Bài viết mới nhất từ Nguyễn Hộp
Bắt trộm
Đang say giấc trong chăn ấm, thì nghe tiếng nói sát tai rất nhỏ của Thầy tôi “dậy bắt trộm”.
Đoàn tàu chở những ước mơ (Tri ân các thầy, cô nhân 20-11)
Thời bao cấp thanh, thiếu niên ở nhiều vùng quê chưa từng nhìn thấy tầu hỏa. Bởi vì các bạn ở vùng sâu, vùng xa, những nơi không có tuyến đường sắt đi qua, thời ấy lại hiếm phương tiện đi lại, nên dù đã học hết cấp 2 cũng ít có người đi đâu ra khỏi địa bàn xã. Vì vậy làm sao mà biết được tầu hỏa.
Tẩy giun
Thằng Ki bước sang tuổi 17 mà cứ ốm yếu, gầy còm, nhưng cái bụng lúc nào cũng căng, chắc nịch. Nhà nó đông anh em, Thầy U nó cứ sòn sòn hai năm một, nó lớn nhất, dưới còn 5 em nữa. Mặc dù đã 17 tuổi (tuổi bẻ gãy sừng trâu), nhưng vì ốm yếu, nên chẳng giúp gì cho Thầy U việc đồng áng.
Chả rươi
“Tháng chín đôi mươi/Tháng mười mùng năm”. Đây là câu nói của các cụ quê tôi từ ngày xưa lưu truyền đến tận bây giờ về (nước rươi) vào ngày hai mươi tháng chín và ngày mùng năm tháng mười âm lịch hàng năm.
Tát ao
Cuối năm độ tháng 9, tháng 10 âm lịch, gặt lúa mùa xong đồng bãi khô cạn, cá dồn về ao, nhà nhà lại rậm rịch tát ao bắt cá.
Câu cá diếc
Sáng ngủ dậy thấy trời se se lạnh, thời tiết sang đông rồi. Thời tiết này lại nhớ ngày xưa đi câu cá diếc thì sướng lắm (mặc dù bây giờ câu được trắm, chép to gần chục cân ở hồ câu) cũng không sướng bằng câu được những con diếc khốp ngày xưa.
Thượng mã phong
Làng quê đang yên bình! Bỗng xôn xao dư luận, ngoài chợ mấy bà thì rỉ tai to nhỏ, quán bia đầu làng thì sôi động bàn tán.
Tôi xin ông ! Tôi lạy ông !
Mới tờ mờ sáng mấy bác trong xóm đã xách làn rủ nhau đi chợ. Khi đi qua cổng nhà bà Đào, định gọi bà đi cùng thì nghe tiếng bà Đào trong nhà vọng ra: “Tôi xin ông…tôi lạy ông…ông buông tôi ra để tôi còn đi chợ”.
Phó hoạn!
Chuyện ông hoạn lợn nghe vậy mà đã đi vào dĩ vãng gần nửa thế kỷ rồi. Nhưng tôi tin rằng những ai đã sinh ra và lớn lên trong thời bao cấp sẽ không thể quên được hình ảnh ông thợ hoạn lợn mặc quần áo nâu, đầu đội mũ lá, đạp chiếc xe đạp cà tàng, đi khắp các làng, xã trong vùng cất tiếng rao văng vẳng “ai hoạn lợn…đê…ai hoạn lợn…nào…”.