Bao cấp
Hoài niệm
Gửi một chút tri ân đến những người bạn đồng môn và đồng nghiệp.
Ai phú quý, ai bần hàn?
Thời những năm 198x kéo đến cả những năm 199x khi cả xã hội ăn bo bo, khuôn mặt ai cũng tái xanh vì thiếu chất, thì Phú và công ty liên doanh dầu khí Việt Xô của anh lương cao ngất nghểu. Thu nhập mỗi tháng cả cây vàng, vậy mà đất Vũng Tàu giá mấy chỉ vàng một mảnh 120 mét vuông.
Cái bơm xe
Những năm thời bao cấp của thập niên 60 và 70; phương tiện cá nhân hầu hết là xe đạp (xe máy rất hiếm). Xe đạp cũng được đăng ký và cấp biển số như xe máy bây giờ, chiếc xe đạp ngày ấy... tài sản rất lớn của cá nhân có khi của cả gia đình, mỗi gia đình thường chỉ có 1 đến 2 chiếc, gia đình ở các thành phố còn nông thôn không phải nhà nào cũng có.
Tao Bao cà phê – Câu chuyện đẹp từ “những điều cũ kỹ”
Những năm tháng tuổi thơ của tôi, không có nhiều phương tiện truyền tải thông tin như bây giờ, để tôi hiểu được thời kỳ bao cấp là gì. Nhưng tôi phần nào mường tượng được, qua những lời kể...
Tết vắng
Lâu lắm rồi không được ăn Tết cùng bố mẹ, như xưa. Ngày ấy cái gì cũng làm lấy, từ gói bánh, chẻ lạt rồi nấu nồi bánh chưng. Bây giờ cái gì cũng sẵn, song nào có được cái rạo rực của chuẩn bị Tết xưa. Năm con hùm, gửi bài này như một tưởng nhớ Tết xưa. Nhớ bố mẹ. Cũng là nhắc nhớ các bạn tôi, người còn người mất.
Có ai còn nhớ hương vị nước mắm cua?
Thời "bao cấp", chỉ vào dịp đón năm mới, và sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước (đóng góp đủ số lượng cân hơi lợn theo đầu lao động chính), người nông dân Xích Thổ quê tôi mới có thể thịt lợn để làm giò hoặc nấu đông (cách duy nhất để bảo quản thực phẩm trong những ngày tết).
Những nghề mưu sinh thời bao cấp: Chiếu VIDEO
Cuối những năm bao cấp, FAFIM – tên gọi tắt của công ty Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam – hoạt động thoi thóp, cầm chừng. Công ty không có tiền để nhập những phim hay của thế giới mà chỉ trông chờ nguồn phim có từ Nghị định thư trao đổi văn hóa cấp chính phủ ký với các nước Đông Âu và một số phim sản xuất tại Việt Nam.
Giã từ - Tiểu thuyết của Phạm Việt Long - Chương một - Người hùng bên đầm
Với hơn 400 trang sách, Giã từ là một tiểu thuyết có dung lượng khá lớn. Cuốn sách cho thấy một giai đoạn chuyển tiếp, tranh chấp quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, giữa cái tốt đẹp và cái xấu xa, giữa bảo thủ, trì trệ và cách tân, năng động, giữa đạo đức trong sáng và thói vụ lợi, tham lam, quỷ quyệt. Ðây là một trong 51 cuốn tiểu thuyết đã lọt vào vòng chung khảo cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam.