cử “chính trị phát triển” - thiếu bầu cử bảo đảm công bằng bình đẳng công lý cho con người.

Đặc biệt, hạn chế nhận thức phụ nữ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội; chẳng hạn, như: “không ít những định kiến giới còn tồn tại, gây cản trở đến quá trình thực hiện bình đằng giới trong xã hội” [18]; “Trong kinh tế, ở một số nơi vấn đề chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ cùng một vị trí công việc vẫn diễn ra, cơ hội để phụ nữ tiếp cận những việc làm có thu nhập cao vẫn thấp hơn so với nam giới, lao động nữ chưa được đánh giá cao như lao động nam, là đối tượng dễ bị rủi ro và tổn thương hơn khi doanh nghiệp có nhu cầu cắt giảm nhân lực… Đặc biệt, tình trạng bạo hành phụ nữ vẫn diễn ra ở một số nơi, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi xa xôi” [19], “Theo báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ công bố năm 2020, cứ 3 phụ nữ Việt Nam lại có gần 2 người (tỷ lệ 63,8%) từng bị ít nhất một hình thức bạo lực” [20], hay “Trong xã hội Việt Nam, bạo lực thường bị giấu kín với 90,4% người bị bạo lực không tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính quyền và một nửa trong số họ không bao giờ kể với bất kỳ ai về việc họ bị bạo lực. Thêm vào đó, bạo lực phụ nữ góp phần làm thâm hụt 1,81% GDP của quốc gia” [21].

Cách nhận thức đúng đắn phụ, người phụ nữ và xây dựng giới phụ nữ phát triển

1) Cách nhận thức đúng đắn “phụ”:

Phụ nữ gắn liền với thuật ngữ “phụ”.Tuy nhiên, phụ chưa được giới nghiên cứu làm rõ sự thật. Phụ gồm có các mặt như sau: tính chất phụ không chân thật không phát triển; bản chất phụ chưa chân thực chưa phát triển; thực chất phụ chân thực là phát triển. Tức là, để có cách nhận thức đúng đắn “phụ” đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ các mặt sau: tính chất phụ thuộc không thật không phát triển; bản chất chưa độc lập chưa thật chưa phát triển; thực chất độc lập thật sự là phát triển (in fact, true independence is development), dạng mô hình: độc lập chưa thật là chưa phát triển - độc lập thật là phát triển - độc lập không thật thiếu phát triển. Điều đó có nghĩa, thực chất phụ là dân tộc độc lập phát triển; hay độc lập dân tộc thì phát triển; dân tộc phụ thuộc nước khác thì không phát triển (ethnic groups that depend on the countries do not develop). Chẳng hạn, phụ thuộc kinh tế nước khác là bị nô lệ, phải phục tùng quan điểm của nhóm cai trị. Nói cách khác, tư tưởng thiên lệch “của nhóm”, hay “tư tưởng của Đảng” - tư tưởng nhóm phụ thuộc không phát triển [22]; còn tư tưởng của cộng đồng, “tư tưởng của nhân dân” - tư tưởng đúng đắn không phụ thuộc [23], tức “tư tưởng phát triển” (that is, “thought development”) [24]. Theo đó, người nghiên cứu chuyên luận phụ nữ này kiến nghị một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, cần đổi mới sáng tạo tư duy nói chung, tư duy về phụ nữ hay tư tưởng nói riêng. Tức là, trong quá trình tìm hiểu nhận thức các vấn đề cần “thay đổi tư duy từ hình thức không thật, nội dung chưa thật sang nguyên lý sự thật” [25].

Thứ hai, cần thay đổi tư tưởng của Đảng chưa đúng thành tư tưởng của “nhân dân đúng đắn” - tư tưởng phụ nữ phát triển đất nước bền vững (the ideology of women developing the country sustainable).

Thứ ba, cần chấm dứt “thi đua hình thức” - thiên về “chủ nghĩa hình thức”, “bệnh phô trương lãng phí” [26], như thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng gây lãng phí xã hội đang diễn ra hiện nay.

Thứ tư, cần áp dụng quan niệm đúng của Hồ Chí Minh; bởi vì có quan niệm đúng quan niệm sai, đúng thì áp dụng sai không áp dụng. Tương tự, cần vận dụng sáng tạo quan điểm của C. Mác, Ăngghen và Lênin; bởi vì như Hồ Chí Minh có lần nói rằng: “Chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh” [27].

