di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội Khai hạ của người Mường Hoà Bình: Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Lễ hội Khai hạ của người Mường tỉnh Hoà Bình là Di sản thứ tư của tỉnh Hòa Bình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao bằng công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, của người dân 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động; góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự phong phú, đa dạng của kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Hòa Bình.
Độc đáo và sự trường tồn tri thức dân gian lịch Tre của người Mường Hòa Bình
Di sản tri thức dân gian lịch tre (lịch Đoi/Roi) có vai trò đặc biệt trong cuộc sống của người dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử của người Mường và hội tụ giá trị độc đáo, tri thức dân gian lịch Tre (lịch Đoi/Roi) của người Mường Hòa Bình đã được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, góp phần quan trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong cuộc sống hôm nay.
Thanh Hóa: Lễ hội Mường Khô (Bá Thước) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Sáng 19/2 (mùng 10 tháng Giêng), tại sân vận động thôn Mường Do, xã Điền Trung, UBND huyện Bá Thước (Thanh Hóa) tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Mường Khô và khai hội Lễ hội Mường Khô năm 2024.
Yên Bái: Nghệ thuật khèn, Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tối 23/12/2023, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghệ thuật Khèn; Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; Khai mạc Festival khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023.
Hà Nội: “Hội thề Trung hiếu Đền Đồng Cổ” hướng về nguồn cội, là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tối 21/5, tại di tích đền Đồng Cổ (phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội), Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ (Hà Nội) tổ chức lễ kỷ niệm 995 năm Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ và công bố Quyết định ghi danh “Hội thề Trung hiếu Đền Đồng Cổ” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2023.
Hải Dương: Lễ hội Đền Tranh (xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang) với nhiều hoạt động đặc sắc.
Lễ hội đền Tranh năm 2023 sẽ diễn ra trong 3 ngày là 1/3 và ngày 4-5/3 tại khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Tranh, thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm (Ninh Giang - Hải Dương) với nhiều hoạt động đặc sắc.
Thanh Hóa: Lễ hội đền Bà Triệu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình lễ hội truyền thống
Hôm nay (13/3 dương lịch) nhằm ngày 23 tháng Giêng Quý Mão (2023), Thanh Hóa kết thúc 3 ngày tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Lễ hội đền Bà Triệu năm 2023 nhân kỷ niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22/2 năm Mậu Thìn 248 - 22/2 năm Quý Mão 2023).
Phú thọ: Lễ hội đình Hùng Lô là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Xã Hùng Lô (Việt Trì, Phú Thọ) với các lễ hội truyền thống và tiềm năng du lịch cộng đồng đang phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách, trong hành trình du lịch về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Quảng Nam: Nghề trồng rau Trà Quế (Hội An) được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Ngày 4/4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký quyết định công nhận nghề trồng rau Trà Quế, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Cao Bằng: Lễ hội Tranh đầu pháo thị trấn Quảng Uyên là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Ngày 4/3, UBND huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tranh đầu pháo thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa.
Quảng Ninh: Lễ hội Bạch Đằng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định xếp hạng quốc gia đối với 2 di tích lịch sử và Quyết định công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Điện Biên: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Nghề làm giày thêu của người Xạ Phang'
Lễ công bố, trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề làm giày thêu của người Xạ Phang”, thuộc loại hình tri thức dân gian đối với nghề làm giày của cộng đồng dân tộc người Xạ Phang.
Bình Thuận: Đề nghị đưa Lễ hội Dinh Thầy Thím vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội Dinh Thầy Thím ở tỉnh Bình Thuận từ lâu được xem là Lễ hội truyền thống đặc sắc, tiêu biểu không chỉ của cộng đồng người dân địa phương mà còn là di sản văn hóa chung của nhiều tỉnh, thành lân cận ở khu vực phía Nam.