Rượu ở Việt Nam có từ khi nào?

Rượu là thức uống có cồn, được lên men. Rượu có nhiều loại, rượu gạo, rượu nho, rượu nếp… Nguồn gốc về rượu có nhiều thuyết, nhưng tựu trung đều đoán định rượu có trước thời công nguyên rất lâu. Vậy ở Việt Nam, rượu có từ khi nào.
nguon-goc-ruou-1630854284.jpg
Rượu có từ lâu đời. Ảnh internet

Đến nay, hầu hết ở các nước trên thế giới đều sử dụng rượu. Rượu là đồ uống không thể thiếu trong các bữa tiệc, lễ hội. Rượu uống ít, vừa phải sẽ đem lại sức khoẻ, nhưng uống quá sẽ ngộ độc, hoặc gây bệnh, rối loạn đầu óc.

Có thuyết nói, việc phát hiện ra các bình bia có niên đại cuối thời đại đồ đá đã chỉ ra một thực tế rằng đồ uống lên men có chủ đích đã tồn tại vào khoảng 10.000 năm trước công nguyên (TCN). Như vậy, rượu có thời gian sớm nhất cách nay trên 12.000 năm.

Ở Ấn Độ, rượu có mặt vào khoảng 3000 đến 2000 năm TCN, ở Ba Tư khoảng 5400-5000 năm TCN, ở Trung Quốc có niên đại khoảng 7000 năm TCN, ở Hy Lạp vào khoảng năm 2000 TCN…

Ở Việt Nam, Sách Lĩnh Nam chích quái viết: “Buổi mới dựng nước, đồ ăn của dân chưa đủ. Lấy vỏ cây làm áo, dệt cói làm chiếu, lấy hèm làm rượu gạo, lất bột quang lang làm bánh, lấy thịt chim muông làm mắm, lấy gừng làm muối…”. Như vậy, căn cứ vào thông tin này, ở Việt Nam, từ thời các vua Hùng đã có rượu. Và đoán rằng, rượu còn có trước thời dựng nước ở nước ta.