Thứ năm, xây dựng văn hoá kinh tế chính trị độc lập, không phụ thuộc nước ngoài, đặc biệt không phụ thuộc ý thức hệ xã hội chủ nghĩa thiên tả hay “chủ nghĩa xã hội thiên lệch hữu” (or “right-leaning socialism”); bởi vì, “chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa phát triển” [28] - tức thiếu “chủ nghĩa xã hội phát triển” như Hồ Chí Minh đã từng “hoài bão” (as Ho Chi Minh was “ambitious”) [29].

2) Cách nhận thức đúng đắn người phụ nữ:

Phụ nữ gắn liền với người phụ nữ.Tuy nhiên, khái niệm này chưa được giới nghiên cứu làm rõ. Người phụ nữ gồm các mặt chủ yếu sau: tính chất thật sự “nữ” không phát triển; bản chất sự thật “phụ” chưa phát triển; thực chất sự thật người phụ nữ phát triển. Điều đó có nghĩa, để nhận thức đúng đắn người phụ nữ đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ các mặt sau: nữ không chân thật không phát triển; phụ chưa chân thật thiếu phát triển; người phụ nữ chân thật thì phát triển, dạng mô hình: bản chất phụ chưa phát triển - thực chất người phụ nữ phát triển - tính chất nữ không phát triển. Nói cách khác, người phụ nữ là con người chân thật; con người chân thật gắn liền với người phụ nữ; phát triển phụ nữ là phát triển con người (women’s development is human development), không phát triển phụ nữ không phát triển con người (without developing women, without developing people).

3) Xây dựng giới phụ nữ phát triển:

Phụ nữ phát triển thì giới phụ nữ phát triển.Tuy nhiên khái niệm này chưa được nhận thức rõ. Giới phụ nữ phát triển bao hàm các mặt sau: nữ không chân thật người không phát triển,phụ thiếu chân thật người thiếu phát triển,còn giới phụ nữ chân thực là người phát triển, dạng mô hình: phụ chưa phát triển người chưa phát triển - giới phụ nữ phát triển là người phát triển - nữ không phát triển người không phát triển. Tức xây dựng giới phụ nữ phát triển đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ các mặt sau: nhóm người phụ chưa chân thật chưa phát triển, cá nhân người nữ không chân thật không phát triển, cộng đồng người phụ nữ chân thật thì phát triển, hay cộng đồng người chân thực là phát triển (or true human community is development); phụ nữ không chân thật cộng đồng không phát triển (women are not genuine and the community does not develop).

Kết luận

Phụ nữ là những người chân thật phát triển, hay con người chân thật sống trung hậu đảm đang.Hiện nay, phụ nữ chưa được người dân hiểu đúng; giới nghiên cứu chưa rõ tính chất, bản chất, thực chất đức tính trung thực của người phụ nữ.Sự bất cập này là nguyên nhân dẫn đến đối xử bạo lực, chưa nhân văn nhân hậu với phụ nữ. Do đó để phát triển con người văn hoá, con người phát triển văn minh, giới nghiên cứu và lãnh đạo cần phải nhận thức đúng đắn phụ, người phụ nữ và xây dựng giới phụ nữ phát triển.

N.H.Đ

Ngày 04/03/2024

………………….

Tài liệu trích dẫn:

[1] Nguyễn Hữu Đổng, Còn 364 ngày khác là của ai? https://vietnamnet.vn/con-364-ngay-khac-la-cua-ai-292756.html, ngày 08/03/2016

[2] Nguyễn Thanh, Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng: Thiêng liêng mảnh đất cội nguồn, https://hanoimoi.vn/gio-to-hung-vuong-le-hoi-den-hung-thieng-lieng-manh-dat-coi-nguon-440036.html, ngày 29/04/2023.

[3] Đào Xuân Dũng, Kinh nguyệt: những điều mọi phụ nữ cần biết, https://tuoitre.vn/kinh-nguyet-nhung-dieu-moi-phu-nu-can-biet-134712.htm, ngày 26/04/2006.

[4] Tuyên bố về quyền phát triển, 1986 (Được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết 41/128 ngày 4/12/1986), https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Tuyen-bo-ve-quyen-phat-trien-1986-275833.aspx

[5], [9] Nguyễn Hữu Đổng, Tâm linh từ góc nhìn lịch sử, https://vanhoavaphattrien.vn/tam-linh-tu-goc-nhin-lich-su-a23153.html, ngày 05/2/2024.

[6] Văn Thị Thanh Mai, Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh là không thể phủ nhận, https://www.bqllang.gov.vn/chu-tich-ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong-ho-chi-minh/9446-gia-tri-tu-tuong-ho-chi-minh-la-khong-the-phu-nhan.html, ngày 26/04/2020.

[7] Nguyễn Hữu Đổng, Xây dựng văn hoá đoàn kết, https://vanhoavaphattrien.vn/xay-dung-van-hoa-doan-ket-a23369.html, ngày 21/02/2024.

[8], [28] Nguyễn Hữu Đổng, Năm mới bàn về “đổi mới tư duy”, https://www.vanhoavaphattrien.vn/nam-moi-ban-ve-doi-moi-tu-duy-a22667.html, ngày 05/01/2024.

[10] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2013, t. 9, tr. 221.

[11] Trần Anh Tuấn, Đường lối của Đảng về công tác đối ngoại, ngoại giao trong thời kỳ mới, https://nhandan.vn/duong-loi-cua-dang-ve-cong-tac-doi-ngoai-ngoai-giao-trong-thoi-ky-moi-post790865.html, ngày 06/01/2024.

[12] Phạm Ngọc Long, Viện sĩ Hồ Sĩ Vịnh: Một cuộc đời dành cho văn hoá học, https://vanhoavaphattrien.vn/vien-si-ho-si-vinh-mot-cuoc-doi-danh-cho-van-hoa-hoc-a23440.html, ngày 25/02/2024.

[13], [25] Nguyễn Hữu Đổng, Nguồn gốc loài người từ góc nhìn văn hoá, https://vanhoavaphattrien.vn/nguon-goc-loai-nguoi-tu-goc-nhin-van-hoa-a22217.html, ngày 13/12/2023.

[14], [19] Thụỵ Du, Bình đẳng giới, một tiêu chí của dân chủ, công bằng, văn minh, https://nhandan.vn/binh-dang-gioi-mot-tieu-chi-cua-dan-chu-cong-bang-van-minh-post256997.html, ngày 07/03/2016.

[15] Hồng Vân, Taliban lại buộc phụ nữ che kín mặt khi đi ra ngoài, https://tuoitre.vn/taliban-lai-buoc-phu-nu-che-kin-mat-khi-di-ra-ngoai-20220507173112388.htm, ngày 07/05/2022.

[16] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 15, tr. 174.

[17] Lê Kiên, Cần xoá cơ chế “Đảng cử dân bầu”, https://tuoitre.vn/can-xoa-co-che-dang-cu-dan-bau-613128.htm, ngày 16/06/2014.

[18] Ngân Hà, Tọa đàm “Giới tính không giới hạn”: Biến nhận thức thành hành động để đẩy lùi định kiến giới, https://www.vanhoavaphattrien.vn/toa-dam-gioi-tinh-khong-gioi-han-bien-nhan-thuc-thanh-hanh-dong-de-day-lui-dinh-kien-gioi-a23487.html, ngày 28/02/2024.

[20] Nguyễn Vy, Cứ 3 phụ nữ, lại có 2 người bị bạo lực gia đình, https://dantri.com.vn/an-sinh/cu-3-phu-nu-lai-co-2-nguoi-bi-bao-luc-gia-dinh-20231029104854014.htm, ngày 30/10/2023.

[21] Hiền Minh, Khi nhiều người cùng lên tiếng, tình trạng bạo lực với trẻ em, phụ nữ sẽ chấm dứt, https://baochinhphu.vn/khi-nhieu-nguoi-cung-len-tieng-tinh-trang-bao-luc-voi-tre-em-phu-nu-se-cham-dut-102220705163642977.htm, ngày 05/07/2022.

[22] Việt Đức (TTXVN). Phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư,https://baotintuc.vn/thoi-su/phat-dong-cuoc-thi-chinh-luan-ve-bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang-lan-thu-tu-20240124120807033.htm, ngày 24/01/2024.

[23] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 8, tr. 553.

[24], [27] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 568, 120.

[26] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 11, tr. 473.

[28] Nguyễn Hữu Đổng, Năm mới bàn về “đổi mới tư duy”, Tlđd.

[29] Nguyễn Hữu Đổng, Xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển ở Việt Nam, https://www.tuyengiao.vn/xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-phat-trien-o-viet-nam-128704, ngày 21/07/2019.