Sử thi Việt Nam (Kỳ 10)

PGS TS Cao Văn Liên

23/03/2023 06:02

Theo dõi trên

Trân trọng giới thiệu sách “Sử thi Việt Nam” của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Thanh niên ấn hành 2017.

b1452435714-tranthudo-1679474874.jpg

Tranh: Trần Thủ Độ sinh năm 1194, mất năm 1264, thọ 71 tuổi, là một nhân vật kiệt xuất trong những người kiệt xuất của lịch sử nước ta. Ông không những đã xây dựng nên một triều đại mới, triều Trần thay triều Lý một cách hòa bình, êm đẹp mà còn ở tài kinh bang tế thế, đưa một đất nước loạn lạc tàn tạ lên thành một nước cường thịnh nhất trong lịch sử nước nhà. Nguồn: hdonghotrannguyenhan.com.vn

 
 

Kỳ 10.

Bình minh xế tàn trăng lặn

Bia đá sử xanh chiến tích bất tử anh hùng.

Lý Thái Tổ

Lý Thái Tông

Thánh Tông, Nhân Tông.

Phò ba đời vua Tể tướng Lý Thường Kiệt

Cùng Hoàng hậu Ỷ Lan vì dân là trên hết

Nên đất nước thịnh hưng chiến thắng ngoại xâm.

Kỷ mười ba nhà Lý suy tàn

Hoàng tử Sảm chạy về Hưng Hà - Thái Bình nương nhờ nhà Trần Lý.

Cuộc gặp nhau kỳ dị

Không ai biết rằng cuộc gặp này không bao lâu sẽ bắt đầu một triều đại mới.

Họ Trần tổ tiên ở Nam Định làm nghề chài lưới.

Đến đời Trần Lý đã định cư ở đất Hưng Hà

Trở thành một hào trưởng giàu có danh gia

Con gồm Trần Thị Dung,Trần Thừa,Trần Tự Khánh

Nàng Trần Thị Dung đẹp xinh đức hạnh

Tiếng sét ái tình Hoàng tử Sảm không kịp bưng tai

Sớm tối một hai

Đòi lấy Trần Thị Dung làm vợ.

Cuộc tình duyên số

Thành công

Họ Trần hộ tống Hoàng tử Sảm về Thăng Long

Ngồi lên ngai rồng

Xưng Lý Huệ Tông là đế hiệu

Trần Thị Dung được phong hoàng hậu.

Nhà Trần cơ may

Nắm hết quyền lực vào tay

Mà tiêu biểu là Thái sư Trần Thủ Độ

Em ông chú

Của Hoàng hậu Trần Thị Dung.

Lý Huệ Tông không quyền đến bước đường cùng

Nhường ngôi cho công chúa Lý Chiêu Hoàng vừa tròn bảy tuổi.

Trần Thủ Độ liền nhân cơ hội

Cho cháu là Trần Cảnh vào hầu hạ nữ hoàng.

Năm 1225 lịch sử sang trang

Lý Chiêu Hoàng đọc chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh

Nhà Lý đi vào dĩ vãng

Nhà Trần trị vì thiên hạ bắt đầu

Âu cũng là lịch sử quyết định sự tồn tại dài lâu

Cho giang sơn xã tắc.

Trần Thủ Độ Thái sư như Tể tướng trị vì nghiêm khắc.

Trần Cảnh đế hiệu Trần Thái Tông

Niên hiệu Nguyên Phong.

Đạo Nho thành tư tưởng chính thống

Đào tạo nhân tài kiến thức uyên thâm sâu rộng

Đặt ra học vị Bảng nhãn, Thám hoa

Cao hơn nữa là

Trạng nguyên đầu bảng.

  Pháp trị nghiêm minh vương triều sán lạn.

Dù là quí tộc nhà Trần nhưng vẫn phải có tài

Mới được bước lên vũ đài

Làm quan cai trị.

Nếu không có tài thì xin yên vị

Ở thái ấp điền trang

Hưởng cuộc sống an nhàn

Sung sướng.

Triều đình qui mô thêm nhiều văn quan võ tướng

Võ có Tư mã Phiêu kỵ Đại tướng quân

Còn có Tư khấu, Tư không hàm Tể tướng Đại thần.

Văn có Thái sư, Thái bảo, Thái phó

Thầy học và cố vấn của vua  giúp vua sáng tỏ

Đạo trị nước thương dân

Ngoài ra còn có các đại thần Thượng thư lục bộ.

Cả nước chia thành các lộ

Dưới lộ là phủ huyện, xã và thôn

Chọn những quan thanh liêm tài năng cai trị.

Quan lại phải qua thi Hội thi Đình và học vị

Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa

Quan không được cai trị quê nhà

Phải cai trị nơi xa

Để tránh vợ con họ hàng làm hư hỏng.

Nền tư pháp nghiêm minh đất trời lồng lộng

Tội ác gian tà

Đều không tha

Bởi vương quyền sấm sét

Tướng văn tướng võ tài năng là trên hết.

Những năm đầu đời Trần Đại Việt

Phồn vinh no ấm thái bình.

(Còn nữa)

CVL

Bạn đang đọc bài viết "Sử thi Việt Nam (Kỳ 10)" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn